Xử lý nội nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ tỷ lệ lớn (Trang 65 - 71)

- Xử lý số liệu đo lưới khống chế. Cần phải tiến hành xử lý số liệu đo đạc lưới khống chế mặt phẳng và độ cao (tiến hành bình sai chặt chẽ số liệu theo nguyên lý số bình phương nhỏ nhất) bằng phần mềm DPSurvey đã giới thiệu ở trên để thu được bảng toạ độ và độ cao các điểm khống chế để phụ vụ cho công tác tính toàn toạ độ và độ cao các điểm chi tiết địa hình.

- Tính toán toạ độ và độ cao các điểm chi tiết bằng phần mềm DPSurvey. Căn cứ và file số liệu đo đạc chi tiết như khoảng cách, góc bằng, góc đứng và bảng toạ độ và độ cao các điểm khống chế tiến hành tính toán toạ độ và độ cao các điểm chi tiết địa hình dựa vào các bài toàn thuận và nghịch trong trắc địa .

- Triển điểm khống chế và độ cao lên bản vẽ bằng các phần mềm chuyên dụng như AutoCAD, MicroStation,… sau đó dựa vào bản vẽ sơ hoạ ngoài thực địa tiến hành nối các đối tượng địa hình, địa vật và gán các ký hiệu điểm như cột điện, cây độc lập, biển báo,… Trong trường hợp đo đạc bằng máy toàn đạc điện tử và Fieldbook có gán mã trực tiếp ngoài thực địa cần có phần mềm chuyên dụng như SDR, Famis, Topo,… để xử lý Code nối các điểm tự động tạo thành các đối tượng bản đồ. Đối với dỏng đất (độ cao thấp của địa hình) cù thể vẽ bằng hai cách, vẽ theo nội suy bằng mắt trên cơ sở của các điểm cao tránh, dụng đối tượng dạng đường 3d để vẽ các đường bình độ (có cùng độ cao) hoặc trên cơ sở các điểm toạ độ và cao độ tiến hành lập mô hình số độ cao DEM và sử dụng mô hình số độ cao này để tự động nội suy các

đường bình độ theo các modul MTA của bộ MGE-PC, Softdesk 8.0. Surfer Golden Software

Hình3.1: Kết quả phun điểm chi tiết trên phần mềm AutoCad

3.2.6. Biên tập, in bản đồ nháp, đối soát ngoại thực địa.

Sau khi xử lý nội nghiệp cơ bản chúng ta thu được bản đồ cú đầy đủ các đối tượng, tuy nhiên các đối tượng có thể sai lớp, sai màu, sai lực nột,… cần phải chỉnh sửa cho đúng quy định theo 7 lớp đối tượng (cơ sở toán học, thuỷ hệ, địa hình, dân cư, giao thông, ranh giới, thực vật). Tiến hành in thử và coi đây là bản đồ nháp, đưa tờ bản đồ nháp ra đối chiếu thực địa chỉnh sửa những sai sót trực tiếp bằng phương pháp kéo thước dây hoặc phương pháp đo bự bằng máy toàn đạc.

Hình3.2: Kết nổi các tối tượng địa vật.

3.2.7. Hoàn thiện biên tập.

Bản đồ sau khi biên tập phải đảm các đối tượng bản đồ có màu sắc, ký hiệu mang tính tương quan địa lý đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ của bản đồ. Trong công tác hoàn thiện biên tập bản đồ chúng ta phải thực hiện công việc tạo vùng, tụ màu, trải ký hiệu, biên tập các kí hiệu kiểu đường, chỉnh sửa sai sót như lọc bỏ các điểm thừa, làm trơn đường,…

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Sau một thời gian tích cực nghiên cứu, với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình các thầy, cô giáo, đồ án đã hoàn thành đúng tiến độ và đạt được mục tiêu của đồ án: “ Ứng dụng máy toàn đạc điện tử Leica TS02 thành lập bản đồ tỷ lệ lớn ” .

Nội dung của đồ án đã giải quyết những vấn đề sau:

- Cơ sở toán học thành lập bản đồ tỷ lệ lớn bằng máy toàn đạc điện tử.

- Giới thiệu về máy toàn đạc điện tử và phần mềm xử lý số liệu đo. - Đưa ra quy trình đo đạc, xử lỷ thành lập bản đồ tỉ lệ lớn bằng máy

toàn đạc điện tử Leica TS02.

Từ kết quả thực nghiệm của đồ án ta có thể khẳng định rằng: Máy toàn đạc Leica TS02 kết hợp với các phần mềm chuyên dụng để thành lập bản đồ tỷ lệ lớn đảm bảo độ chính xác và mang lai hiệu quả cao.

Như vậy, đồ án đã cung cấp những hiểu biết cơ bản nhất công tác đo đạc tại thực địa và xử lý số liệu đo. Do sự hạn chế về thời gian, khả năng của bản than nên nội dung đồ án không tránh khỏi những sai sót.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đại úy, ThS. Nguyễn Như Hùng cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong Bộ môn Trắc địa - Bản đồ, Cúc Bản đồ - BTTM , Bản đồ Học viện KTQS, các bạn đồng nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, đồng viện em trong thời gian làm đồ án.

Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để nội dung đồ án hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đại tá, Ths. Trần Văn Năm, Trắc địa công trình, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Hà Nội 2005.

[2]. GS, TSKH. Hoàng Ngọc Hà, Bình sai tính toán lưới trắc địa và GPS, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2006

[3]. Đại tá, TS. Nguyễn Văn Vấn, Trắc địa cao cấp, Cục bản đồ - Bộ tổng tham mưu, Hà Nội 2005.

[4]. Phan Văn Hiến, Vi Trường, Trương Quang Hiếu, Lý thuyết sai số và

phương pháp bình phương nhỏ nhất, Hà nội 1985

[5]. Nguyễn Trọng San, Đào Quang Hiếu, Đinh Công Hoà, Trắc địa cơ sở, Nhà xuất bản xây dựng, Hà nội 2002

Một phần của tài liệu Xây dựng máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ tỷ lệ lớn (Trang 65 - 71)