Trong điều kiện giá cả ngày nay, thị trường tiêu thụ nông sản là nhân tố khuyến khích và quyết định cơ cấu của các loại cây trồng. Vì vậy giải quyết tốt vấn đề thiêu thụ nông sản cho người dân là hết sức cần thiết và là vấn đề tất yếu.
Để khắc phục những hạn chế của thị trường nông sản tại phường, cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Hình thành các kênh tiêu thụ cho từng loại nông sản phẩm, từ các cơ sở thu gom đến khâu bảo quản, vận chuyển, các đầu mối tiêu thụ.
- Thông qua các tổ chức như hội nông dân, phòng nông nghiệp hình thành mạng lưới dịch vụ, cung cấp thông tin thị trường cho hộ nông dân một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời, tránh cho người dân bị thiệt thòi khi tiêu thụ nông sản.
- Chính quyền địa phương cần quản lý nghiêm ngặt tình trạng ép giá, sử dụng mức giá vật tư quá cao và giá sản phẩm quá thấp.
PHẦN NĂM. KẾT LUẬN
5.1 Kết luận
Qua phân tích tình hình sản xuất cây lương thực của người dân ở 3 tổ dân phố và 1 buôn trên địa bàn phường Khánh Xuân thành phố Buôn Ma Thuột có những kết luận như sau:
Với tổng số 80 hộ điều tra được phân chia theo ba loại nhóm hộ là nhóm hộ khá, nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo theo các tiêu chí thì ta thấy tình hình sản xuất cây lương thực của các nhóm hộ có sự khác biệt nhau. Nhóm hộ khá có điều kiện về đất sản xuất, về vốn so với hai nhóm hộ còn lại nên hiệu quả trong sản xuất lương thực của nhóm hộ này cao hơn.
Nhìn chung địa hình ở phường Khánh Xuân bằng phẳng, vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển trồng cây lương thực. Nguồn lao động dồi dào, lao động cần cù chịu khó, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển.
Tuy nhiên bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó thì ngành trồng cây lương thực của phường cũng gặp nhiều khó khăn. Các nông hộ gặp khó khăn về vốn đặc biệt là các hộ nghèo nên việc đầu tư để phát triển cây lương thực chưa hợp lí, lao động lại thiếu chuyên môn kỹ thuật, ... Các hộ sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính nên hiệu quả kinh tế trong sản xuất lương thực của các nông hộ chưa cao. Vì vậy cần có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lương thực của hộ như: mở rộng các hình thức luân canh, hỗ trợ vốn, nâng cao trình độ cho người lao động, tăng cường công tác khuyến nông, áp dụng khoa học kỹ thuật, ... như vậy sẽ góp phần giúp người dân phát triển sản xuất lương thực thúc đẩy kinh tế của phường phát triển.
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Đối với nhà nước
- Tiếp tục ban hành các chính sách ưu đãi cho sản xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất lương thực như chính sách về vốn, chính sách hỗ trợ mua máy móc, bảo hiểm sản xuất nông nghiệp, ...
- Tiếp tục đầu tư ngân sách xây dựng, tu sửa hệ thống giao thông, đặc biệt là hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất lương thực.
- Tăng cường thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học để tạo ra ngày càng nhiều giống cây trồng mới có năng suất cao phẩm chất tốt. Chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất.
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương
-Tạo điều kiện cho nông dân được vay vốn, cho vay đúng đối tượng và cần có cán bộ hướng dẫn nông dân sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và có hiệu quả.
- Tiếp tục nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là ác công trình thủy lợi, hệ thống giao thông, mạng truyền thông giữa các thôn buôn để phục vụ cho sản xuất lương thực.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông, tổ chức các buổi tham quan tập huấn và hướng dẫn về những kỹ thuật mới trong sản xuất.
5.2.3 Đối với nông hộ
- Tích cực tham gia các chương trình khuyến nông do xã và các đơn vị tổ chức.
- Thường xuyên theo dõi các chương trình tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng để học hỏi các kỹ thuật sản xuất mới nâng cao năng suất cho cây trồng của mình, đồng thời theo dõi để biết được các biến động của thời tiết, khí hậu để có thể chủ động phòng tránh giảm bớt thiệt hại.
- Phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các hộ, tích cực trao đổi, học hỏi các kinh nghiệm tốt và những kỹ thuật sản xuất mới trong sản xuất, giúp đỡ hộ trợ về vốn, phương tiện sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dân trí (18/04/2011), Biến đổi khí hậu và những hệ lụy khó lường, truy cập từ http://dantri.com.vn/c202/s202-473724/bien-doi-khi-hau-va-nhung-he-luy-kho-
luong.htm
2. Phạm Vân Đình (2005), Giáo trình chính sách nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Foodcrops.vn (01/04/2011), An ninh lương thực Việt Nam là hình mẫu, truy cập
từ http://foodcrops.vn/index.php?
option=com_content&view=article&id=1975:an-ninh-lng-thc-vit-nam-la-hinh- mu&catid=60:kinh-te-viet-nam&Itemid=417
4. Tuyết Hoa Niê kdăm (2004), Bài giảng kinh tế phát triển nông thôn, Trường Đại học Tây Nguyên.
5. Hoàng Kim (01/03/2011), Cây lương thực Việt Nam hiện trạng và định hướng phát triển, truy cập từ
http://foodcrops.vn/index.php?
option=com_content&view=article&id=1921:cay-lng-thc-vit-nam-hin-trng-va- nh-hng-phat-trin-&catid=54:cay-lua&Itemid=420.
6. Lê Đức Niêm (2010), Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học, Trường Đại Học Tây Nguyên.
7. Thư Viện Sinh Học.com (30/05/2011), Sự suy thoái tài nguyên đất, truy cập từ http://thuviensinhhoc.com/ebook/sinhhoc/2314.html?
joscclean=1&comment_id=3083
8. UBND phường Khánh Xuân (30/12/2011), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012.
9. VOV online (09/11/2010), An ninh lương thực – thách thức lớn mang tính toàn cầu, truy cập từ http://vov.vn/Home/An-ninh-luong-thuc--thach-thuc-lon-mang- tinh-toan-cau/201011/159946.vov
10. Wikipedia (15/04/2012), Khoai lang, truy cập từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Khoai_lang
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BAa_m%C3%AC 12. Wikipedia (26/04/2012), Sắn, truy cập từ
http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BA%AFn 13. Wikipedia (06/05/2012), Ngô, truy cập từ
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4
14. Wikipedia (18/05/2012), Cây lương thực, truy cập từ
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A2y_l%C6%B0%C6%A1ng_th%E1%BB %B1c
15. Wikipedia (25/05/2012), Khoai tây, truy cập từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Khoai_t%C3%A2y 16. Wikipedia (26/05/2012), Sản xuất, truy cập từ
PHỤ LỤC
PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ
Số phiếu:...Thôn (Buôn):……….
Phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ GIA ĐÌNH 1.1 Họ và tên chủ hộ...
Giới tính:...Năm sinh:...
Dân tộc:...Tôn giáo:...
Nghề nghiệp:...Trình độ văn hóa:...
1.2 Nhân khẩu trong gia đình
Giới tính Độ tuổi Ngành nghề
Nam Nữ <12 12-18 18-60 >60 Nông Học sinh Công nhân Viên chức Khác Nam Nữ Trên TC Học tiểu học Học THCS Học THPT Không biết chữ Trên TC Học tiểu học Học THCS Học THPT Không biết chữ
1.3 Tài sản của nông hộ
STT Loại tài sản Giá trị (đồng) Ghi chú
1 Nhà 2 3 4 5 6
2.1 Tình hình sử dụng đất
Loại cây trồng Diện tích (m2) Ghi chú
1. Cây hàng năm 1.1 Cây lương thực
2. Cây lâu năm
2.2 Tình hình trang bị phương tiện sản xuất
Hạng mục Số lượng (chiếc) Giá trị (đồng) Ghi chú
1. Máy cày đủ bộ 2. Máy xay xát 3. Cày
4. Bừa
5. Máy bơm nước 6. Bình phun thuốc 7. Khác
2.3 Chi phí cho cây lương thực
Loại cây trồng Chi phí (đồng) Ghi chú
2.4 Thu nhập từ trồng cây lương thực Loại cây trồng Năm 2010 Năm 2011 Sản lượng (kg) Thành tiền (đồng) Sản lượng (kg) Thành tiền (đồng)
III. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN
3.1 Phương thức tiêu thụ nông sản của gia đình ta thuộc vào loại nào?
1. Tự mang nông sản ra chợ bán
2. Tự mang đến các điểm thu mua của tư thương
3. Tư thương đến tận nhà để mua
4. Tiêu thụ theo hợp đồng đã ký
5. Bán cho các đại lý
6. Phương thức khác (cần ghi rõ) ………...
3.2 Trong tiêu thụ sản phẩm có gặp khó khăn gì?
1. Giá cả 2. Chất lượng 3. Không biết bán ở đâu
3.3 Anh (chị) nhận thông tin giá cả bán nông sản hàng hóa theo phương thức nào?
1. Qua đài, tivi 2. Qua báo chí 3. Qua tin nhắn
4. Qua người than 5. Qua tư thương 6. Khác
3.4 Hệ thống thông tin giá cả đã tốt chưa?
1. Rất tốt 2. Tốt 3. Tạm được 4. Kém
3.5 Chất lượng nông sản của gia đình làm ra đáp ứng được yêu cầu của người mua?