Chuẩn bị xét xử giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự (Trang 44 - 49)

Tòa án chính thức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất sau khi đã tiến hành thụ lý vụ án. Nếu hòa giải không thành, Tòa án sẽ tiến hành củng cố hoàn thiện hồ sơ vụ án để đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa sơ thẩm. Để chuẩn bị xét xử Tòa án sẽ phải tiến hành các công việc chủ yếu sau: phân công thẩm phán giải quyết vụ án; thông báo thụ lý vụ án; lập hồ sơ vụ án thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, thủ tục chuẩn bị xét xử tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có những đặc thù, khác với thủ tục chuẩn bị xét xử trong những vụ án dân sự khác.

2.2.1.1. Về thông báo thụ lý vụ án trong giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án. Tòa án cũng phải thông báo cho VKSND cùng cấp để VKSND thực hiện quyền kiểm sát của mình đối với việc giải quyết vụ án. Theo quy định của Điều 174 BLTTDS, thời hạn thông báo thụ lý vụ án là 03 ngày làm việc. Thông báo thụ lý vụ án phải có đầy đủ các nội dung về ngày, tháng, năm ra thông báo, tên, địa chỉ toà án đã thụ lý vụ án, tên, địa chỉ của người khởi kiện; những yêu cầu của người khởi kiện…..Đồng thời, thông báo thụ lý phải ấn định thời hạn cho người được thông báo phải có ý kiến bằng văn bản về yêu cầu của người khởi kiện và hậu quả pháp lý của việc người được thông báo không nộp cho toà án văn bản về ý kiến của mình. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cho thấy, thời hạn 3 ngày do luật định để thực hiện việc thông báo thụ lý vụ án là một bất cập và chưa thật sự phù hợp. Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là một tranh chấp phức tạp, luôn có nhiều đương sự tham gia trong cùng vụ án, các đương sự có thể cư trú ở nhiều địa điểm khác nhau vì vậy để tống đạt thông báo thụ lý vụ án đầy đủ cho các đương sự trong thời hạn 3 ngày là rất khó khăn. Do vậy, pháp luật nên có quy định điều chỉnh về thời hạn thông báo thụ lý vụ án lên tổi thiểu là 5 ngày làm việc. Hiện tại, khi pháp luật vẫn chưa có sự điều chỉnh hợp lý thì đội ngũ cán bộ Tòa án vẫn đang cố gắng để thực hiện việc thông báo thụ lý với khối lượng công việc rất lớn, dẫn đến những vi phạm tố tụng khi thực hiện quy định này. Trong những năm gần đây, sự ra đời và hoạt động của tổ chức Thừa phát lại đã phần nào giúp việc tống đạt các văn bản tố tụng nói chung và tống đạt thông báo thụ lý nói riêng được hiệu quả và đúng quy định pháp luật.

2.2.1.2 Thu thập chứng cứ để lập hồ sơ vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Cũng như những vụ án tranh chấp dân sự khác hồ sơ vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thường được xây dựng dựa trên nhiều nguồn chứng

cứ khác nhau. Chứng cứ để giải quyết vụ án thường do nguyên đơn, bị đơn hoặc người bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cung cấp cho Tòa án. Tuy nhiên, trong trường hợp Tòa án xét thấy chứng cứ có trong hồ sơ vụ án chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ. Trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ như: Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; Trưng cầu giám định; Quyết định định giá tài sản; Xem xét, thẩm định tại chỗ…

Lấy lời khai của đương sự trong vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án gửi thông báo thụ lý vụ án đồng thời yêu cầu bị đơn trình bày ý kiến, quan điểm của mình đối với việc khởi kiện của nguyên đơn. Trong quá trình giải quyết, Tòa có thể yêu cầu đương sự làm bản tự khai nhiều lần để làm rõ các tình tiết vụ án. Lời khai của đương sự trong tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cần phải nêu rõ mối quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng với người chết để lại di sản. Trong trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai của đương sự, Tòa án sẽ tiến hành đối chất để làm rõ những nội dung còn mâu thuẫn, những nội dung đương sự đã thống nhất với nhau. Trong quá trình lấy lời khai của đương sự, Tòa án cũng phải làm rõ nguồn gốc, diễn biến quá trình sử dụng quyền sử dụng đất – là di sản trong vụ án thừa kế. Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất nhiều khi không tồn tại độc lập mà có thể nằm trong khối tài sản chung với người khác. Do đó, trong trường hợp này Tòa án cần trao đổi, hướng dẫn đương sự khai để làm rõ quyền sử dụng đất của người chết là bao nhiêu mét trong tổng thể tài sản chung với đồng sở hữu? Trên đất có tài sản gắn liền với đất hay không? Tài sản này là của ai?...

các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho lời khai, chứng minh cho yêu cầu của họ là hợp pháp. Như đã phân tích ở trên, tài liệu đương sự phải cung cấp để Tòa án giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thường là di chúc (nếu có), giấy chứng tử, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trích lục bản đồ thửa đất…vv. Khi không có các tài liệu trên thì đương sự có thể xuất trình các văn bản, tài liệu khác có giá trị chứng minh tương tự. Cũng như các vụ án thừa kế khác, trong vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người để lại di sản chết, thời điểm này được xác định dựa trên giấy chứng tử của người đó. Việc xác định diện và hàng thừa kế sẽ dựa trên các tài liệu chứng minh quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng giữa người chết và người thừa kế.Trên cơ sở tài liệu, chứng cứ đương sự cung cấp, để giải quyết hiệu quả vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, Tòa án cần xác định tư cách đương sự tham gia tố tụng, lập sơ đồ huyết thống, sơ đồ quan hệ thừa kế như diện thừa kế, hàng thừa kế….

Bên cạnh đó, khi chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất Tòa án cũng cần thu thập các chứng cứ về nghĩa vụ tài sản và các chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán từ di sản. Tòa án cần xác định xem người để lại di sản thừa kế có để lại nghĩa vụ về tài sản và các chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán từ di sản hay không? Đó là những nghĩa vụ nào? Chi phí nào? Có liên quan đến ai?

Về trưng cầu giám định trong vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Trong vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, vấn đề trưng cầu giám đình thường xảy ra trong trường hợp giám định chữ ký, chữ viết trong di chúc, giám định AND để xác định quan hệ huyết thống. Nhiều trường hợp người để lại di sản thừa kế có để lại di chúc nhưng một hoặc một số đương sự

nghi ngờ về tính xác thực của di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định để xác định di chúc đó là thật hay giả. Một đặc thù khác về giám định trong tranh chấp thừa kế là giám định AND. Theo quy định của pháp luật thừa kế thì quan hệ huyết thống là căn cứ quan trọng để xác định người được hưởng thừa kế. Trong trường hợp người chết để lại di sản có con ngoài giá thú thì việc trưng cầu giám định AND sẽ là cơ sở quan trọng để xác định mối quan hệ huyết thống người đó với người để lại di sản.

Về định giá, thẩm định giá di sản thừa kế là quyền sử dụng đất.

Cơ sở để Tòa án tuyên một bản án hợp pháp, phân chia chính xác kỷ phần thừa kế cho các đồng thừa kế là việc xác định giá trị của di sản thừa kế. Di sản thừa kế trong trường hợp này là quyền sử dụng đất nên việc định giá đúng tài sản là không đơn giản. Hoạt động định giá, thẩm định giá di sản thừa kế quyền sử dụng đất có thể được thực hiện thông qua Hội đồng định giá nhà nước hoặc các tổ chức, cơ sở định giá tư nhân được Nhà nước cấp phép hoạt động. Khi triển khai việc định giá quyền sử dụng đất, Hội đồng định giá cần tiến hành đo đạc, khảo sát và áp dụng các phương pháp định giá tài sản theo quy định pháp luật. Thông thường, đương sự là người sinh sống trên địa bàn nên họ là người biết được giá trị của quyền sử dụng đất tại thời điểm định giá, tuy nhiên vì đương sự luôn muốn bảo vệ quyền lợi của mình nên lời khai của họ về giá trị quyền sử dụng đất chỉ mang tính tham khảo.

Về uỷ thác thu thập chứng cứ

Ủy thác thu thập chứng cứ là trường hợp vụ án có đương sự hoặc nhân chứng ở quá xa hoặc bị ốm đau; tài sản tranh chấp ở một huyện, tỉnh khác, thì Tòa án đang thụ lý vụ án có thể uỷ thác cho Toà án huyện nơi ở của đương sự, nhân chứng hoặc nơi có tài sản đang tranh chấp lấy lời khai của đương sự, nhân chứng hoặc xem xét tài sản đó. Đối với tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất quy định về ủy thác thu thập chứng cứ thực sự có ý nghĩa thiết thực,

bởi đương sự trong vụ án thường rất đông và có thể cư trú ở nhiều địa phương khác nhau. Mặt khác, quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với tranh chấp này sẽ dẫn đến biện pháp ủy thác thu thập chứng cứ sẽ được sử dụng thường xuyên hơn. Trong trường hợp nơi cư trú của bị đơn không đồng thời là nơi có bất động sản thì thẩm quyền giải quyết vụ án là của Tòa án nơi bị đơn cư trú. Khi đó, để giải quyết vụ án thuận lợi và hiệu quả Tòa án có thẩm quyền sẽ tiến hành ủy thác cho Tòa án nơi có bất động sản xem xét, xác minh tài liệu chứng cứ liên quan đến di sản là quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự (Trang 44 - 49)