Nghiên cứu tổng hợp vật liệu ZnO pha tạp mangan

Một phần của tài liệu Biến tính ZnO Nano bởi mangan làm chất quang xúc tác phân hủy phẩm màu hữu cơ dưới ánh sáng trông thấy (Trang 54 - 56)

Hàm lượng Mn2+

trong oxit ZnO là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến thành phần và cấu trúc của oxit Mn-ZnO, do đó ảnh hưởng nhiều đến hoạt tính quang xúc tác của vật liệu. Trong thí nghiệm này, chúng tôi tổng hợp 5 mẫu Mn-ZnO có các tỉ lệ mol Mn:Zn khác nhau: 0%; 0,5%; 1,0%; 1,5% và 2,0%. Quy trình tổng hợp mô tả ở mục 2.4.

Các vật liệu tổng hợp được đem thử hoạt tính quang xúc tác. Trong thí nghiệm khảo sát hoạt tính quang xúc tác, chúng tôi giữ cố định pH của dung dịch phản ứng bằng 7, thể tích dung dịch xanh metylen 10ppm là 100ml, lượng xúc tác là 200mg. Quá trình thử hoạt tính xúc tác được tiến hành theo quy trình ở mục 2.3.4. Kết quả xử lý xanh metylen được chỉ ra ở bảng 3.1 và hình 3.1

Bảng 3.1. Hiệu suất xử lý xanh metylen của vật liệuMn-ZnO

Vật liệu ABS [xanh metylen]sau(ppm) Hiệu suất (%)

Mn(0%)-ZnO 0,58 2,65 73,5

Mn(0,5%)-ZnO 0,56 2,57 74,3

Mn (1%)-ZnO 0,40 1,79 82,1

Mn (1,5%)-ZnO 0,50 2,29 77,1

47

Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng tỷ lệ mol Mn: Zn đến khả năng xử lý xanh metylen của vật liệu

Qua kết quả bảng 3.1 và hình 3.1 ta thấy: hiệu suất xử lý xanh metylen sau 150

phút của các vật liệu ZnO pha tạp Mn2+ đều cao hơn so với ZnO nguyên chất. Khi tỷ

mol Mn: Zn tăng từ 0,5% đến 1%, hiệu suất xử lý xanh metylen tăng từ 74,3% đến 82,1%. Nhưng khi tỷ lệ mol Mn:Zn lớn hơn 1% thì hiệu suất xử lý xanh metylen lại giảm từ 82,1% xuống còn 76,2%. Vậy ZnO pha tạp 1% mangan có hoạt tính quang xúc tác cao nhất (82,1%).

Kết quả này có thể được giải thích như sau: khi hàm lượng Mn2+ pha tạp vào

ZnO nhỏ (dưới 1% về số mol), ion Mn2+ sẽ thay thế một phần vị trí ion Zn2+ trong cấu

trúc lục phương mà vẫn không làm thay đổi cấu trúc lục phương của ZnO. Chính sự

thay thế một số vị trí của Zn2+ bởi Mn2+ đã tạo nên sự khuyết tật điểm do ion lạ trong

cấu trúc của ZnO, nên đã ảnh hưởng đến độ rộng vùng cấm của vật liệu. Lúc đầu khi

tăng hàm lượng Mn2+

pha tạp thì độ rộng vùng cấm sẽ giảm đến một giới hạn nào đó thì độ rộng vùng cấm là nhỏ nhất, đồng thời hoạt tính quang xúc tác của ZnO tăng.

Nhưng khi hàm lượng Mn2+ pha tạp tiếp tục tăng đến một giá trị nào đó (lớn hơn 1% về

48

giảm. Thêm vào đó, sự tăng hàm lượng Mn2+ pha tạp có thể xảy ra các phản ứng oxi

hóa tạo thành các oxit của Mn (MnxOy) phủ trên bề mặt ZnO làm cản trở ánh sáng tác

dụng với ZnO nên cũng góp phần làm hoạt tính quang xúc tác của ZnO giảm đi. Mặt

khác, do bán kính ion Mn2+ bằng 0,66 Ǻ lớn hơn bán kính ion Zn2+ bằng 0,6 Ǻ nên việc

thay thế nhiều ion Mn2+ trong cấu trúc của ZnO có thể làm thay đổi cấu trúc lục

phương của ZnO. Điều đáng chú ý nữa là năng lượng vùng cấm của MnO (4,2eV) lớn hơn nhiều so với ZnO (3,27eV) nên khi hàm lượng pha tạp Mn tăng cao sẽ làm tăng khoảng cách năng lượng vùng cấm, làm hoạt tính quang xúc tác của vật liệu giảm [24]. Từ các kết quả này, chúng tôi chọn ZnO được pha tạp 1% Mn cho các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Biến tính ZnO Nano bởi mangan làm chất quang xúc tác phân hủy phẩm màu hữu cơ dưới ánh sáng trông thấy (Trang 54 - 56)