Giải pháp phát triển.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chính sách đối ngoại của Đức EU và vấn đề đặt ra với Việt Nam (Trang 32 - 36)

Trong thời gian vừa qua, những chính sách của Đảng ta đề ra đã cho thấy sự chuyển biến tích cực trong nội dung và hình thức hoạt động đối ngoại:

Từ 1945, Đảng ta đã tập trung toàn lực vào phát triển kinh tế, phục hồi

đất nước sau chiến tranh. Giai đoạn sau, kinh tế vừa phục vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc, vừa là hậu phương vững chắc cho kháng chiến tại miền Nam. Bên cạnh đó, Đảng cũng coi trọng mối quan hệ với các quốc gia láng giềng, những mối quan hệ truyền thống tốt đẹp. Đây là quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta xuyên suốt trong tất cả các kỳ đại hội.

Tới Đại hội X, Đảng đã đưa ra định hướng đối ngoại trong giai đoạn 2006 - 2010. Đại hội khẳng định, chúng ta "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc

tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực". Đây là sự kế thừa, phát triển đường lối, chính sách đối ngoại được đúc kết qua 20 năm đổi mới, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng nước ta trong tình hình mới.

Trên tinh thần đó, trong những năm tới, cùng với việc tiếp tục triển khai những phương hướng đối ngoại lớn mà Đại hội X đã đề ra, công tác đối ngoại cần tập trung vào thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, đối với ngoại giao song phương, tình hình mới đòi hỏi phải

có những biện pháp rất thiết thực, hiệu quả, cụ thể, mang tính đột phá, trên cơ sở cùng có lợi để đưa quan hệ hợp tác với các nước, các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững; hướng nội dung các chương trình hợp tác vào việc phục vụ tốt nhất sự phát triển của đất nước.

Thứ hai, khi chúng ta hội nhập ngày càng sâu rộng thì ngoại giao đa

phương sẽ ngày càng có vai trò quan trọng, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy quan hệ song phương và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Theo đó, chúng ta sẽ chủ động đẩy mạnh hơn nữa các nội dung, chương trình hợp tác vì phát triển trong các tiến trình hợp tác tiểu khu vực, khu vực và quốc tế như hợp tác ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia, hợp tác trong ACMECS, ASEAN, ASEAN+1, ASEAN+3, APEC, ASEM, Hợp tác Đông Á... với các sáng kiến cụ thể, khả thi và tham gia tích cực để hiện thực hóa các sáng kiến đó. Ngoài ra, trong bối cảnh tình hình mới, chúng ta cần chủ động phát huy những thế mạnh của mình không chỉ giới hạn trong các cơ chế, tổ chức khu vực mà ở phạm vi lớn hơn, nhất là trong khuôn khổ Liên hợp quốc.

Thứ ba, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác ngoại giao phục vụ kinh tế. Thứ tư, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng thì

thông tin, văn hóa đối ngoại sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng, trở thành một trong ba trụ cột cơ bản của ngoại giao.

Thứ năm, tiếp tục đổi mới hơn nữa công tác đối với người Việt Nam ở

chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho bà con kiều bào về nước, tích cực hỗ trợ và tạo điều kiện để kiều bào có chỗ đứng và ngày càng lớn mạnh trong cộng đồng xã hội sở tại, đồng thời khuyến khích bà con hướng về Tổ quốc và đóng góp vào sự phát triển mọi mặt của đất nước.

Những năm gần đây kể từ Đại hội XI, Việt Nam đã bổ sung và hoàn

thiện đường lối chủ chương đối ngoại của mình với hai nội dung tiếp theo. Đó là tăng cường vai trò của mình trong ASEAN, phấn đấu xây dựng tổ chức ASEAN theo mô hình lý tưởng là EU; (CHLB Đức là tiếp tục nâng cao vị thế trong EU) và đưa ra phương châm là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tích cực tham gia chung tay giải quyết những vấn đề toàn cầu. Trên đây là những nhận thức chung giữa hai quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Tuy Việt Nam đã có những bước đầu thành công trong tiến trình hội nhập, đang từng ngày từng ngày nỗ lực phát triển và đổi mới mình, nhưng để có được thành công như Đức, Việt Nam cần chú trọng phát triển 2 nội dung sau:

Một là, chúng ta nên đầu tư và tập trung hơn vào đào tạo nhân lực và

củng cố toàn bộ hệ thống giáo dục. Bởi con người luôn là nhân tố quyết định cho sự phát triển của mỗi quốc gia;

Hai là tăng cường mở rộng, đưa các mối quan hệ đối ngoại vào chiều

sâu để tạo những cơ hội cho công dân có thể tiếp xúc với sự tiến bộ, hiện đại trên thế giới và củng cố mối quan hệ ngoại giao Nhà nước chính thống.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, đối ngoại Việt Nam, trong đó có đối ngoại đa phương đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những nội dung, biện pháp đề ra cũng chính là sự khắc phục những hạn chế, yếu kém mà Việt Nam còn gặp phải tạo điều kiện để nước ta khai thác tốt hơn lợi thế là một quốc gia trung tâm, vai trò về vị trí địa lí, kinh tế quan trọng trong khu vực.

KẾT LUẬN

Thực tiễn hoạt động chính trị và những tin tức thế giới trong đó có khu vực châu Âu liên tục được cập nhật đã cho thấy hướng đi mới ngày càng cởi mở, đa dạng hơn trong quan hệ quốc tế ở khu vực này nói chung và giữa CHLB Đức với châu Âu nói riêng. Với những chính sách tích cực, khéo léo, linh hoạt và phù hợp với xu thế mới, Đức không chỉ củng cố thêm vị trí vai trò quan trọng trong kinh tế, chính trị của một nước lớn mà còn xây dựng được một hình ảnh quốc gia đầy thân thiện, hòa bình, dân chủ.

Những điều mà Đức đã làm được cho thấy một điều rằng trong bối cảnh thế giới và quan hệ quốc tế thường xuyên có nhiều biến động, thay đổi như hiện nay thì một chính sách đối ngoại khôn khéo, nhạy bén, mang tính nền tảng và xuyên suốt là một nhân tố vô cùng quan trọng mà các quốc gia phải nắm lấy. Chính sách đối ngoại có thể thay đổi, song, bản chất của nó thì vẫn cần phải có sự đính hướng cơ bản, cần xác định điều gì là then chốt, là bất biến, điều gì cần linh hoạt để lợi ích quốc gia luôn được đặt trong vị thế chủ động nhất, sẵn sàng ứng biến với mọi tình huống có thể xảy ra. Không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn – hiểu và luôn vận dụng tốt điều này sẽ khiến cho quốc gia trở nên vững mạnh hơn.

Là một chủ thể trong quan hệ quốc tế, Việt Nam cũng cần phải không ngừng học hỏi, tích lũy và quan sát các quốc gia khác trong vấn đề bàn bạc, thực hiện chính sách đối ngoại trên cơ sở giữ vững lập trường, chủ động và linh hoạt, luôn lấy chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng làm kim chỉ nam. Cuộc hành trình chuyển biến và phát triển sẽ còn dài, ta nên chuẩn bị thật tốt, thật kĩ, không nên nóng vội, chủ quan, dựa trên những tiềm năng sẵn có, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chúng ta tin tưởng vào một tương lai không xa, những thành tựu nổi bật sẽ xuất hiện, nhanh chóng mở ra một thời kì mới cho đất nước, cho vị thế chính trị quốc gia trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chính sách đối ngoại của Đức EU và vấn đề đặt ra với Việt Nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w