Ước tính đầu tư và hiệu quả cho phương án quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã yên hoa, huyện đan phượng, thành phố hà nội giai đoạn 2013 2010 (Trang 59 - 63)

IV Bình quân thu nhập đầu người đồng/năm Triệu 20,50 30,60 10,

b Cây lâu năm khác: trồng cây lâm nghiệp phân tán

3.2.5. Ước tính đầu tư và hiệu quả cho phương án quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp

xuất nông lâm nghiệp

3.2.5.1. Ước tính đầu tư và hiệu quả kinh tế *) Ước tính vốn đầu tư

Trong phương án quy hoạch, sản xuất nông lâm nghiệp đóng vai trò chủ đạo, do vậy hiệu quả của ngành nông lâm nghiệp mang lại sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả của cả phương án quy hoạch.

Hiệu quả kinh tế của phương án quy hoạch sử dụng đất được thể hiện qua sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, đem lại sự phát triển kinh tế, tăng nguồn thu nhập, tạo hướng đi phù hợp với xu thế phát triển và nhu cầu thị trường trong tương lai.

Vốn đầu tư được xác định dựa vào khối lượng công việc của các hạng mục đầu tư tương ứng trong cả chu kì sản xuất kinh doanh.

- Tổng vốn đầu tư cho cây nông nghiệp ngắn ngày:

+ Tổng vốn đầu tư cho trồng lúa là 74.650.000 đồng/ha/năm, với diện tích 113,77 ha nhưng một năm sản xuất được 2 vụ nên diện tích là 227,54 ha, vậy tổng vốn đầu tư cho các giống lúa trong kỳ quy hoạch 10 năm là 16.985.861.000 đồng.

+ Tổng vốn đầu tư cho trồng ngô là 20.700.000 đồng/ha/năm, với diện tích 15 ha, vậy tổng vốn đầu tư cho ngô trong kỳ quy hoạch 10 năm là 3.105.000.000 đồng.

+ Tổng vốn đầu tư cho trồng đậu là 20.150.000 đồng/ha/năm, với diện tích 8 ha, vậy tổng vốn đầu tư cho trồng đậu trong kỳ quy hoạch 10 năm là 1.612.000.000 đồng.

+ Tổng vốn đầu tư cho trồng hoa là 21.000.000 đồng/ha/năm, với diện tích 22,38 ha, vậy tổng vốn đầu tư cho trồng hoa trong kỳ quy hoạch 10 năm là 4.699.800.000 đồng.

Tổng vốn đầu tư cho trồng các cây nông nghiệp ngắn ngày trong kỳ quy hoạch 10 năm là 94.346.105.000 đồng.

- Tổng vốn đầu tư cho cây nông nghiệp lâu năm:

+ Tổng vốn đầu tư cho trồng Bưởi là 207.895.000 đồng/ha/năm, với diện tích 50,3 ha, vậy tổng vốn đầu tư cho trồng Bưởi trong kỳ quy hoạch là 10.457.118.500 đồng.

+ Tổng vốn đầu tư cho trồng Phật thủ là 215.630.000 đồng/ha/năm, với diện tích 48,48 ha, vậy tổng vốn đầu tư cho trồng phật thủ trong kỳ quy hoạch là 10.453.742.400 đồng.

Tổng vốn đầu tư cho các cây nông nghiệp lâu năm là 20.910.860.900 đồng. - Tổng vốn đầu tư cho trồng cây lâm nghiệp:

+ Tổng vốn đầu tư cho trồng Keo lai là 54.875.484,26 đồng/ha/năm, với diện tích 4,9 ha, vậy tổng vốn đầu tư cho trồng phật thủ trong kỳ quy hoạch là 268.889.872,9 đồng.

+ Tổng vốn đầu tư cho trồng Bạch đàn là 61.507.819,54 đồng/ha/năm, với diện tích 3,5 ha, vậy tổng vốn đầu tư cho trồng Bạch đàn trong kỳ quy hoạch 10 năm là 215.277.368,4 đồng.

Tổng vốn đầu tư cho các cây lâm nghiệp phân tán là 484.167.241,3 đồng. Vậy tổng vốn đầu tư cho sản xuất nông – lâm nghiệp là: 115.741.133.100 đồng.

*) Hiệu quả kinh tế

- Tổng thu nhập cho cây nông nghiệp ngắn ngày:

+ Tổng thu nhập cho trồng lúa là 150.980.000 đồng/ha/năm. Với diện tích 113,77 ha nhưng một năm sản xuất được 2 vụ nên diện tích là 227,54 ha, vậy tổng thu nhập cho các giống lúa trong kỳ quy hoạch 10 năm là 343.539.892.000 đồng.

+ Tổng thu nhập cho trồng ngô là 49.600.000 đồng/ha/năm. Với diện tích 15 ha, vậy tổng thu nhập cho ngô trong kỳ quy hoạch 10 năm là 7.440.000.000 đồng.

+ Tổng thu nhập cho trồng đậu là 45.000.000 đồng/ha/năm. Với diện tích 8 ha, vậy tổng thu nhập cho trồng đậu trong kỳ quy hoạch 10 năm là 3.600.000.000 đồng.

+ Tổng thu nhập cho trồng hoa là 45.500.000 đồng/ha/năm. Với diện tích 22,38 ha, vậy tổng thu nhập cho trồng hoa trong kỳ quy hoạch 10 năm là 10.182.900.000 đồng.

Tổng thu nhập cho trồng các cây nông nghiệp ngắn ngày trong kỳ quy hoạch 10 năm là 364.762.792.000 đồng.

(Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế của cây nông nghiệp ngắn ngày được thể hiện ở phụ biểu 06, 07)

- Tổng thu nhập cho cây nông nghiệp lâu năm:

+ Tổng thu nhập cho trồng Bưởi là 1.781.500.000 đồng/ha/năm. Với diện tích 50,3 ha, vậy tổng thu nhập cho trồng Bưởi trong kỳ quy hoạch là 89.609.450.000 đồng.

+ Tổng thu nhập cho trồng Phật thủ là 2.115.000.000 đồng/ha/năm. Với diện tích 48,48 ha, vậy tổng thu nhập cho trồng phật thủ trong kỳ quy hoạch là 102.535.200.000 đồng.

Tổng thu nhập cho các cây nông nghiệp lâu năm là 192.144.650.000 đồng.

(Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế của cây nông nghiệp lâu năm được thể hiện ở phụ biểu 08, 09, 10)

Số liệu tổng hợp về hiệu quả kinh tế của cây Bưởi và cây Phật thủ ở bảng sau:

Bảng 3.6: Tổng hợp hiệu quả kinh tế cho 1 ha trồng cây ăn quả

STT Chỉ tiêu Loài cây

Bưởi Phật thủ 1 Ct 207.895.000 21.5630.000 2 Bt 1.781.500.000 2.115.000.000 3 Bt – Ct 1.573.605.000 1.899.370.000 4 BCR 5,93 7,18 5 IRR 9% 8% 6 NPV 683.533.173 866.631.631,47

- Tổng thu nhập cho cây lâm nghiệp:

+ Tổng thu nhập cho trồng Keo lai là 260.000.000 đồng/ha/năm. Với diện tích 4,9 ha, vậy tổng thu nhập cho trồng Keo lai trong kỳ quy hoạch là 1.274.000.000 đồng.

+ Tổng thu nhập cho trồng Bạch đàn là 222.000.000 đồng/ha/năm. Với diện tích 3,5 ha, vậy tổng thu nhập cho trồng Bạch đàn trong kỳ quy hoạch là 777.000.000 đồng.

Tổng thu nhập cho các cây lâm nghiệp phân tán là 2.051.000.000 đồng.

(Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế của cây lâm nghiệp phân tán được thể hiện từ phụ biểu 11 đến phụ biểu 22 )

Số liệu tổng hợp về hiệu quả kinh tế của cây Bưởi và cây Phật thủ ở bảng sau:

Bảng 3.7: Tổng hợp hiệu quả kinh tế cho 1 ha trồng cây Keo lai và cây Bạch đàn

STT T

Chỉ tiêu Loài cây

Keo lai Bạch đàn 1 Ct 54875484,26 61507819,54 2 Bt 260.000.000 222.000.000 3 Bt – Ct 205.124.515,74 160.492.180,46 4 BCR 2,79 2,12 5 IRR 9% 10% 6 NPV 85.631.807,29 60.245.131,4

Vậy tổng thu nhập của sản xuất nông – lâm nghiệp là: 558.958.442.000 đồng.

3.2.5.2. Hiệu quả về mặt xã hội

Ngoài hiệu quả về mặt kinh tế phương án quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã có hiệu quả lớn về mặt xã hội. Hiệu quả này được thể hiện qua các điểm sau:

- Yên Hoalà xã đã được công nhận là xã đạt chuẩn Nông thôn mới nên đóng góp vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của xã. Thúc đầy phát triển nền kinh tế bền vững, song song với sự phát triển nhanh của các ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ, giảm và ổn định ngành nông nghiệp.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn một cách đồng bộ, tạo thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng lân cận, thu hút đầu tư trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, chuyển dịch được lực lượng lao động ngành nông nghiệp sang phát triển các ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ một cách hài hòa, hợp lý trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế xã.

- Đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cho xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống góp phần xóa đói giảm nghèo và hạn chế các tệ nạn xã hội, giữ vững ổn định trật tự xã hội trên địa bàn.

3.2.5.3. Hiệu quả về môi trường

Một phương án khả thi thì phải đảm bảo đủ ba yếu tố đó là hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường. Môi trường là một trong những nhu cầu quan trọng mà con người hướng tới trong tương lai. Như vậy hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã yên hoa, huyện đan phượng, thành phố hà nội giai đoạn 2013 2010 (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w