Dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã yên hoa, huyện đan phượng, thành phố hà nội giai đoạn 2013 2010 (Trang 45 - 48)

IV Bình quân thu nhập đầu người đồng/năm Triệu 20,50 30,60 10,

3.1.7.Dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hộ

*) Nhu cầu phát triển kinh tế nông lâm nghiệp

Nhu cầu của người dân về lương thực thực phẩm thiết yếu là rất lớn, cùng với sự phát triển của dân số hiện nay cần có kế hoạch, quy hoạch phân bố diện tích đất một cách hợp lý để tạo ra điều kiện phát triển sản xuất nông lâm nghiệp một cách bền vững. Theo số liệu thông kê của năm 2014 cho thấy thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 30,6 triệu đồng/người/năm. Để đáp ứng nhu cầu đời sống ngoài diện tích đất ở người dân đã tận dụng trồng thêm rau quả kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm cải thiện điều kiện bữa ăn hàng ngày cho gia đình.

Quy hoạch đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/năm. Để đạt được điều đó chúng ta không chỉ chú trọng phát triển các ngành chủ yếu là nông nghiệp, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ nhỏ lẻ mà phải có chính sách đầu tư và phương hướng phát triển dài hạn.

Đặc biệt, trên địa bàn xã chưa có thiết kế kỹ thuật chung cho trồng cây phân tán trong các khu công sở, vỉa hè… chưa có quy định cụ thể về quỹ đất cần thiết dành riêng cho cây trồng… mà hầu hết mỗi đơn vị tự bố trí thiết kế quy hoạch trồng cây riêng cho cơ quan, đơn vị mình. Thực tế cho thấy còn nhiều bất cập và sự tự phát, không đồng nhất về loài cây trồng, mật độ trồng, do vậy, cần quy hoạch phát triển thêm mô hình trồng cây phân tán trên diện tích đất trống và ven các con đường, ven đê, vỉa hè như: keo lai, bạch đàn, mỡ, bằng lăng, phượng vĩ… để đồng nhất về loài cây trồng tạo cảnh quan sinh thái, môi trường sống được cải thiện, bảo vệ đất, nước, làm tăng nguồn thu nhập cho người dân.

Trong những năm tới cần tập trung chuyển đổi ruộng đất, đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh phát triển hệ thống sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp nhằm phát huy hết những lợi thế vốn có của địa phương.

*) Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp

Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp là rất lớn vì muốn tạo ra sản lượng lớn, lương thực đáp ứng nhu cầu trong tương lai nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít mà giá trị lại thấp. Như vậy vấn đề đặt ra đó là cần đưa giống mới năng suất cao đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có như vậy mới đảm bảo sản xuất đủ lương thực phục vụ cho nhu cầu trong tương lai.

*) Nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp

Nhằm đáp ứng nhu cầu về đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cũng như bố trí quỹ đất cho các mục đích phát triển cơ sở hạ tầng…, dự kiến đến năm 2025 xã cần có khoảng 218,35 ha, tăng 46,57 ha so với năm 2014 sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.

*) Nhu cầu phát triển dân cư

Khu dân cư trung tâm cần tận dụng các diện tích đất trống còn lại để bố trí đất ở. Bổ sung các công trình công cộng phục vụ trong các khu dân cư. Tăng cường hệ thống cây xanh, sân chơi, thể dục thể thao cho các khu dân cư. Xây dựng khu tái định cư phục vụ cho công tác quy hoạch chung của xã.

Các khu dân cư mới được hình thành chủ yếu ven các tuyến đường tỉnh lộ, tuyến huyện lộ và các tuyến đường chính trong xã, thuận lợi cho sinh hoạt và được giao đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.

*) Nhu cầu về giáo dục

Phát triển giáo dục – đào tạo phải cân đối hợp lý giữa các bậc học, cấp học, ngành học và các lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã và của huyện đến năm 2025. Xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục đào tạo với mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, huy động mọi nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giáo dục đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa giáo dục và đào tạo.

*) Nhu cầu về tiến bộ khoa học, kỹ thuật

Sự phát triển nhanh của công nghệ sinh học là bước phát triển nhanh chóng để tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao,

khả năng chống chịu với dịch bệnh tốt hơn. Ứng dụng rộng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản mang lại những tác động tích cực vào sản xuất.

Trong sản xuất nông nghiệp, công nghệ sinh học còn ứng dụng ở các hoạt động xử lý chất thải, giảm ô nhiễm môi trường, giảm sự lây lan dịch bệnh đối với vật nuôi, cây trồng. Ứng dụng khoa học công nghệ sau thu hoạch trong các khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản, làm giảm tổn thất sau thu hoạch.

Ngoài ra còn ứng dụng các công nghệ khoa học trong khai thác thủy, hải sản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn. Tiến bộ về khoa học kỹ thuật ngày càng được phát triển với quy mô rộng khắp, đặc biệt là sự phát triển công nghệ cao như bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc, máy móc, cơ giới hóa… trong các ngành công nghiệp, xây dựng, góp phần nâng cao năng lực quản lý, tìm kiếm thông tin thị trường, giúp người dân nhanh chóng tiếp cận với những tiến bộ khoa học mới.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã yên hoa, huyện đan phượng, thành phố hà nội giai đoạn 2013 2010 (Trang 45 - 48)