Con người và các hoạt động khai thác tài nguyên – yếu tố quyết định sự

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh cho định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực Hạ Long-Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 47 - 111)

2.1.3.1. Đặc điểm dân cư và nguồn lao động

Theo thống kê năm 2013, dân cư tại khu vực Hạ Long - Cẩm Phả hầu hết là người Kinh (trên 95%), còn lại đáng kể là người Sán Dìu, ngoài ra còn có một bộ phận nhỏ người Tày, Hoa sống xen kẽ, rải rác rất khó phân biệt.

41

(thành phố Hạ Long là 227.874 người, thành phố Cẩm Phả là 195.800 người), đây lại là khu vực tập trung dân cư đông nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với: mật độ dân cư năm 2013 là 826 người/km2tại thành phố Hạ Long và 403 người/km2 tại thành phố Cẩm Phả, gấp gần 3.6 lần so với mật độ dân số trung bình của tỉnh (190 người/km2). Tổng diện tích của toàn khu vực chỉ là 544,5 km2 (chiếm 9.2% tổng diện tích toàn tỉnh) nhưng dân số lại chiếm tới 34.7% so với dân số toàn tỉnh. Năm 2013 thu nhập bình quân đầu người ước đạt 2.680 USD/năm (giá thực tế).

So sánh tương quan giữa tỷ lệ dân số và và tỷ lệ diện tích tại khu vực, ta thấy dân cư tập trung rất đông đúc, mật độ dân số cao. Do đó dân cư đóng vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời khả năng tạo sức ép đối với môi trường vịnh Hạ Long không hề nhỏ.

Tỷ lệ dân thành thị của toàn khu vực là rất cao: năm 2013 tỷ lệ dân thành thị của thành phố Hạ Long và thành phố Cẩm Phả là trên 90%. Tỷ lệ dân cư thành thị cao sẽ tạo điều kiện cho vùng thúc đẩy quá trình đô thị hóa.

Tỷ lệ nam - nữ của vùng Hạ Long - Cẩm Phả mang đặc trưng cho toàn tỉnh Quảng Ninh: dân số nam có tỷ lệ lớn hơn dân số nữ, tuy nhiên tỷ lệ chênh lệch không lớn. Năm 2013 tỉ lệ dân số nam - nữ thành phố Cẩm Phả là 59% - 41%. Tại thành phố Hạ Long là 50,3% - 49,7%.

Tỉ lệ dân số nam cao hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề công nghiệp nặng. Sự chênh lệch không nhiều giữa tỉ lệ dân số nam và nữ đồng thời tạo thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề du lịch - dịch vụ và giúp giảm đi những rắc rối mang tính xã hội cho người dân nơi đây. Điều này phù hợp với thực tế vùng Hạ Long - Cẩm Phả là nơi tập trung khai thác than, và là khu vực có ngành du lịch phát triển thống nhất trong tỉnh.

2.1.3.2. Các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và phát triển kinh tế a. Thành phố Hạ Long

Trong giai đoạn hiện nay, cơ cấu kinh tế của khu vực đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Thành phố Hạ Long từ chú trọng công nghiệp khai thác than đã từng bước đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong dự thảo “Chiến lược phát triển cho các thành phố loại vừa tại Việt Nam do nhóm tư vấn thuộc Viện quy hoạch Đô thị Nông thôn, Bộ xây dựng và Ngân hàng thế giới thực hiện, thành

42

phố Hạ Long sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, cảng biển - dịch vụ; có môi trường sống và cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn quốc tế, là hình ảnh tiêu biểu về sự hài hòa giữa văn hóa, thiên nhiên và con người vào năm 2020.

Các ngành công nghiệp chủ chốt như khai thác than, đóng tàu, sản xuất sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm và chế biến hải sản. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lịch sử khai thác lâu đời với đội ngũ lao động lành nghề và có truyền thống làm việc trong các ngành công nghiệp qua nhiều thế hệ, ngành công nghiệp của Hạ Long có nhiều điều kiện phát triển thuận lợi.

Hiện nay, khu vực chỉ còn diện tích 400 ha đất canh tác, phục vụ khoảng 50% nhu cầu tại thành phố và diện tích đất rừng là hơn 1000 ha, chủ yếu trồng cây lâu năm.

Ngư nghiệp là một thế mạnh do vùng biển rộng, nhiều loại hải sản, và yêu cầu tiêu thụ lớn, nhất là phục vụ cho khách du lịch và cho xuất khẩu. Thành phố đang đóng mới nhiều tàu thuyền lớn để chuyển ra đánh bắt tuyến ngoài khơi phục vụ phát triển ngành thủy hải sản.

Thành phố Hạ Long có mạng lưới giao thông, cảng biển khá đồng bộ, gần cửa khẩu quốc tế Móng Cái, cơ sở hạ tầng kinh tế phát triển…là những điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ.Vịnh Hạ Long chắc chắn sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước, đóng góp nhiều vào sự phát triển kinh tế chung của thành phố. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở vật chất phục vụ ngành thương mại tiếp tục được tăng cường như chợ Hạ Long I, chợ Hồng Hà, trung tâm thương mại Quảng Ninh, Hồng Hà, Vườn Đào…là đầu mối buôn bán các mặt hàng công nghiệp, lương thực, thực phẩm cho sản xuất và tiêu dùng cho vùng công nghiệp mỏ và vùng du lịch.

b. Thành phố Cẩm Phả

Định hướng phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý tại thành phố là đẩy mạnh xây dựng và phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch, đồng thời phát triển nông, lâm và thủy sản theo hướng thâm canh và sản xuất hàng hóa.

Tài nguyên lớn nhất ở Cẩm Phả là than đá. Tổng tiềm năng ước tính trên 3 tỷ tấn trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than Quảng Ninh. Chất lượng than tốt, thuận tiện đường chuyên chở ra cảng nước sâu. Chính vì vậy mà kinh tế chủ yếu ở thành

43

phố Cẩm Phả là sản xuất than. Ðây là trung tâm sản xuất than của Quảng Ninh và của cả nước. Cẩm Phả có hệ thống đường sắt dùng chuyên chở than chạy dọc thành phố chở than đến Nhà máy Tuyển Than Cửa Ông, các mỏ than lớn như Cọc Sáu, Ðèo Nai, Cao Sơn, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy, Thống Nhất.

Ngoài than, antimon ở Khe Sim - Dương Huy, đá vôi, nước khoáng ở Quang Hanh là những tài nguyên quí hiếm. Cẩm Phả còn có vùng núi đá vôi rộng lớn, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc phát triển các ngành sản xuất xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng. Cẩm Phả có những nhà máy cơ khí lớn, nhà máy sàng tuyển than và bến cảng, công ty địa chất và các xí nghiệp xây lắp, nhà máy Chế tạo thiết bị điện, Cơ khí trung tâm và Nhà máy chế tạo máy than Việt Nam là các trung tâm cơ khí sản xuất, sửa chữa thiết bị phục vụ cho ngành than và công nghiệp chung cho cả nước. Ngoái ra, khu vực còn có nhà máy nhiệt điện và nhà máy xi măng Cẩm Phả góp phần vảo sự phát triển chung ngành công nghiệp tại khu vực

Phát triển du lịch tại các điểm du lịch văn hóa tâm linh như khu đền Trần Quốc Tảng (phường Cửa Ông), khu di tích Bến Đục (phường Cẩm Đông), khu du lịch đa năng Bến Do (phường Cẩm Trung), khu công viên văn hóa "Cao Sơn Lưu Thuỷ" (phường Cẩm Sơn),...

Cẩm Phả còn khá nhiều diện tích đất nông – lâm nghiệp, đất nông nghiệp khoảng 971,9 ha, đất lâm nghiệp trong đó rừng tự nhiên là 12.094 ha. Vùng nuôi trồng thủy sản với diện tích đất mặt nước là 442.07 ha, nghề khai thác thủy hải sản với hơn 50km bờ biển cũng là lợi thế phát triển của khu vực.

c. Quá trình đô thị hóa

Đô thị và đô thị hóa có ý nghĩa chiến lược trong quá trình phát triển đất nước theo hướng CNH, HĐH. Đô thị và hệ thống đô thị ở khu vực có vị trí chức năng kinh tế, chính trị, văn hóa then chốt. Hệ thống đô thị này được hình thành gắn liền với các điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế và xã hội, hợp thành một cấu trúc không gian được phân bố dọc theo đường bờ biển

* Về mạng lưới đô thị : Khu vực nghiên cứu có thành phố Hạ Long là đô thị

44

* Về tỷ lệ dân số đô thị: Tỉ lệ dân số đô thị tại khu vực tương đối cao. Theo

số liệu thống kê năm 2013thì tỉ lệ dân đô thị ở thành phố Hạ Long là 92.3%; tại thành phố Cẩm Phả cũng vào khoảng trên 90%.

* Về cơ cấu kinh tế đô thị và quan hệ giữa đô thị và nông thôn của khu vực:

Các đô thị đã đảm nhiệm được vai trò là trung tâm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nhiệp, các ngành nghề mới, trung tâm phát triển và chuyển giao công nghệ, trung tâm giao lưu thương mại trong nước và ngoài nước, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế đối ngoại, trung tâm dịch vụ, phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí và phát triển nguồn lực, giữ vai trò trong tăng thu ngân sách nhà nước hàng năm và đi đầu trong việc đảm bảo an ninh, quốc phòng.

2.2. Đặc điểm và sự phân bố cảnh quan nhân sinh khu vực Hạ Long – Cẩm Phả

2.2.1. Nguyên tắc, chỉ tiêu và hệ thống phân loại cảnh quan nhân sinh

Cho đến nay đã có nhiều hệ thống phân loại cảnh quan được công bố: A.G. Ixachenko (1961, 1976), N.A. Gvozdexki (1961), Nhicolae, P.W. Mitchell và I.A. Howard (FAO - 1978), Phạm Quang Anh và nnk (1983), Phạm Hoàng Hải (1993), Nguyễn Cao Huần, Trần Anh Tuấn (2002), Nguyễn An Thịnh (2007).

1. Nguyên tắc

Hai nguyên tắc cơ bản trong phân loại cảnh quan nhân sinh: a. Nguyên tắc phát sinh

- Các CQNS cùng cấp phải có chung nguồn gốc phát sinh bao gồm nguồn gốc nhân sinh và nguồn gốc tự nhiên.

- Nguồn gốc nhân sinh luôn luôn được xem xét trong mọi đơn vị phân chia trên nền đồng nhất của điều kiện tự nhiên.

Đây là nguyên tắc quan trọng vì các CQNS được hình thành do hoạt động kinh tế của con người trong phạm vi cảnh quan tự nhiên.

45

- Mỗi đơn vị cảnh quan được phân chia đều có tính đồng nhất, song chỉ mang tính tương đối

- Tuân thủ nguyên tắc này, các đơn vị CQNS bậc thấp có tính đồng nhất cao hơn các đơn vị bậc cao.

2. Chỉ tiêu và hệ thống đơn vị phân loại cảnh quan nhân sinh khu vực nghiên cứu

Đối với khu vực Hạ Long – Cẩm Phả, hệ thống đơn vị phân loại cảnh quan nhân sinh gồm hai cấp: nhóm dạng và dạng

Bảng 2.4. Hệ thống đơn vị và chỉ tiêu phân loại cảnh quan nhân sinh ở Hạ Long – Cẩm Phả

Cấp phân vị Chỉ tiêu phân loại Ví dụ

Nhóm dạng cảnh quan nhân sinh - Loại hình sử dụng đất chính - Nhóm dạng cảnh quan nông nghiệp - Nhóm dạng cảnh quan quần cư Dạng cảnh quan nhân sinh - Đồng nhất về loại hình sử dụng đất, đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kiểu khai thác tài nguyên

- Dạng cảnh quan quần cư đô thị.

- Dạng cảnh quan quần cư nông thôn

3. Phương pháp xây dựng bản đồ cảnh quan khu vực nghiên cứu

Trong nghiên cứu cảnh quan nhân sinh khu vực Hạ Long – Cẩm Phả, luận văn đã sử dụng hai phương pháp chính sau:

a. Phương pháp phân tích liên hợp các bản đồ hợp phần

Đối với khu vực Hạ Long – Cẩm Phả, để thành lập bản đồ cảnh quan nhân sinh cần phân tích bản đồ địa hình, bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ thổ nhưỡng và bản đồ hiện trạng sử dụng đất của khu vực nghiên cứu trên cùng một tỷ lệ.Trong nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan nhân sinh, tác giả đã sử dụng phương pháp này với sự hỗ trợ của công cụ bản đồ - GIS.

46

b. Phương pháp nhân tố trội

Theo Vũ Tự Lập, các nhân tố và các yếu tố không có giá trị ngang nhau mà luôn có những nhân tố và yếu tố trội. Yếu tố này quyết định đặc trưng các đơn vị cảnh quan. Khi xác định ranh giới cảnh quan, không nên dựa vào vị trí trung bình của các ranh giới mà phải dựa vào ranh giới của nhân tố trội.

Khu vực nghiên cứu có địa hình tương đối đa dạng, lại ở vị trí trung tâm của khu kinh tế phía Bắc. Do vậy, hoạt động kinh tế - xã hội mà cụ thể là hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên đất chính là nhân tố chủ đạo tạo nên và làm thay đổi cảnh quan nhân sinh. Con người đã lợi dụng đặc tính khác nhau của đất đai để phát triển nông nghiệp, các hoạt động xây dựng, giao thông vận tải, các cơ sở sản xuất công nghiệp và khu quần cư.

2.2.2. Đặc điểm cảnh quan nhân sinh khu vực Hạ Long – Cẩm Phả

Khu vực Hạ Long - Cẩm Phả Do địa hình phân hóa rất rõ ràng từ đồi núi xuống đến dải đồng bằng hẹp đến các bãi triều và vùng vịnh, biển nên cảnh quan tương đối đa dạng, có sự phân hóa rõ theo dải từ lục địa ra biển. Khu vực nghiên cứu gồm 56 dạng cảnh quan thuộc 7 nhóm dạng cảnh quan sau: Nhóm dạng cảnh quan nông nghiệp, nhóm dạng cảnh quan quần cư, nhóm dạng cảnh quan khai khoáng(gồm khai thác than – VLXD và các hoạt động sản xuất khác), nhóm dạng cảnh quan rừng thứ sinh nhân tác, nhóm dạng cảnh quan rừng trồng, nhóm dạng cảnh quan trảng cỏ - cây bụi thứ sinh nhân tác, nhóm dạng cảnh quan thủy vực nhân sinh.

1. Nhóm dạng cảnh quan nông nghiệp: Là dạng cảnh quan cây trồng hàng năm (ký hiệu Đ6, TL7, ĐB2) gồm lúa và cây hoa màu được trồng xen kẽ các khu vực dân cư phía phường Đại Yên (Tp. Hạ Long) và xã Cộng Hòa (Tp. Cẩm Phả). Diện tích dạng cảnh quan này đang dần thu hẹp.

2. Nhóm dạng cảnh quan quần cư: Gồm dạng cảnh quan quần cư nông thôn (ký hiệu ĐN7, Đ5 – 8, TL6, ĐB5) và dạng cảnh quan quần cư đô thị (ký hiệu NT10 – 13 – 16, ĐN6, Đ4, TL5, ĐB, CQM4 – 6 – 10). Các dạng cảnh quan quần cư đô thị phân bố chủ yếu dọc theo các tuyến đường giao thông chính trong khu vực, tập trung đông nhất tại khu vực thành phố Hạ Long gồm các phường như: Giếng Đáy, Hùng Thắng, Cao Xanh, Trần Hưng Đạo, Hồng Gai, Hồng Hà; Tại thành phố Cẩm

47

Phả các dạng quần cư này tập trung ở khu vực trung tâm như các phường Cẩm Trung, Cẩm Bình, Cẩm Thành phía giáp đường quốc lộ 18A.

Các dạng cảnh quan quần cư nông thôn phân bố rải rác xen kẽ các khu đồi núi phía Bắc thành phố Cẩm Phả cụ thể ở xã Cộng Hòa phường Cẩm Hải, xã Dương Huy.

3. Nhóm dạng cảnh quan khai khoáng (gồm khai thác than, vật liệu xây dựng và các hoạt động sản xuất khác (ký hiệu gồm NT15, ĐN4, ĐN5, TL3, CQM2 – 3 – 7 - 9, ĐB3, CQM5 – 11). Tập trung khai thác ở các phường Hà Tu, Hà Lầm, Hà Khánh, Hà Trung trên các vỉa than moong khai thác lớn ở thành phố Hạ Long. Tại thành phố Cẩm Phả khu vực khai thác than lớn tập trung ở các phường Cẩm Tây, Cẩm Đông trên địa hình đồi núi thấp. Các hoạt động khai thác đã tạo ra các cảnh quan nhân sinh mới vớiđặc trưng là các khe rãnh, các bãi thải cao rộng kèm theo là các nguy cơ xói mòn, tai biến thiên nhiên. Khai thác vật liệu xây dựng phân bố gần vịnh Cửa Lục. Ngoài ra còn phải kể đến hoạt động của các nhà máy nhiệt điện, cảng than Cửa Ông, cảng nước sâu Cái Lân, nhà máy đóng tàu Hạ Long và một số cảng nhỏ lẻ khác.

4. Nhóm dạng cảnh quan trảng cỏ, cây bụi thứ sinh nhân tác (ký hiệu NT2, NT6, NT9, NT14, ĐN3, Đ3, Đ7, TL2) Tập trung ở các khu vực là các bãi thải khai thác than hoặc khai trường khai thác than đã sử dụng hết tài nguyên, bỏ hoang không sử dụng hoặc xung quanh các khu khai thác vật liệu xây dựng. Phân bố ở các phường Hà Khánh, Hà Phong (Tp Hạ Long); phường Cẩm Đông, Cẩm Tây (Tp Cẩm Phả).

5. Nhóm dạng cảnh quan rừng thứ sinh nhân tác: (ký hiệu NTB1, NT1, NT3, NT4 -7-11; ĐN1, ĐN8, Đ1) Các dạng cảnh quan này xuất hiện sau khi rừng đã khai thác hết giá trị, chủ yếu là rừng nghèo xen kẽ với các loại rừng trồng phân bố ở phía Bắc của khu vực nghiên cứu.

6. Nhóm dạng cảnh quan rừng trồng: (ký hiệu NT5, NT8, NT12, ĐN2, Đ2, TL1) Rừng trồng tại khu vực chủ yếu là rừng keo – bạch đàn, vừa có chức năng sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh cho định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực Hạ Long-Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 47 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)