- Nhăc lại yêu cầu của cô
-Tổ chức chơi một lần nữa , nhưng yêu cầu nhanh hơn - Nhận xét khen trẻ kịp thời khi trẻ thực hiện đúng 20.
1. Khi cho trẻ lăn khối cầu mà khối cầu của trẻ lăn vào gầm giá đồ chơi không lấy được, nếu là giáo viên dạy lớp đó, anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?
- Cô lấy khối cầu khác trong số đồ dùng chuẩn bị dư để đưa trẻ.
2. Khi cô yêu cầu trẻ lấy thêm đồ dùng để cho đủ số lượng 7 mà trẻ lấy sai số lượng, nếu là giáo viên dạy lớp đó, anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?
- Yêu cầu trẻ đếm lại thứ tự nhóm đối tượng mới tạo thành. Kiểm tra kết quả so với yêu cầu của cô.
- Cất bớt hay lấy thêm cho đủ số lượng cô yêu cầu.
3. Khi trẻ nhầm lẫn khối vuông và khối chữ nhật vì cả 2 khối đều có 6 mặt, nếu là giáo viên dạy lớp đó, anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?
- Phân tích kỹ: Khối vuông có 6 mặt đều là hình vuông, khối chữ nhật có 6 mặt nhưng có mặt là hình chữ nhật
4. Khi trẻ nói cứ khối nào lăn được là khối cầu, nếu là giáo viên dạy lớp đó, anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?
- Phân tích kỹ: Khối cầu lăn được các phía vì khối cầu không có góc, cạnh, mặt phẳng, khối trụ chỉ lăn được một phía vì khối trụ có hai mặt phẳng là hai hình tròn ở hai đầu.
- Cho trẻ thực hành nhiều vào các hoạt động trong ngày.
5. Khi cho trẻ ôn lại kiến thức cũ trước khi vào nội dung chính mà đa số trẻ chưa nắm được kiến thức cũ, nếu là cô giáo dạy lớp đó, anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?