- Thẻ Family
2.4.7. Đánh giá về hoạt động thanh toán thẻ tại chi nhánh
2.4.7.1. Thuận lợi
Khi vừa nhậm chức, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã đặt ra 6 mục tiêu phải thực hiện trong nhiệm kỳ của mình, trong đó, có mục tiêu đẩy
mạnh TTKDTM và NHNN sẽ có đề án mạnh mẽ tạo bước phát triển và đưa Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ TTKDTM ở mức khá trong khu vực và thế giới.
Ngày 27/12/2011 thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 2453/QĐ-TTg phê duyệt đề án đẩy mạnh TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 quyết định đã đề ra một số mục tiêu nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện đề án; mục tiêu của đề án là đến cuối năm 2015, tăng mạnh số người dân tiếp cận các DV thanh toán, nâng tỉ lệ người dân có tài khoản tại NH lên mức 35%-40% dân số. Đề án triển khai một số nhiệm vụ chủ yếu như: - Từ 2011-2012 NHNN Việt Nam chủ trì phối hợp với các Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành, đơn vị liên quan ban hành nghị định thay thế nghị định số 64/2001/ND-CP của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng DV thanh toán. NHNN Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện và hoàn thành Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất.
- Từ 2012-2013 NHNN Việt Nam chủ trì phối hợp với các Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành, đơn vị liên quan sửa đổi bổ sung nghị định số 161/2006/ND- CP của Chính phủ quy định về thanh toán bằng tiền mặt.
- Từ 2011-2015 NHNN Việt Nam chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị liên quan rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật NHNN Việt Nam 2010, luật các TCTD 2010.
- Từ 2012-2015 NHNN Việt Nam chủ trì phối hợp với các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an và các Bộ, ngành, đơn vị liên quan tăng cường các giải pháp về an ninh, an toàn và bảo mật cho cơ sở hạ tầng thanh toán, xây dựng các tiêu chuẩn đối với máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động thanh toán thẻ thực hiện kiểm định chất lượng máy rút tiền tự động, thiết bị chấp nhận thẻ, nghiên cứu, định hướng áp dụng chuẩn về thẻ thanh toán nội địa, xây dựng kế hoạch phát triển thẻ gắn vi mạch điện tử tại Việt Nam…
Theo thống kê của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, đến thời điểm 31/12/2011, tổng số lượng thẻ ngân hàng các loại được sử dụng trên toàn quốc là 40 triệu thẻ, cao gấp 8 lần năm 2006 (5 triệu thẻ). Trong đó, chiếm gần 90% là thẻ ghi nợ nội địa với tư cách là một kênh huy động vốn rất hiệu quả của các ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn về huy động vốn ngày càng gia tăng như hiện nay. Số lượng máy ATM là 13.000 máy, tăng hơn 4 lần so với năm 2006 (3.000 máy). Số lượng POS là 70.000 máy, tăng gần 7 lần so với năm 2006 (11.000 POS).
Các ngân hàng tại Việt Nam đã có sự đầu tư rất lớn về hệ thống, công nghệ, công tác tuyên truyền, giới thiệu cho người người dân về việc thanh tóan bằng thẻ cũng như luôn tăng cường các biện pháp phòng chống gian lận thẻ. Vì vậy, người dân có thể an tâm trong việc sử dụng thẻ tại Việt Nam khi tuân theo đúng các quy định, thủ tục và hướng dẫn của ngân hàng.
Tiện ích thanh toán qua thẻ cũng ngày càng được NH đẩy mạnh như thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, bảo hiểm, học phí… Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nhận xét: “Đẩy mạnh TTKDTM không chỉ giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế mà còn giúp chính sách tiền tệ của NH Nhà nước thực hiện tốt hơn”.
Những năm gần đây xu hướng tiêu dùng tại các siêu thị, trung tâm mua sắm lớn ngày càng tăng nhanh. Theo đó, các phương thức thanh toán hiện đại như thẻ, online… cũng phát triển mạnh mẽ.
Nhân dịp tổ chức Diễn đàn ngân hàng Đông Nam Á 2011, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Giám đốc NHNN, Chi nhánh TP.HCM có nhận xét về thị trường NH: Nhu cầu chi tiêu tài chính cá nhân qua thẻ thanh toán tại TP.HCM đang có dấu hiệu tăng trưởng tốt. Năm 2010, nhu cầu chi tiêu này có tốc độ tăng trưởng đến 80%. Dự báo nhu cầu chi tiêu cá nhân thông qua thẻ thanh toán vào giai đoạn 2011 – 2015 sẽ tăng trưởng khoảng 35 – 40%.
Khách hàng ngày càng quan tâm đến thẻ các loại thẻ thanh toán quốc tế có thể sử dụng tại tất cả các điểm có biểu tượng của đơn vị phát hành thẻ
(Visa, Master, Amex…) tại Việt Nam và trên toàn thế giới bao gồm Thẻ ghi nợ quốc tế hay còn gọi là Thẻ thanh toán quốc tế và Thẻ tín dụng quốc tế.
Trong vài năm gần đây, số người đi du lịch, du học, công tác ở nước ngoài hay mua sắm trực tuyến tại các website quốc tế ngày một nhiều thì nhu cầu sử dụng thẻ quốc tế là xu hướng tất yếu trong tiến trình hội nhập. Với việc các ngân hàng mở đường cho người tiêu dùng với thủ tục đơn giản và nhiều ưu đãi dài hạn, những người có điều kiện nên nghĩ đến chuyện sở hữu thẻ tín dụng quốc tế để không đứng ngoài xu hướng phát triển của nền kinh tế.
Thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam khá phổ biến, đặc biệt khi đi nước ngoài, người Việt Nam luôn có thói quen mang theo USD hay ngoại tệ của nước sở tại. Nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước và sự giao lưu với các nền kinh tế trên thế giới, bước đầu, người dân đã có những thay đổi tích cực trong thói quen sử dụng thẻ thanh toán.
Thị phần thẻ thanh toán quốc tế hiện nay phần lớn do các NH trong nước chiếm lĩnh với những lợi ích đi kèm, phí thấp hơn các NH nước ngoài.
Theo ông Nguyễn Tấn Vinh, Giám đốc Trung tâm thẻ BIDV, số lượng thẻ được phát hành hiện chưa bằng một nửa dân số Việt Nam. Quan trọng hơn cả là số lượng thẻ phát hành chủ yếu chỉ tập trung tại một số nhóm nhất định mà có những người sử dụng bốn, năm thẻ thanh toán cùng một lúc. Điều này có nghĩa, thẻ thanh toán chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam. Cho thấy Việt Nam là một thị trường tiềm năng chưa được các NH khai thác hết.
2.4.7.2. Khó khăn
Môi trường pháp lý
Khó khăn trước hết là chưa có sự phát triển đồng bộ về môi trường pháp lý và các chính sách liên quan cho việc phát hành và thanh toán thẻ. Quy chế chính thức về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng ban hành theo Quyết định 371/1999/NHNN1 đã đặt nền móng cho sự phát triển của thanh toán thẻ tại Việt Nam. Tuy vậy, quy chế này quá chặt chẽ đối với hoạt
mà Ngân hàng Nhà nước đề ra cho các ngân hàng còn khá nhiều phiền hà và không hợp lý, làm mất đi sự chủ động của các ngân hàng trong phát hành và thanh toán thẻ. Ngoài ra vì chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể và hợp lý nên nảy sinh những bất cập giữa quy định hiện hành về chế độ quản lý ngoại hối, tín dụng, thanh toán...với các phương thức phát hành và thanh toán thẻ hiện nay ở Việt Nam, vì trên thực tế hiện nay phần lớn chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán ở nước ngoài, hoạt động này lại phụ thuộc quy chế quản lý ngoại hối của chính phủ, gây lúng túng cho ngân hàng trong công tác phát hành và thanh toán thẻ.
Hiện nay, trong bộ luật hình sự Việt Nam chưa quy định tội danh và khung hình phạt cho những vi phạm trong lĩnh vực thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. Mặc dù không có quy định riêng liên quan đến thẻ tín dụng trong Luật hình sự nhưng vẫn có thể vận dụng những điều khoản sẵn có của luật để điều chỉnh các vi phạm xảy ra một cách hiệu quả. Tuy nhiên, quan hệ giữa ACB và các tổ chức thẻ quốc tế đựơc điều chỉnh theo quy định và luật của các tổ chức thẻ quốc tế. Mặc dù các điều luật của các tổ chức thẻ quốc tế mà hai bên thoả thuận tuân thủ đều có quy định chi tiết, luôn được cập nhật và không mâu thuẫn với luật pháp Việt Nam nhưng trong một vài trường hợp đặc biệt đã và sẽ xảy ra có những khó khăn cho ngân hàng trong việc phân sử tranh chấp phát sinh, gây tổn thất về tài chính.
Theo Hội Thẻ Việt Nam, thị trường thẻ vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và chưa đem lại nhiều hiệu quả về mặt kinh doanh cho các tổ chức cung ứng DV. Thị trường này cũng đang thiếu các chính sách hỗ trợ cần thiết. Bà Nguyễn Thu Hà, Chủ tịch Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam cho rằng “tính đến thời điểm hiện nay, các cơ quan quản lý vĩ mô tuy đã có định hướng nhưng vẫn chưa ban hành chính sách nhằm tạo bước đột phá đối với DV thanh toán thẻ như quy định về các loại hình kinh doanh bắt buộc phải thanh toán qua thẻ, giảm thuế/hoàn thuế cho các giao dịch thanh toán qua thẻ, miễn/giảm thuế nhập khẩu đối với thiết bị thanh toán thẻ…".
Đến nay những quy định để đảm bảo an toàn cho chủ thẻ cũng như ngân hàng trong giao dịch ATM thì “vẫn mạnh ai nấy làm” mà chưa có quy định thống nhất. Các ngân hàng đều tự đưa ra các quy định, cảnh báo riêng của mình, trong khi chưa có một khung pháp lý cụ thể về vấn đề này.
Từ kinh tế xã hội
Thanh toán bằng thẻ tại Việt Nam chỉ mới thật sự phát triển trong vài năm gần đây và chỉ tập trung tại một số thành phố lớn. Do đó, lượng khách hàng ở những thị trấn nhỏ, nông thôn chưa được khai thác hiệu quả trong khi đây là một lượng khách hàng lớn. Theo bà Trần Thị Hồng Hạnh, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng: "Không thể phủ nhận thị trường thẻ Việt Nam đã có những bước đột phá quan trọng với việc nhiều ngân hàng chủ động và tích cực đầu tư hệ thống công nghệ phục vụ cho việc phát triển sản phẩm thẻ. Tuy nhiên, trong con mắt người nước ngoài, Việt Nam vẫn là xã hội tiền mặt".
Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hiện nay có 49 tổ chức phát hành thẻ với hơn 200 thương hiệu thẻ khác nhau. Sự phát triển của DV thẻ NH có thể xem là lĩnh vực phát triển năng động nhất trong các phương tiện TTKDTM. Một vài năm trở lại đây đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các NH trong quá trình kinh doanh thẻ như chạy đua giảm thậm chí là miễn phí chiết khấu cho các đơn vị chấp nhận thẻ khiến cho việc phát triển mạng lưới POS không có hiệu quả. Về dài hạn, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến phá vỡ sự phát triển bền vững của thị trường thẻ Việt Nam và ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện định hướng đẩy mạnh thanh toán thẻ, TTKDTM.
Ngoài các khoản phí liên quan đến việc sử dụng thẻ, nhiều khách hàng ngại cà thẻ khi thanh toán ở nước ngoài còn bởi những lo lắng về tỷ giá bất ổn. Tỷ giá liên tục biến động, nếu cộng các khoản phí và biến động tỷ giá lại
thói quen thanh toán bằng tiền mặt, khuyến khích dùng thẻ. Nhưng với người dân, cái gì có lợi cho bát cơm manh áo thì họ phải cân nhắc. Nếu phí cao quá thì không những ngân hàng mất khách mà cả thói quen thanh toán cũng không thể hình thành được.
Ngoài ra bà Nguyễn Tú Anh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần DV thẻ Smartlink, nhận định rằng: “Thị trường thanh toán bán lẻ của NH không thiếu các công cụ thanh toán tiện dụng, an toàn nhưng lại thiếu mạng lưới chấp nhận thanh toán và kênh thanh toán. Thị trường thẻ thanh toán ATM/POS từ trước năm 2008 chủ yếu do các NH tự triển khai một cách riêng lẻ khiến chi phí đầu tư cao, tính tương thích, liên thông giữa các NH không có và ngay chất lượng DV, tiêu chuẩn an toàn bảo mật cũng không đồng đều”. Tại nhiều đơn vị bán lẻ hàng hoá mặc dù đã là cơ sở chấp nhận thẻ của ngân hàng nhưng vẫn chỉ chấp nhận thẻ là phương tiện thanh toán cuối cùng khi khách hàng không có tiền mặt.
Bên cạnh đó mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam còn thấp so với ngay cả nhiều nước trong khu vực cũng là một trở ngại cho việc phát triển sử dụng thẻ.
Từ khách hàng
Khó khăn lớn nhất là nhận thức cuả khách hàng đối với loại hình thanh toán mới mẻ này. Làm sao để khách hàng hiểu rõ được hết lợi ích và vai trò to lớn của thẻ đối với xã hội nói chung và đối với bản thân từng chủ thẻ nói riêng. Rõ ràng là thói quen dùng tiền mặt trong đời sống dân cư Việt Nam đã hình thành và bám rễ rất sâu. Hơn nữa đối với nhiều người, thẻ dường như là một sản phẩm công nghệ cao dành cho những đối tượng có thu nhập cao.
Việc sử dụng phương pháp TTKDTM đang vấp phải rào cản lớn từ tâm lý e ngại và không muốn chấp nhận thẻ do phải trả phí cho ngân hàng và hạn chế trong nhận thức về lợi ích của việc thanh toán bằng thẻ của nhiều đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Dùng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ nội địa hoặc quốc tế, mục đích của người dùng là ra nước ngoài đỡ mang theo tiền mặt. Tuy
nhiên, phí chuyển đổi ngoại tệ trong các ngân hàng và cà thẻ ở nước ngoài đang trở nên đắt đỏ khiến không ít người chùn tay. Chi phí “cà thẻ” bỗng trở nên đắt đỏ khiến người tiêu dùng khó bỏ thói quen tiêu xài tiền mặt.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng các loại thẻ không phải khách hàng cũng nắm rõ, và cũng đã có những trường hợp gặp rắc rối, phiền phức khi sử dụng thẻ, nhất là thẻ thanh toán quốc tế. Nên có những trường hợp khách hàng sử dụng thẻ ở Việt Nam bị mất tiền do thanh toán trực tuyến.
Do thói quen sử dụng tiền mặt đã có từ lâu nên phần lớn thẻ ATM chỉ dùng để rút tiền mặt. Nhiều công nhân trong các KCN, KCX được nhận lương qua thẻ nhưng chưa một lần sử dụng thẻ ATM ngoài việc rút tiền.
Từ bản thân NH
Mỗi NH phát hành thẻ đều nỗ lực tăng tiện ích gắn với DV thanh toán thẻ bằng nhiều chương trình khuyến mãi như phát hành thẻ miễn phí,… Tuy nhiên, nhiều NH đang chạy đua lấy số lượng thẻ mà chưa quan tâm đến hiệu quả sử dụng. Một số NH chỉ lo phát hành thẻ mới, không đầu tư vào hệ thống máy ATM, thậm chí còn sử dụng chung cơ sở hạ tầng của NH khác.
Số lượng thẻ ATM trên cả nước xấp xỉ 40 triệu thẻ nhưng có đến hàng chục triệu trong số này là thẻ rác, thẻ “chết”. Chẳng hạn, “đua” phát hành thẻ miễn phí cho công nhân các khu chế xuất, khu công nghiệp, sinh viên các trường đại học, cao đẳng… nhưng mở thẻ xong, khách hàng chỉ để “chết” trong ví, lâu ngày trở thành thẻ “rác”. Lãnh đạo Hội Thẻ Việt Nam từng dự đoán số lượng thẻ ATM “rác” trên toàn hệ thống có thể lên đến 50%.
Cuộc đua lắp đặt POS cũng không kém. Hiện có nhiều NH chỉ tập trung vào một nhóm các đơn vị chấp nhận thẻ thay vì nghiên cứu mở rộng đơn vị mới dẫn đến tình trạng một cửa hàng có nhiều POS khiến tỉ lệ sử dụng không cao gây lãng phí. Ngược lại, cũng có tình trạng đơn vị cung ứng hàng hóa, DV không muốn lắp đặt POS để khách hàng thanh toán bởi vừa phải tốn phí chiết khấu từ 1,8% - 2,5% trên số lượng giao dịch cho NH và phải công khai doanh thu… khiến họ không mặn mà.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Giám đốc NH Nhà nước Việt Nam - Chi