Khảo sát địa chất công trình cho cầu, cống

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT KHẢO SÁT CẦU - ĐƯỜNG Ô TÔ (Trang 31 - 33)

* Khảo sát ĐCCT cho cống

Công tác khảo sát ĐCCT cho cống cần được kết kợp với khảo sát nền đường. Chỉ đặt vấn đề khảo sát khi ở đó có điều kiện ĐCCT đặc biệt. Cần tận dụng các tài liệu khảo sát ở giai đoạn trước. Chỉ tiến hành khoan trong những trường hợp đặc biệt. Khối lượng này sẽ do Chủ nhiệm nghiệp vụ quyết định nhưng không quá 1 lỗ khoan cho một vị trí cống (trừ các cống đặc biệt).

Công tác lấy mẫu đất đá như đối với nền đường thông thường đối với những nơi tiến hành khoan. Ngoài trường hợp này ra thì sử dụng kết quả của khảo sát nền đường. Không lập hồ sơ riêng cho hạng mục này mà lập chung hồ sơ với tuyến.

* Khảo sát ĐCCT cho cầu nhỏ

Đối với cầu nhỏ, cần tận dụng các lỗ khoan đã tiến hành trong giai đoạn trước nếu vị trí các lỗ khoan đó đúng tại vị trí mố cầu trong giai đoạn này. Nếu các vị trí này không nằm đúng vị trí mố cấu nhưng xét thấy vẫn sử dụng được thì không cần bổ sung lỗ khoan. Trường hợp ngược lại thì cần bố trí lỗ 2 lỗ khoan tại vị trí mố cầu. Độ sâu lỗ khoan từ 15 đến 30 mét và cũng có điều kiện kết thúc lỗ khoan như trong giai đoạn trước.

Công tác lấy mẫu đất đá, thí nghiệm và chỉnh lý, lập hồ sơ khảo sát ĐCCT như trong trường hợp giai đoạn NCKT.

*Khảo sát ĐCCT cho cầu trung và cầu lớn

Công tác điếu tra đo vẽ ĐCCT cho cầu trung và cầu lớn được tiến hành trên bản

đồ địa hình có tỷ lệ thích hợp. Chú trọng điều tra các vết lộ, các hiện tượng ĐCĐL nhất là hiện tượng xói lở bờ, hiện tượng tiềm thực v.v...

Công tác khoan thăm dò được tiến hành như sau :

Đối với cầu trung, bố trí mỗi vị trí trụ và mố một lỗ khoan (kết hợp SPT). Độ sâu

lỗ khoan từ 25 đến 40 mét. Trong trường hợp đặc biệt có thể tới 90 mét tuỳ điều kiện phức tạp về ĐCCT Điều kiện kết thúc lỗ khoan cũng tương tư như đối với bước NCKT.

Đối với cầu lớn, bố trí mỗi vị trí mố và trụ môt lỗ khoan (kết hợp SPT). Trong

trường hợp điều kiện ĐCT phức tạp, địa tầng không đồng nhất, có hiện tương các-tơ, có phân bổ đá vôi thì có thể bố trí 2 lỗ khoan cho mỗi vị trí mố hoặc trụ cầu. Các lỗ khoan này có thể được bố trí so le nhau so với tim cầu. Điều kiện kết thúc lỗ khoan cũng tương tư như đối với cầu trung.

Toàn bộ kết quả khoan phải xác định được độ sâu đặt móng và chỉ tiêu cơ lý của các lớp. Tại mỗi cầu cần lấy một mẫu nước để phân tích, đánh giá tính chất ăn mòn của nước đối với bê tông và bê tông cốt thép. Công tác lấy mẫu và thí nghiệm đất đá được tiến hành như đối với giai đoạn trước nhưng phải đảm bảo đủ số lượng mẫu để phù hợp với quy định về chỉnh lý chỉ tiêu của đất. Hồ sơ khảo sát ĐCCT cho cầu trung và cầu lớn phải được lập riêng.

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT KHẢO SÁT CẦU - ĐƯỜNG Ô TÔ (Trang 31 - 33)