Căn cứ, định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã yên hoa, huyện đan phượng, thành phố hà nội giai đoạn 2013 2010 (Trang 48 - 50)

IV Bình quân thu nhập đầu người đồng/năm Triệu 20,50 30,60 10,

3.2.1.Căn cứ, định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế

3.2.1.1. Căn cứ để xác định phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế

- Phương hướng, mục tiêu quy hoạch sử dụng đất của huyện Đan Phượng.

- Phương hướng phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của xã Yên Sở. - Hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp của xã.

- Kết quả điều tra phân tích điều kiện cơ bản của xã.

- Tình hình sử dụng nông lâm sản, phân tích thị trường nông lâm sản trên địa bàn xã và trong vùng.

- Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, môi trường của xã.

- Chủ trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế cho xã của huyện, tỉnh và các tổ chức khác.

3.2.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế xã

- Hoàn thiện nhanh công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp hệ thống mạng lưới điện, các cơ sở hạ tầng khác. Hình thành các khu trung tâm kinh tế (khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ), tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến một cách rộng rãi, phát huy được tiềm năng thế mạnh có sẵn ở xã, nhằm nâng cao chất lượng, sản lượng nông – lâm sản, tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng đáp ứng được nhu cầu thị trường.

- Huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm xây dựng vùng sản xuất tập trung với quy mô vừa, với các sản phẩm thế mạnh có giá trị cao, phù hợp với điều kiện sản xuất ở địa phương.

- Giảm thiểu chi phí đầu vào trong sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng từ đó tăng giá trị sản phẩm đầu ra, đưa sản xuất nông nghiệp của xã cơ bản trở thành nền nông nghiệp sạch có quy mô lớn

- Khai thác sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên của xã, đặc biệt là tài nguyên đất đai, tạo ra môi trường sinh thái bền vững, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo ổn định cuộc sống cho nhân dân, góp phần giữ vững nền an ninh,

3.2.1.3. Mục tiêu phát triển a. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực và tiềm năng sẵn có, khai thác có hiệu quả các thế mạnh của địa phương.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng cơ bản, dịch vụ đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế tạo thế tăng trưởng bền vững, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển dân sinh, nâng cao dân trí công bằng xã hội.

Tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất.

b. Mục tiêu cụ thể *) Về kinh tế

Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. Phát triển kinh tế của xã đặt ra trong mối quan hệ gắn bó với các xã trong và ngoài huyện.

Phát triển bền vững và nâng cao năng suất các nghề đã có, phát triển các nghề mới để nâng cao thu nhập cho người dân trong xã.

Áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi để đạt năng suất cao.

Quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp: trồng mới và phát triển trên diện tích 8,4 ha cây phân tán trong đất trồng cây lâu năm để góp phần tăng thu nhập.

*) Về văn hóa - xã hội

Tạo công ăn việc làm cho nhân dân lao động trong xã, nâng cao mức sống cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị bảo vệ an ninh quốc phòng trên địa bàn. Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhân dân.

Đẩy mạnh các phong trào thể thao quần chúng. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể.

*) Về môi trường sinh thái

Bảo vệ nguồn nước và môi trường trong xã, để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Xây dựng các bãi xử lý rác thải sinh hoạt, tránh gây ô nhiễm ra xung quanh.

Xây dựng nghĩa trang nhân dân và hoàn thiện quy chế quản lý nghĩa trang. Thực hiện trồng và phát triển cây phân tán để bảo vệ, giữ đất nước.

3.2.1.4. Nhiệm vụ

Nâng cao năng suất, thu nhập từ 314,05 ha diện tích đất nông nghiệp hiện có, bằng cách áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật, đổi mới phương thức canh tác, chuyên canh các cây có thế mạnh của địa phương.

Trồng cây phân tán trên diện tích đất chưa sử dụng kết hợp trồng các cây ngắn ngày của địa phương, để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất và cải thiện bầu không khí, tán lưu giữ ô nhiễm phát triển ra khu vực xung quanh, cải tạo đất.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã yên hoa, huyện đan phượng, thành phố hà nội giai đoạn 2013 2010 (Trang 48 - 50)