Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định pháp luật về

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự (Trang 25 - 28)

giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Khi tiến hành xây dựng bất kỳ một văn bản pháp luật nào cơ quan lập pháp luôn xem xét và đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau như tính khả thi, tính phù hợp, hiệu lực của văn bản, tình hình kinh tế - xã hội…Đó là những cơ sở khoa học để xây dựng các văn bản pháp luật đạt hiệu quả cao trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Việc xây dựng các quy định về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất được dựa trên những cơ sở khoa học sau đây:

Thủ tục tố tụng dân sự bao gồm thủ tục giải quyết vụ án dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự. Bản chất của việc dân sự không phải là tranh chấp mà là việc tổ chức, cá nhân có yêu cầu Tòa án công nhận một sự kiện pháp lý hoặc một quyền dân sự. Còn bản chất của vụ án dân sự là sự tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên. Thủ tục giải quyết vụ án dân sự là thủ tục giải quyết các tranh chấp phát sinh từ lĩnh vực dân sự theo nghĩa rộng (bao gồm các tranh chấp trong lĩnh vự dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động). Các tranh chấp này đều có cùng đặc điểm đó là:

Thứ nhất, chủ thể của các quan hệ này bình đẳng về quyền và lợi ích.

Họ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc tham gia tố tụng, đều có quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Đi cùng với quyền lợi được hưởng là nghĩa vụ phải thực hiện, không có sự phân biệt chủ thể quyền và chủ thể thực hiện nghĩa vụ.

Thứ hai, quan hệ tranh chấp dân sự được hình thành trên cơ sở mâu thuẫn về lợi ích tư hữu giữa các đương sự với nhau, đặc điểm này hoàn toàn khác với quan hệ hình sự là quan hệ giữa Nhà nước và người thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, các chủ thể trong mối quan hệ tranh chấp này đều có quyền tự thỏa thuận hòa giải với nhau, được công nhận nếu như sự thỏa thuận đó là tự nguyện và không trái pháp luật. Vì vậy, hòa giải luôn là một thủ tục được khuyến khích thực hiện khi giải quyết các tranh chấp này. Bởi có những tính chất chung nên tránh sự chồng chéo, tản mạn mà pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều quy định chung ở hai loại tố tụng đó là tố tụng hình sự và tố tụng dân sự.

Thứ ba, khi giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung, về mặt thủ tục

tố tụng thì cơ quan có thẩm quyền đều áp dụng quy định chung của BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành để giải quyết, còn về mặt luật nội dung sẽ áp dụng các văn bản pháp luật nội dung của từng lĩnh vực riêng. Tương tự

như vậy, BLTTDS sẽ quy định về mặt trình tự thủ tục để giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, còn luật nội dung áp dụng khi giải quyết các tranh chấp này sẽ là BLDS, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Nuôi con nuôi...vv. Mặc dù cũng áp dụng các thủ tục tố tụng dân sự nói chung nhưng thủ tục giải quyết các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất lại có những đặc thù riêng. Chẳng hạn, như đã nói ở phần trên tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là tranh chấp phát sinh giữa những người trong cùng một dòng tộc hoặc một gia đình, giữa họ luôn tồn tại mối quan hệ về mặt tình cảm, huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng. Do vậy, mặc dù pháp luật hiện hành không quy định bắt buộc phải hòa giải cơ sở đối với loại tranh chấp này nhưng trong quá trình giải quyết Tòa án luôn đề cao sự tự nguyện thỏa thuận và tạo điều kiện cho đương sự hòa giải tại tòa và công nhận sự thỏa thuận đó.

Mối quan hệ đặc biệt (quan hệ dòng tộc, quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng) của các đương sự trong các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cũng là một cơ sở quan trọng để xây dựng các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, di sản thừa kế trong những vụ án này lại là quyền sử dụng đất – tài sản đặc biệt có giá trị lớn, vì vậy đây cũng là một đặc điểm cần lưu ý đối với các nhà lập pháp khi ban hành văn bản pháp luật giải quyết loại tranh chấp này.

Từ những phân tích trên có thể thấy, cũng như các tranh chấp dân sự khác đều áp dụng thủ tục tố tụng dân sự chung quy định tại BLTTDS, tuy nhiên trình tự, thủ tục giải quyết vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất lại có những đặc trưng riêng. Bởi tính chất đặc thù này mà cần thiết phải có những quy định về thủ tục giải quyết các vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thủ tục tố tụng dân sự nói chung và thủ tục giải quyết các vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng. Mặt khác, trong xã hội hiện đại ngày nay, các tranh chấp về quyền sử dụng đất

ngày càng gia tăng, do giá trị tranh chấp có giá trị lớn, có tính chất phức tạp, do đó xây dựng một pháp luật riêng về thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất càng mang tính cấp thiết và đóng vai trò quan trọng trong định hướng xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tố tụng dân sự.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)