4.3.2.1 Ảnh hưởng của đất đai đến sản xuất lương thực
Đất đai là nguồn lực sản xuất không thể thay thế của các hộ nông dân. Diện tích đất đai có ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế của nông hộ. Những hộ nào có nhiều đất sẽ mở rộng diện tích gieo trồng, thu nhập sẽ cao hơn.
4.3.2.2 Ảnh hưởng lao động đến sản xuất lương thực
Nguồn lực lao động là lực lượng sản xuất quan trọng của các nông hộ. Như phân tích ở trên thì các nông hộ điều tra có nguồn lực tương đối dồi dào, cần cù và chịu khó. Tuy nhiên nguồn lực ở đây chỉ nhiều về số lượng mà không mạnh về chất lượng. Do vậy chính quyền địa phương cần tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ, kiến thức cho người lao động.
Tuy xã có nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ lao động vẫn còn thấp, do đó hầu hết ở nhiều hộ, tuy số lao động nhiều nhưng thu nhập lại ít hơn những hộ khác. Những hộ ít lao động nhưng ngược lại họ có trình độ, ngoài sản xuất nông nghiệp ra thì nguồn thu của họ chủ yếu từ lương, kinh doanh, … vì thế thu nhập của họ cao.
4.3.2.3 Ảnh hưởng của vốn đến sản xuất lương thực
Vốn là nguồn lực không thể thiếu để các hộ đầu tư, phát triển sản xuất. Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, vốn là điều kiện đảm bảo cho các nông hộ về tư liệu sản xuất, vật tư nguyên liệu cũng như thuê công nhân để tiến hành sản xuất. Vốn là điều kiện không thể thiếu, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm. Do vậy cần phải có một quy mô đủ lớn mới có thể phát triển được kinh tế cho nông hộ.
Những hộ nào có mức vốn đầu tư cao hơn thì thu nhập của hộ cao hơn rất nhiều so với những hộ có mức vốn đầu tư thấp. Nguồn vốn tỷ lệ thuận với thu nhập BQ/hộ, do đó cần tạo điều kiện cho các hộ nông dân vay vốn để phát triển sản xuất.
4.4 Mô hình phân tích SWOT về cây lương thực trên địa bàn phường Khánh Xuân
Bảng 4.16: Phân tích SWOT ĐIỂM MẠNH
- Vị trí địa lý thuận lợi, địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển trồng cây lương thực.
- Nguồn lao động dồi dào đáp ứng kịp thời khi mùa vụ tới., lao động cần cù chịu khó, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
ĐIỂM YẾU
- Thời tiết biến động như hạn hán kéo dài gây thiếu nước cho sản xuất.
- Sâu bệnh gây ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất cây trồng.
- Diện tích đất sản xuất ít, gây ra tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm. Mặt khác diện tích có xu hướng ngày
- Cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển.
- Chính quyền địa phương quan tâm và có nhiều hỗ trợ.
càng giảm.
- Phương thức canh tác còn lạc hậu, chất lượng lao động còn thấp.
- Thiếu vốn sản xuất.
CƠ HỘI
- Có điều kiện tiếp cận, giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất.
- Có thị trường đa dạng, giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho thương mại, dịch vụ phát triển.
THÁCH THỨC
- Thời tiết thường xuyên biến đổi. - Sự bất ổn của thị trường.
- Giá cả các mặt hàng phục vụ sản xuất và sinh hoạt tăng nhanh ở mức cao. - Yêu cầu về chất lượng ngày càng cao
4.5 Những thành tựu và hạn chế trong sản xuất lương thực ở phường Khánh Xuân
4.5.1 Thành tựu
- Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng cây lương thực và chuyển đổi cơ cấu cây trồng được quan tâm thực hiện, phường đã phối hợp cùng các ban, ngành của Tỉnh, Thành phố tổ chức 18 lớp tập huấn về phòng trừ sâu hại trên cây trồng.
- Diện tích các loại cây lương thực đều được gieo trồng đảm bảo theo kế hoạch đề ra. Theo báo cáo năm 2011 của UBND phường:
+ Vụ Đông - Xuân: Toàn phường gieo cấy được 150ha đạt 100% kế hoạch. Năng suất đạt 69 tạ/ha, tăng so với cùng kỳ năm trước là 1tạ/ha. Sản lượng 1.035 tấn.
+ Vụ mùa: Diện tích gieo cấy 254ha đạt 100% kế hoạch. Năng suất đạt 58 tạ/ha, tăng so với năm trước là 1 tạ/ha. Sản lượng 1.473,2 tấn. Tổng sản lượng 2508,2 tấn.
+ Cây ngô: Diện tích gieo trồng trong năm là 150ha đạt 100% kế hoạch. Trong đó 20 ha ngô nếp trồng vào vụ Đông – Xuân được trồng trên chân ruộng một
+ Cây sắn: Diện tích trồng trong năm là 220,5ha đạt 98% kế hoạch.
- Phong trào làm đường giao thông nông thôn trong nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực: đang thi công công trình đường giao thông tại tổ dân phố 5, lập phương án thu tiền trong nhân dân để xây dựng đường giao thông tại tổ dân phố 4, công trình đường vào chợ Duy Hoà gia hạn thời gian thi công. Một số tổ dân phố đã tổ chức vận động nhân dân đóng góp kinh phí xây dựng và tu sửa 6,5 km đường giao thông trong khu dân cư với số tiền 750.000.000đ và trên 2.300 ngày công lao động. (Trong đó đường bê tông hóa 0,2km tại tổ dân phố 7 và đường nhựa bán xâm nhập 0,3km tại tổ dân phố 3).
4.5.2 Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số kế hoạch triển khai thực hiện còn chậm và chưa đạt kế hoạch đề ra, đó là:
- Sản xuất nông nghiệp đang còn mang tính tự phát
Tuy rằng người sản xuất lương thực có nhiều kinh nghiệm và ham học hỏi nhưng trong đó không phải những kinh nghiệm hoàn toàn là tốt mà vẫn còn những kinh nghiệm chưa đem lại kết quả tốt nhất. Qua thời gian dài sản xuất đôi khi những kinh nghiệm đó không thể áp dụng vào sản xuất ở thời điểm này. Do đó sản xuất lương thực muốn đạt hiệu quả kinh tế cao cần phải tuân theo các quy luật, kỹ thuật sản xuất chứ không nên làm theo thói quen.
Sản xuất theo thói quen là điểm yếu của các nông hộ, phần lớn các hộ đều sản xuất theo thói quen nên hiệu quả chưa cao. Chẳng hạn như bón phân không đúng cách, không đúng liều lượng, …
- Thiếu vốn
Phần lớn những hộ nghèo và một số ít hộ trung bình ở phường Khánh Xuân thiếu vốn, thiếu đất để sản xuất lương thực. Người dân muốn vay vốn thì phải có tài sản thế chấp. Thu nhập người dân làm ra chỉ đủ cho chi tiêu sinh hoạt hàng ngày nên vấn đề đầu tư vốn sản xuất cho sản xuất lương thực của những hộ nghèo còn gặp nhiều khó khăn.
- Thiếu phương tiện phục vụ sản xuất
Qua điều tra cho thấy số hộ có phương tiện phục vụ sản xuất đầy đủ rất ít, tập trung chủ yếu ở những hộ khá, còn lại phần lớn là các hộ thiếu phương tiện sản xuất, vì vậy phần lớn họ phải thuê. Thiếu máy móc là một hạn chế với các hộ nông
dân. Khi có máy móc thiết bị sản xuất người dân sẽ chủ động hơn trong sản xuất, sản xuất đạt hiệu quả cao hơn.
4.6 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây lương thực
4.6.1 Lựa chọn các công thức luân canh, tận dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai
Muốn đạt được hiệu quả kinh tế trong trong nông nghiệp nói chung và ngành trồng cây lương thực nói riêng cần phải chú trọng đến hiệu quả sử dụng đất. Như vậy cần phải chú ý đến việc lựa chọn các công thức luân canh.
Sử dụng các công thức luân canh và đa dạng hóa các loại hình luân canh phải chú trọng các cây trồng có hiệu quả và tỷ trọng cao. Xây dựng các mô hình luân canh trên cơ sở phù hợp với tính chất mỗi loại đất và tận dụng đất đai nhằm tăng năng suất, cải tạo đất đai, giảm rủi ro giá cả, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của gia đình, thị trường và tăng thu nhập của người dân.
Giải pháp cần được thực hiện là khuyến khích các hộ nông dân thực hiện đa dạng hóa các loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên và đất đai nơi đây. Để làm được điều này chính quyền địa phương và cán bộ khuyến nông cần tổ chức các lớp tập huấn, đưa ra nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp trồng các loại cây có hiệu quả phù hợp với từng loại đất và điều kiện khí hậu.
4.6.2 Gieo trồng đúng thời vụ
+ Cơ sở bố trí lịch thời vụ: Căn cứ điều kiện thời tiết thực tế tại phường, trong đó yếu tố lượng mưa và ẩm độ đất là quan trọng nhất để quyết định thời gian gieo trồng. Chỉ nên gieo trồng khi lượng mưa đều và đất đủ ẩm ở độ sâu từ 20cm tính từ trên mặt đất trở xuống để đảm bảo cho hạt giống nảy mầm.
+ Căn cứ vào đặc tính của giống cây trồng để bố trí thời vụ sao cho những thời kỳ xung yếu của cây trồng không gặp bất lợi như nắng hạn, ngập úng hoặc trùng vào thời kỳ phát sinh sâu bệnh, dịch hại.
4.6.3 Tăng cường đầu tư vốn
Khi hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, tự quyết định quá trình sản xuất trên cơ sở đất đai, các nguồn lực sẵn có và kinh nghiệm của bản than thì vốn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Huy động, đầu tư vốn vào quá trình sản xuất một cách hợp lý, kịp thời sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản
Về phía người nông dân cần sử dụng các nguồn vốn vay được một cách hợp lý, đầu tư đúng việc, đúng lúc, kịp thời để đạt được kết quả cao trong sản xuất. Một mặt nâng cao thu nhập cho gia đình mặt khác hoàn trả vốn vay đúng kỳ như vậy mới có thể sản xuất đạt hiệu quả cao.
4.6.4 Tăng cường công tác khuyến nông và áp dụng khoa học kỹ thuật
Trong cơ chế mới, hộ nông dân là đơn vị tự chủ. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì khuyến nông cần thiết cho trước mắt và cả lâu dài, nó có tác động sâu sắc tới quá trình phát triển sản xuất của người dân.
Qua điều tra cho thấy công tác khuyến nông ở phường Khánh Xuân chưa được quan tâm chú ý, phần lớn người dân chỉ săn xuất theo truyền thống là chủ yếu, những kỹ thuật canh tác mới chưa được phổ biến rộng rãi trong dân. Để thực hiện tốt công tác khuyến nông và áp dụng khoa học kỹ thuật cần:
- Tiếp thu và tổ chức tuyên truyền các thông tin tiến bộ kỹ thuật, thông tin về giá cả thị trường đến người nông dân, giúp nông dân có định hướn canh tác trên đất trồng của mình.
- Mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày về kỹ thuật trồng các loại cây lương thực, tổ chức hội thảo đầu bờ, tham quan giới thiệu các mô hình sản xuất giỏi có hiệu quả kinh tế cao, phổ biến các mô hình kỹ thuật mới trong sản xuất dưới dạng thông tin ngắn gọn, có minh họa, hình ảnh rõ ràng, dể hiểu, dễ nhớ.
- Tuyển chọn và đưa vào các loại giống cây trồng có năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với đất đai, điều kiện sản xuất của phường.
- Nông dân trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm canh tác có hiệu quả của nhau, giúp nhau phát triển sản xuất.
4.6.5 Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản
Trong điều kiện giá cả ngày nay, thị trường tiêu thụ nông sản là nhân tố khuyến khích và quyết định cơ cấu của các loại cây trồng. Vì vậy giải quyết tốt vấn đề thiêu thụ nông sản cho người dân là hết sức cần thiết và là vấn đề tất yếu.
Để khắc phục những hạn chế của thị trường nông sản tại phường, cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Hình thành các kênh tiêu thụ cho từng loại nông sản phẩm, từ các cơ sở thu gom đến khâu bảo quản, vận chuyển, các đầu mối tiêu thụ.
- Thông qua các tổ chức như hội nông dân, phòng nông nghiệp hình thành mạng lưới dịch vụ, cung cấp thông tin thị trường cho hộ nông dân một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời, tránh cho người dân bị thiệt thòi khi tiêu thụ nông sản.
- Chính quyền địa phương cần quản lý nghiêm ngặt tình trạng ép giá, sử dụng mức giá vật tư quá cao và giá sản phẩm quá thấp.
PHẦN NĂM. KẾT LUẬN
5.1 Kết luận
Qua phân tích tình hình sản xuất cây lương thực của người dân ở 3 tổ dân phố và 1 buôn trên địa bàn phường Khánh Xuân thành phố Buôn Ma Thuột có những kết luận như sau:
Với tổng số 80 hộ điều tra được phân chia theo ba loại nhóm hộ là nhóm hộ khá, nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo theo các tiêu chí thì ta thấy tình hình sản xuất cây lương thực của các nhóm hộ có sự khác biệt nhau. Nhóm hộ khá có điều kiện về đất sản xuất, về vốn so với hai nhóm hộ còn lại nên hiệu quả trong sản xuất lương thực của nhóm hộ này cao hơn.
Nhìn chung địa hình ở phường Khánh Xuân bằng phẳng, vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển trồng cây lương thực. Nguồn lao động dồi dào, lao động cần cù chịu khó, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển.
Tuy nhiên bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó thì ngành trồng cây lương thực của phường cũng gặp nhiều khó khăn. Các nông hộ gặp khó khăn về vốn đặc biệt là các hộ nghèo nên việc đầu tư để phát triển cây lương thực chưa hợp lí, lao động lại thiếu chuyên môn kỹ thuật, ... Các hộ sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính nên hiệu quả kinh tế trong sản xuất lương thực của các nông hộ chưa cao. Vì vậy cần có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lương thực của hộ như: mở rộng các hình thức luân canh, hỗ trợ vốn, nâng cao trình độ cho người lao động, tăng cường công tác khuyến nông, áp dụng khoa học kỹ thuật, ... như vậy sẽ góp phần giúp người dân phát triển sản xuất lương thực thúc đẩy kinh tế của phường phát triển.
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Đối với nhà nước
- Tiếp tục ban hành các chính sách ưu đãi cho sản xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất lương thực như chính sách về vốn, chính sách hỗ trợ mua máy móc, bảo hiểm sản xuất nông nghiệp, ...
- Tiếp tục đầu tư ngân sách xây dựng, tu sửa hệ thống giao thông, đặc biệt là hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất lương thực.
- Tăng cường thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học để tạo ra ngày càng nhiều giống cây trồng mới có năng suất cao phẩm chất tốt. Chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất.
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương
-Tạo điều kiện cho nông dân được vay vốn, cho vay đúng đối tượng và cần có cán bộ hướng dẫn nông dân sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và có hiệu quả.
- Tiếp tục nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là ác công trình thủy lợi, hệ thống giao thông, mạng truyền thông giữa các thôn buôn để phục vụ cho sản xuất lương thực.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông, tổ chức các buổi tham quan tập huấn và hướng dẫn về những kỹ thuật mới trong sản xuất.
5.2.3 Đối với nông hộ
- Tích cực tham gia các chương trình khuyến nông do xã và các đơn vị tổ chức.
- Thường xuyên theo dõi các chương trình tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng để học hỏi các kỹ thuật sản xuất mới nâng cao năng suất cho cây trồng của mình, đồng thời theo dõi để biết được các biến động của thời tiết, khí hậu để có