Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình sản xuất lương thực trên địa bàn phường khánh xuân thành phố buôn ma thuột tỉnh đaklak (Trang 26)

Phường Khánh Xuân là nơi có hoạt động sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu, dân cư sống phụ thuộc vào nghề nông, trong đó có trồng cây lương thực. Những đặc điểm này thuận tiện cho tôi trong việc nghiên cứu đề tài nên tôi chọn phường Khánh Xuân làm địa điểm nghiên cứu.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin

- Số liệu thứ cấp

+ Các báo cáo tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phường Khánh Xuân

+ Báo cáo về thực trạng và kế hoạch phát triển cây lương thực trên địa bàn phường + Các sách báo và các trang web về sự phát triển của ngành sản xuất lương thực. - Số liệu sơ cấp

Bao gồm những số liệu thu thập được thông qua phỏng vấn hộ trồng cây lương thực trên địa bàn phường Khánh Xuân.

Các thông tin này được thu thập từ phỏng vấn bằng phiếu điều tra nông hộ. Xác định số đơn vị mẫu điều tra: 80

Ta điều tra 80 hộ ngẫu nhiên trồng cây lương thực với diện tích tương ứng của từng hộ.

Nội dung phiếu điều tra bao gồm các phần: - Thông tin chung về lao động, nhân khẩu - Tình hình sử dụng đất

- Tình hình thu, chi cho việc sản xuất lương thực

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu và thông tin

- Đối với số liệu thứ cấp:

+ Lựa chọn, loại bỏ những số liệu kém giá trị, so sánh các nguồn số liệu với nhau + Tính toán lại số liệu trên cơ sở tôn trọng số liệu gốc

+ Tính toán các chỉ tiêu, xây dựng các bảng thống kê, các biểu đồ hay đồ thị cần thiết

- Đối với số liệu sơ cấp: Tổng hợp, hệ thống hóa lại số liệu điều tra thống kê để sử dụng trong phân tích.

- Số liệu sau khi kiểm tra được xử lý qua chương trình Excel sử dụng để tính toán các chỉ tiêu và sắp xếp thành các bản theo mục đích phân tích.

3.2.4 Phương pháp phân tích

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả: phương pháp này dùng để mô tả một số chỉ tiêu nhằm nhận dạng thực trạng sản xuất lương thực của các nông hộ.

- Phương pháp thống kê so sánh: so sánh số tương đối để so sánh năng suất lương thực giữa các hộ, giữa các tổ dân phố và giữa các thành phần dân tộc. Dựa trên các chỉ tiêu tính toán để so sánh với nhau nhằm xem xét hiệu quả sản xuất lương thực, từ đó phát hiện ra những nét đặc trưng cơ bản, những ưu điểm, nhược điểm để đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lương thực của các nông hộ.

- Phương pháp SWOT

Mục đích phân tích SWOT này để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phường Khánh Xuân và điều kiện sản xuất của các hộ sản xuất lương thực trên địa bàn phường nhằm đưa ra một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lương thực trên địa bàn phường trong thời gian tới.

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức)

Bảng phân tích SWOT có dạng như sau:

Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses) Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng sản xuất lương thực

- Quy mô về diện tích đất canh tác là tổng số diện tích đất sản xuất trên từng hộ hay từng nhóm hộ.

- Năng suất (tấn/ha)= Tổng sản lượng/ Tổng diện tích

3.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất lương thực

- Giá trị sản xuất (GO): Giá trị sản xuất hay sản lượng gộp là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị của sản phẩm do đơn vị kinh tế hoặc ngành kinh tế đã sản xuất ra trong 1 thời kì. Với sản xuất trồng trọt thì GO là giá trị tính bằng tiền của các loại sản phẩm tính trên một đơn vị diện tích.

GO = P*Q Trong đó:

P: Giá bán của nông sản Q: Sản lượng nông sản bán đi

- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ trong quá trình sản xuất

IC = IiCi

Trong đó:

Ii: Số đầu vào thứ I được sử dụng Ci: Đơn giá sản phẩm thứ i

- Giá trị tăng thêm (VA): là giá trị tăng thêm của người sản xuất trên một đơn vị diện tích, được tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian

VA = GO - IC

3.2.5.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế sản xuất lương thực

- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động:

• GO/công lao động: Giá trị sản xuất một lao động tạo ra

• VA/công lao động: Giá trị gia tăng của một lao động làm ra - Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng đất:

• GO/ha: Giá trị sản xuất tạo ra trên một đơn vị diện tích

• VA/ha: Giá trị gia tăng tăng thêm trên một đơn vị diện tích

* Về giá cả sử dụng trong tính toán: Sử dụng giá trị bình quân trong thời gian nghiên cứu

PHẦN BỐN. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng sản xuất lương thực trên địa bàn phường Khánh Xuân

4.1.1 Nguồn lực sản xuất của các nông hộ

4.1.1.1 Chỉ tiêu phân hộ

Dựa vào tình hình thực tế về điều kiện kinh tế – xã hội và qua quá trình điều tra phỏng vấn 80 hộ tại 3 tổ dân phố 1, 4, 5 và buôn Earang trên địa bàn phường Khánh Xuân, tôi đưa ra 3 chỉ tiêu để phân hộ, đó là: dựa vào số lao động phụ thuộc trong một hộ, bình quân giá trị nhà trên thành viên và bình quân giá trị sinh hoạt trên thành viên, được căn cứ theo bảng sau:

Bảng 4.1: Chỉ tiêu phân hộ Nhóm hộ

Chỉ tiêu Khá Trung bình Nghèo

Lao động phụ thuộc (lần) < 0,5 0,5 – 0,78 > 0,78 Giá trị nhà/Thành viên (triệu đồng) > 40 17 – 40 < 17 Giá trị PTSH/Thành viên (triệu đồng) > 7 4 – 7 < 4

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Dựa vào 3 chỉ tiêu trên, tôi phân ra 3 nhóm hộ là hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo. Qua tổng hợp số liệu về nhân khẩu, tài sản của 80 hộ được phỏng vấn thì số hộ ở mỗi nhóm hộ được chia như sau:

Bảng 4.2 Phân loại hộ

Đơn vị tính: hộ

Chỉ tiêu Khá Trung bình Nghèo Tổng

Số hộ 11 57 12 80

Tỷ lệ (%) 13,75 71,25 15 100

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Trong cơ cấu 80 hộ được điều tra có 11 hộ khá chiếm 13,75%, hộ trung bình là 57 hộ chiếm 71,25%, hộ nghèo 12 hộ chiếm 15%.

Biểu đồ 4.1: Phân loại hộ

Như vậy ta thấy trên địa bàn phường Khánh Xuân thì hộ trung bình chiếm đa số, hộ khá tập trung chủ yếu ở thôn 4 (có 6 hộ trên tổng số 11 hộ khá) còn hộ nghèo tập trung chủ yếu ở buôn EaRang (trong 12 hộ nghèo thì có 8 hộ ở buôn này).

4.1.1.2 Nhân khẩu và lao động

Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội, tham gia hoạt động sản xuất và tiêu dùng, việc nghiên cứu nhân khẩu của hộ cho ta biết về nguồn lực lao động của hộ. Ngoài ra nó cũng cho ta thấy khả năng tích lũy sức lao động để tái sản xuất của nông hộ, chỉ tiêu biểu hiện tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ được điều tra như sau:

Bảng 4.3 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ

Khá Trung bình Nghèo

Số hộ Hộ 11 57 12

Số nhân khẩu Người 41 283 75

Số lao động Người 39 180 30

Nhân khẩu BQ/hộ Người/hộ 3,73 4,96 6,25

Lao động BQ/hộ Người/hộ 3,55 3,16 2,5

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nhưng là yếu tố đặc biệt vì lao động giữ vai trò chủ động trong quá trình phối hợp các yếu tố đầu vào. Do đó lao động là nguồn lực quan trọng trong việc sản xuất. Lực lượng lao động được quyết định bằng quy mô dân số và cơ cấu dân số. Vì vậy lao động của mỗi vùng không những phản ánh được nguồn lực hiện tại mà còn chỉ cho chúng ta

Phân loại hộ

Nhóm hộ nghèo 15% Nhóm hộ trung bình 71,25% Nhóm hộ khá 13,75%

Biểu đồ 4.2: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

Bình quân nhân khẩu/hộ của nhóm hộ khá là 3,73 người/hộ, bình quân lao động/hộ là 3,55 người/hộ, điều này cho ta thấy tỷ lệ lao động phụ thuộc của nhóm hộ khá rất ít. Khoảng cách giữa bình quân nhân khẩu/hộ và bình quân lao động/hộ của nhóm hộ trung bình và hộ nghèo cao hơn so với hộ khá, do ở những nhóm hộ này số lượng con cái đông, lao động phụ thuộc nhiều, thu nhập của lao động chính chủ yếu dùng để trang trải cho tiêu dùng hàng ngày của gia đình, lượng tích lũy ít hoặc thậm chí không có tích lũy, thu nhập bình quân trên hộ ít. Đặc biệt theo kết quả điều tra được ở nhóm hộ nghèo bình quân nhân khẩu/hộ là 6,25 người/hộ nhưng bình quân lao động/hộ chỉ có 2,5 người/hộ, vì vậy cần phải có biện pháp để giảm tỷ lệ lao động phụ thuộc, tạo việc làm cho những người thất nghiệp và thiếu việc làm để cải thiện tình hình kinh tế của những hộ này.

4.1.1.3 Đất đai

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì đất đai có vai trò rất quan trọng, nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất với tư cách vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động, nó quyết định đến năng suất cây trồng, nếu đất tốt thì năng suất cao và ngược lại. Vì vậy phải nghiên cứu, tìm hiểu quy mô, đặc điểm đất đai để bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân.

Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

41 283 75 39 180 30 0 50 100 150 200 250 300 Khá Trung bình Nghèo Nhóm hộ

N ời Số khẩu

Theo số liệu từ điều tra 80 hộ nông dân tại địa bàn phường Khánh Xuân thì tình hình sử dụng đất đai được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.4 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp Đơn vị tính: ha/hộ Chỉ tiêu Bình quân chung Nhóm hộ Khá Trung bình Nghèo DT Cơ cấu (%) DT Cơ cấu (%) DT Cơ cấu (%) DT cấu (%) Tổng DT/hộ 0,88 100 1,36 100 0,88 100 0,49 100 DT cây hàng năm/hộ 0,39 44.32 0,75 55.15 0,36 40.91 0,21 42.86 DT cây lâu năm/hộ 0,49 55.68 0,61 44.85 0,52 59.09 0,28 57.14

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Qua bảng ta thấy sự chênh lệch về bình quân đất của các nông hộ giữa các nhóm hộ, các hộ khá thì có đất đai sản xuất nhiều hơn so với các hộ trung bình và hộ nghèo, từ đó họ có điều kiện để sản xuất hơn. Thực tế, bình quân mỗi hộ khá có khoảng 1,36 ha đất để canh tác sản xuất nhưng đối với nhóm hộ trung bình thì có 0,88 ha và nhóm hộ nghèo chỉ có 0,49 ha, như vậy là có sự chênh lệch khá lớn. Điều này cho thấy các hộ khá có điều kiện tốt về đất đai để sản xuất, áp dụng các biện pháp canh tác nhằm tăng được năng suất, nâng cao thu nhập.

4.1.1.4 Phương tiện sản xuất của các nông hộ

Trong sản xuất nông nghiệp thì phương tiện sản xuất đóng vai trò tương đối quan trọng đối với quá trình sản xuất của nông hộ. Phương tiện sản xuất không những giúp nâng cao năng suất lao động mà còn tiết kiệm được nhiều chi phí cũng như thời gian. Qua điều tra thì tình hình trang bị phương tiện sản xuất của các nông hộ thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 4.5 Phương tiện sản xuất của các nông hộ

Đơn vị tính: máy (chiếc)

Nhóm hộ Số lượngMáy tướiBQ/hộ Số lượngMáy càyBQ/hộ Số lượngBình phun thuốcBQ/hộ

Khá 4 0,36 7 0,64 3 0,27

Trung bình 29 0,51 15 0,26 29 0,51

Nghèo 2 0,17 2 0,17 9 0,75

Tổng 35 0,44 24 0,3 41 0,51

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Về phương tiện sản xuất, ta thấy giữa các nhóm hộ có sự khác nhau. Đối với máy tưới thì nhóm hộ trung bình sở hữu có tỷ lệ bình quân trên hộ cao hơn so với 2 nhóm còn lại, ngược lại nhóm hộ khá lại có sự sở hữu về bình quân máy cày cao hơn 2 nhóm kia, khoảng 0,64 chiếc/hộ. Điều này cho thấy các nhóm hộ có điều kiện thì đầu tư về các phương tiện sản xuất tốt hơn so với các nhóm hộ không có điều kiện, từ đó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của các hộ. Ngoài ra các hộ có phương tiện sản xuất có thể có ngồn thu nhập tăng thêm từ việc cho thuê các phương tiện sản xuất đó.

0.75 0.61 0.36 0.52 0.21 0.28 0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 0.80 Diện tích (ha/hộ) Khá Trung bình Nghèo Nhóm hộ Tình hình sử dụng đất nông nghiệp

Cây hàng năm Cây lâu năm

4.1.2 Thực trạng sản xuất lương thực ở phường Khánh Xuân

4.1.2.1 Diện tích sản xuất lương thực

Cây lương thực là một trong những cây trồng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Qua điều tra các nông hộ ta có được bảng diện tích cây lương thực trên địa bàn như sau:

Bảng 4.6 Diện tích cây lương thực

Đơn vị tính: ha

Loại cây trồng Toàn phường Các hộ điều tra

Lúa vụ 1 150 14

Lúa vụ 2 254 13,32

Ngô 150 0,17

Sắn 26 0,15

Tổng 580 27,64

Nguồn: Hội nông dân phường và tổng hợp từ phiếu điều tra

Theo thống kê của Hội nông dân phường Khánh Xuân, tổng diện tích đất nông nghiệp của phường là 1.637,7 ha. Trong đó diện tích cây lương thực là 580 ha, chiếm 36,42% diện tích đất nông nghiệp.

Tổng diện tích lúa trên địa bàn phường là 404 ha, chiếm 69,66% diện tích cây lương thực và chiếm 24,67% diện tích đất nông nghiệp.

Diện tích cây ngô được trồng trên địa bàn phường không nhiều, chỉ chiếm 25,86% diện tích cây lương thực, 9,16% diện tích đất nông nghiệp với 150 ha.

Diện tích cây sắn được trồng trên địa bàn phường là 26 ha, chiếm tỷ lệ ít trong cơ cấu cây trồng trên địa bàn. Con số này sẽ giảm dần do các hộ nông dân đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây khác.

Bảng 4.7 Diện tích cây lương thực của từng nhóm hộ điều tra

Đơn vị tính: ha/hộ Loại cây trồng Bình quân chung Nhóm hộ Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo DT Cơ cấu (%) DT Cơ cấu (%) DT Cơ cấu (%) DT Cơ cấu (%)

Lúa 0,34 87.18 0,62 84.93 0,33 94.29 0,16 80

Ngô 0,03 7.69 0,09 12.33 0,01 2.86 0,01 5

Sắn 0,02 5.13 0,02 2.74 0,01 2.85 0,03 15

Tổng 0,39 100 0,73 100 0,35 100 0,2 100

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Qua điều tra 80 hộ nông dân của 3 tổ dân phố và 1 buôn ta thấy được diện tích cây lương thực trên địa bàn chỉ bao gồm 3 loại cây trồng đó là cây lúa, cây ngô và cây sắn.

Biểu đồ 4.4: Diện tích cây lương thực của từng nhóm hộ

Đối với hộ nghèo thì chủ yếu là sản xuất cây lúa với tổng diện tích gieo cấy trung bình (cả 2 vụ) của mỗi hộ là 0,16 ha, diện tích cây ngô là 0,01 ha và diện tích cây sắn là 0,03 ha. Hai nhóm hộ trung bình và hộ khá cũng có diện tích cây lúa cao hơn so với 2 loại cây trồng còn lại.

Nhìn chung thì nhóm hộ khá có bình quân diện tích đất trồng trọt trên hộ là cao nhất, 0,73 ha/hộ, nhóm hộ trung bình thì chỉ là 0,35 ha/hộ và thấp nhất là nhóm hộ nghèo chỉ có 0,2 ha/hộ. Qua đây ta cũng thấy được giữa các nhóm hộ thì có sự

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình sản xuất lương thực trên địa bàn phường khánh xuân thành phố buôn ma thuột tỉnh đaklak (Trang 26)