Các nguồ nô nhiễm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ hormon steroid trong nước bọt, sữa và huyết thanh trên những người sống tại vùng phơi nhiễm chất Da cam-dioxin ở Việt Nam. (Trang 50 - 51)

Dioxin là sản phẩm phụ không mong muốn của một số ngành công nghiệp hóa chất, chủ yếu là các lĩnh vực sản xuất công nghiệp các chất hữu cơ

có chứa chất Clo.

Quá trình đốt cháy chất thải sinh hoạt, chất thải y tế hoặc cháy rừng.

22

kim sắt thép, lò chế biến kim loại đốt cháy dây diện, cáp kim loại thứ cấp để

luyện thép, phục hồi tái chế các kim loại phế thải như nhôm, chì, kẽm, đồng,

thải mangan.

Ở Việt Nam, hiện nay nguồn dioxin được quan tâm là hậu quả của chiến

tranh, một lượng lớn dioxin có trong thành phần của chất diệt cỏ do quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến dịch Ranch Hand và chiến dịch Pacer Ivy từ năm 1961

đến 1972. Số lượng hóa chất đã sử dụng hiện vẫn còn tranh cãi. Sau khi kết

thúc chiến tranh Bộ Quốc Phòng Mỹ đã cung cấp dữ liệu cho rằng tổng lượng

chất hóa học đã được rải tại Việt Nam vào khoảng 72 triệu lít. Nhưng thống

kê thực cho thấy lượng chất diệt cỏ đã được sử dụng khoảng 74 triệu lít. Trong đó chất da cam chiếm 61% lượng rải và 86% lượng hóa chất được rải

bằng máy bay có cánh cố định C123.

Vấn đề quan tâm lớn hiện nay đó là sự tồn lưu của dioxin. Sau khi được

rải xuống môi trường, chúng gây ô nhiễm trong bùn đất và nguồn nước rồi tồn

tại và gây độc hại với thiên nhiên. Đồng thời xâm nhập vào cơ thể người

thông qua thức ăn, nước uống và ảnh hưởng tới sức khỏe. Chu kỳ bán hủy của

dioxin trong môi trường khoảng từ 15 đến 20 năm, trong cơ thể con người là từ 7 đến 11 năm [37]. Như vậy lượng dioxin tồn lưu trong thiên nhiên và người dân Việt Nam sẽ vẫn đang là vấn đề thách thức, đặc biệt là những người dân sống ở các khu vực bị ô nhiễm nặng nhất là những “điểm nóng

dioxin” gồm khu vực quanh sân bay Biên Hòa, Phù Cát và Đà Nẵng [38].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ hormon steroid trong nước bọt, sữa và huyết thanh trên những người sống tại vùng phơi nhiễm chất Da cam-dioxin ở Việt Nam. (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)