Triển vọng mở rộng mối quan hệ trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chính sách đối ngoại của Đức EU và vấn đề đặt ra với Việt Nam (Trang 29 - 30)

Sau khi chính thức trở lại hoạt động quốc tế, chính sách đối ngoại mới này đã mang lại cho Đức rất nhiều nguồn lợi. Thứ nhất là sự thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá của cộng đồng quốc tế về CHLB Đức. Đây là mục tiêu xuyên suốt được đặt ra trong chính sách đối ngoại mà bước đầu là chuyển hướng chính sách ứng xử với khu vực châu Âu. Việc trở về, tái hội nhập với châu Âu đã xoa dịu được những nhận định trái chiều và làm giảm bớt căng thẳng giữa Đức với các quốc gia láng giềng – những yếu tố tác động đầu tiên đến toàn bộ sự phát triển của nước Đức. Diện mạo của đế chế Đức thiện chiến, hung hăng trước kia giờ đây là một nước Đức rất yêu chuộng hòa bình, thân thiện và chính sách đối ngoại của Đức là một chính sách mang tính chất hòa bình.

Điều thứ hai phải kể đến là nền kinh tế Đức đã mở cửa phát triển vượt bậc trong giai đoạn này, giúp Đức thoát khỏi khủng hoảng, dẫn đầu EU. Dù những chính sách đối ngoại vẫn được xây dựng dựa trên lợi ích quốc gia nhưng sự thay đổi đáng kể này có được là do Đức đã nhận thức được cái giá phải trả cho chiến tranh là vô cùng đắt.

Cùng với những hành động hỗ trợ, giúp đỡ các quốc gia trong khu vực, Đức đã khiến cho mối lo ngại về nguy cơ trở lại của một “ đế chế phát xít” được dập tắt. Và cũng xuất phát từ lí do đó nên ngay từ đầu chính sách hội nhập châu Âu của Đức đã được ủng hộ. Do vậy, chính sách Hội nhập Châu Âu không chỉ đặc biệt quan trọng với Đức mà còn cả khu vực và thế giới. Nó được đánh giá là thực thi hợp thời và rất hiệu quả. Trong giai đoạn hiện nay, chính sách này vẫn đang thể hiện được những ưu thế và sự phù hợp.

CHLB Đức khẳng định sẽ tiếp tục duy trì - phát triển chính sách này. Tuy nhiên, hội nhập Châu Âu giờ sẽ tập trung tăng cường về chất lượng hơn

là số lượng. Đức đưa ra phương hướng sẽ mở rộng những mối quan hệ đối tác song phương và đa phương trên tất cả các lĩnh vực, tiến tới đưa những mối quan hệ đó vào chiều sâu. Tổng quát, những nét căn bản trong chính sách đối ngoại của Đức là:

- Coi trọng quan hệ hòa hảo với các quốc gia láng giềng.

- Tăng cường, củng cố vị thế của Đức trong EU, nhanh chóng đưa EU thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công.

- Tập trung phát triển chiều sâu mối quan hệ đối tác với Pháp, Anh và Nga.

- Gia tăng vai trò trong giải quyết những vấn đề toàn cầu, vì nước Đức nói riêng và thế giới nói chung.

Sự thay đổi cơ bản trong chính sách đối ngoại với những nội dung và bước đi đúng đắn, phù hợp đã khiến cho Đức nhận được nhiều sự ủng hộ, tạo nên những kết quả khả quan, mở ra một tương lai đầy triển vọng cho con đường ngoại giao của Đức. Những thành quả ban đầu đạt được đã chứng tỏ tại thời điểm này, CHLB Đức đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình và từ thái độ, mong muốn kết hợp cùng sự cầu tiến đã khẳng định một nước Đức trong tương lai đầy thân thiện và hòa bình. Những yếu tố chủ quan kết hợp cùng những tác động khách quan đã mở ra nhiều triển vọng mới trong quan hệ hợp tác giữa Đức và châu Âu, điều này báo trước trong tương lai không xa, sự kết hợp sẽ khiến Đức và châu Âu tiến xa, tiến mạnh hơn nữa trong nhịp sống toàn cầu hóa hiện đại.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chính sách đối ngoại của Đức EU và vấn đề đặt ra với Việt Nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w