0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đặc điểm và vai trò chủ đạo của các hợp phần tự nhiên trong thành tạo

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN NHÂN SINH CHO ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC HẠ LONG-CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 35 -47 )

cảnh quan nhân sinh khu vực Hạ Long – Cẩm Phả

2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên a. Địa chất, địa mạo

Cấu tạo nền địa chất khu vực Hạ Long - Cẩm Phả bao gồm các thành tạo có tuổi từ Ordovic đến Đệ tứ, trong đó chủ yếu là các đá trầm tích và trầm tích phun trào. Nét nổi bật nhất là các trầm tích hạt thô như cát kết, cuội kết chiếm tỷ trọng lớn trong các hệ tầng và các thành tạo phun trào ở đây chủ yếu có thành phần axit. Đặc điểm đó tạo nên tính sắc sảo của địa hình các dãy núi và khả năng tạo vỏ phong hoá sét bị hạn chế. Có các hệ tầng: Hệ tầng Tấn Mài (O3 - S tm), Hệ tầng Hà Cối (J1- 2 hc), Hệ tầng Hòn Gai (T3n - r hg).

Khu vực nghiên cứu có địa hình đa dạng và phong phú: bao gồm núi, đồi, thung lũng và đồng bằng ven biển.

31

- Địa hình núi thấp karst: tập trung ở phía đông bắc vùng nghiên cứu thuộc địa phận thành phố Cẩm Phả và thành phố Hạ Long. Địa hình cấu tạo chủ yếu là trầm tích biển cacbonat (đá vôi). Độ cao trung bình khoảng 150 - 300m. Quá trình rửa lũa và gặm mòn khá mạnh mẽ tạo nên các đỉnh nhọn răng cưa và phát triển nhiều hang động, phễu kast và thung lũng ngầm.

Địa hình đá vôi dạng tuyến phương Tây bắc – Đông nam, phân bố chủ yếu ở khu vực vịnh Hạ Long, Bái Tử Long. Bao gồm nhiều khối núi có chiều dài khoảng 1 – 3 km hoặc các khối núi riêng biệt nối tiếp nhau theo phương Tây bắc - Đông nam, xen kẽ giữa các dải núi này là các lạch sâu cùng phương. Hoạt động karst cũng đang mạnh mẽ dưới tác dụng của nước biển, phần lớn quá trình rửa lũa đã tạo nên các địa hình dạng hàm ếch hoặc các ngấn nước rõ nét trên các vách của những khối núi này.

Địa hình đá vôi dạng tuyến phương Đông bắc - Tây nam tập trung chủ yếu ở phía đông bắc vùng nghiên cứu, chúng kế tiếp dải núi phía Nam đường 18, được bắt đầu từ thành phố Hạ Long đến thành phố Cẩm Phả. Quá trình karst cũng đang hoạt động mạnh mẽ ở dải núi đá vôi này mà bằng chứng là hàng loạt các hang động nằm trên các độ cao khác nhau. Xen kẽ các dải địa hình này là các thung lũng karst ngầm kéo dài dạng chữ "U" được lắng đọng các trầm tích đệ tứ bở rời, hai bên sườn thung lũng là các vách đá vôi dốc đứng kéo dài nhiều km theo phương Đông bắc- Tây nam .

- Địa hình đồi:phân bố ở vùng chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng ven

biển. Đặc trưng chung của các dải đồi này có độ cao trung bình từ 50m đến 150m và có xu hướng thấp dần về phía thung lũng hoặc bờ vịnh. Độ dốc sườn thoải 8- 20. Quá trình bóc mòn - xâm thực chiếm vai trò chủ đạo tạo nên các đỉnh đồi khá bằng phẳng. Hệ thống sông, suối phát triển mạnh và chia cắt các dải đồi này thành

từng dải đồi riêng biệt nối kế tiếp nhau.

- Địa hình đồi - núi thấp với đỉnh rộng, sườn bóc mòn dốc 15-250 trên các đá trầm tích lục nguyên và carbonat: Xếp vào nhóm địa hình đồi núi thấp gồm các dải đồi núi có độ cao tuyệt đối dao động trong khoảng 100-300m, mức độ phân cắt sâu từ 50-120m/km2. Trên diện tích chủ yếu là địa hình đồi, độ phân cắt sâu địa hình <100m/km2, đôi nơi vẫn nổi lên các khối núi dạng bóc mòn sót. Nhóm kiểu địa hình này thường nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các dải núi và thung lũng hoặc ở phần rìa các dãy núi.

32

- Địa hình đồng bằng:Địa hình đồng bằng chiếm một diện tích không lớn, tập trung ở phía Nam, Tây Nam của vùng nghiên cứu. Bề mặt đồng bằng khá bằng phẳng và nghiêng dần về phía biển, độ cao dao động trong khoảng 2 - 10m. Cấu tạo nên đồng bằng chủ yếu là sét, cát, bùn có nguồn gốc hỗn hợp sông, biển và vũng vịnh.

Nhìn chung, từ những nét khái quát đã mô tả ở trên cho thấy địa hình khu vực nghiên cứu có đầy đủ cả ba dạng địa hình chính: đồi núi, trung du và đồng bằng. Chính các kiểu địa hình này là tiền đề phát sinh các loại cảnh quan nhân sinh và tai biến thiên nhiên. Mỗi loại địa hình khác nhau là những nhân tố tác động đến từng loại tai biến tương ứng với chúng: đối với địa hình đồi núi do mật độ chia cắt sâu, độ dốc địa hình lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trượt lở mạnh so với vùng khác. Đối với vùng đồng bằng mật độ chia cắt ngang lớn, cấu tạo địa chất là trầm tích bở rời nên quá trình xói lở, bồi tụ xảy ra mạnh hơn.

b. Khí hậu, thủy văn

* Khí hậu

Vùng Hạ Long - Cẩm Phả thuộc tiểu vùng khí hậu của tỉnh Quảng Ninh:

Tiểu vùng Hồng Gai - Cẩm Phả: mang tính chất chuyển tiếp giữa tiểu vùng khí hậu

vùng duyên hải đông bắc (Móng Cái - Tiên Yên) sang tiểu vùng tây, tây nam (Yên Hưng - Đông Triều). Phần lớn diện tích của vùng đều có tổng nhiệt trên 85000C và nhiệt độ trung bình năm trên 220C.

Khu vực Hạ Long - Cẩm Phả thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Nằm trong vùng nhiệt đới, có lượng bức xạ trung bình hàng năm 115,4 kcal/cm². Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 23,2ºC; cao nhất là tháng 6 (28,6ºC); thấp nhất là tháng 1 (16,7ºC). Độ ẩm không khí trung bình năm đạt 82,7%. Lượng mưa bình quân hàng năm là 1578mm, phân bố không đều theo 2 mùa. Mùa hè mưa nhiều, chiếm từ 80 - 85% tổng lượng mưa cả năm. Mùa đông là mùa khô, ít mưa, chỉ đạt khoảng 15 - 20% tổng lượng mưa cả năm.

Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở khu vực có 2 loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió đông bắc về mùa đông và gió tây nam về mùa hè. Khu vực Hạ Long - Cẩm Phả là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn

33

bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10. Cá biệt có cơn bão mạnh cấp 11.

* Thủy, hải văn

+ Hải văn: Khu vực ven biển thuộc chế độ nhật triều thuần nhất, hàng tháng có trên dưới 25 ngày nước lên và xuống với biên độ trung bình là 2,19 mét, cao nhất là 4,1 mét vào các tháng 6,11,12 và thấp nhất là 0,7 mét. Sóng ở vịnh Hạ Long có cấp độ cao thấp, sóng cao nhất chỉ xuất hiện ở hướng nam và tây nam với tần suất rất bé. Nhiệt độ nước biển tầng mặt cao nhất tại vịnh Hạ Long. Khu vực nghiên cứu có chế độ nhật triều thuần nhất, thời gian nước lên và nước xuống gần đều nhau.

+ Thủy văn: Khu vực có nhiều sông, suối, hồ và moong chứa nước tạo ra các lưu vực sông có diện tích hàng trăm km2. Sông, suối nhỏ khác với mật độ 0,5km/km2, dốc 13‰ đến 126‰ và ngắn. Nguồn nước ngầm được khai thác ngay từ những năm 1970 với khoảng 20 giếng khoan với tổng công suất lớn, điển hình là mỏ nước khoáng Quang Hanh.

Các con sông điển hình trong khu vực gồm có:

Sông Diễn Vọng bắt nguồn từ vùng cao xã Dương Huy chảy theo hướng Tây đổ ra biển nhưng đã bị cạn kiệt, nước rất đục do việc khai thác than lộ thiên. Lưu lượng nước bình quân cả năm (tại trạm Dương Huy) chỉ đạt 2,91 m3/s, lưu lượng cực đại là 532 m3/s (năm 1964) và cực tiểu là 0,04 m3/s (năm 1969). Tổng lượng dòng chảy trung bình năm là 0,151 km3, mùa lũ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và thời gian lũ lên không dài, trung bình là 2 ngày, dài nhất là 6 ngày.

Sông Man chảy vào vịnh Cửa Lục theo hướng bắc – nam, có lưu lượng nhỏ và mang theo ít vật chất gây bồi lắng vịnh Cửa Lục. Sông Man có 2 nhánh:

- Suối Lưỡng Kỳ: 81km2, 17 km, độ dốc: 0,008%, 3 – 4 m3/s - Suối Đồng Quặng: 34 km2, 11km, 0.0075%, 1 – 1,5 m3/s

Sông Trới nằm ở phía tây vịnh Cửa Lục, là sông lớn thứ 2 sau sông Diễn Vọng. Nước khá trong, có 2 nhánh:

- Suối Váo: 28 km2, 7,5 km, độ dốc 0.005%, 5 m3/s

- Suối Đồng Giang: 170 km2, 25 km, 0,004%, 0.776m3/s múa cạn, 1270 m3/s vào mùa lũ.

35

Sông Mông Dương bắt nguồn từ dãy Bằng Dải chạy theo hướng Nam đổ ra biển và sông Đồng Mỏ cũng bắt nguồn từ dãy Bằng Dải chạy theo hướng Đông đổ ra biển. Hai sông này có lưu lượng nhỏ. Hiện nay sông Mông Dương cơ bản đã bị đất đá vùi lấp, có nơi lòng sông cao bằng mặt đường quốc lộ.

Ngoài ra khu vực còn có một số hồ có giá trị lớn trong cung cấp nước sinh hoạt, lớn nhất là hồ Yên Lập với dung tích thường xuyên 127,5 triệu m3, dung tích hữu ích 113,3 triệu m3. Hiện đang cấp khoảng 66000 m3/ngày.

c. Thổ nhưỡng, thực vật

Vùng Hạ Long - Cẩm Phả có 5 nhóm đất chính: đất feralit, đất phù sa, đất cát, đất mặn ven biển và đất xói mòn trơ sỏi đá.

Do điều kiện thuận lợi về khí hậu, địa hình, hệ thực vật vùng nghiên cứu khá phong phú, có thành phần thuộc nhiều luồng di cư khác nhau như:

Luồng thực vật di cư từ Hoa Nam với các đại diện: Họ Long não (Lauraceace), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Dâu tằm (Moraceae). Luồng thực vật ôn đới với đại diện một số loài thuộc họ Long não (Lauraceace), họ Ngát (Ulmaecae), họ Thích (Aceraceae). Luồng thực vật Ấn - Miến: gồm các họ cây bụi chịu được khô hạn với đại diện các loài thuộc họ Bàng (Combretaceae), họ Tử vi (Lythraceae).

Các thành phần của hệ thực vật phân bố trong nhiều sinh cảnh khác nhau như: rừng, trảng cây bụi, trảng cỏ, trảng cây gỗ trên đá vôi, trảng cây ngập mặn, cây trồng nông nghiệp, rừng trồng, thực vật trong khu dân cư,...

2.1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên

Khoáng sản than: Vùng Hạ Long - Cẩm Phả chiếm 2 trong ba vùng than lớn

36

Bảng 2.1. Trữ lượng than đã được tìm kiếm thăm dò vùng Hạ Long - Cẩm Phả Tên vùng Trữ lượng than địa chất theo tiêu chuẩn nhà nước( 103tấn) TL theo

tiêu chuẩn Việt Nam Tổng A+B+C A+B C1 C2 P Cẩm Phả 1962863 1518347 260326 727604 530417 444516 2113502 Hòn Gai 740417 713791 37520 229689 446582 26626 788074

(Nguồn:Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Hạ Long - Cẩm Phả - Yên Hưng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020) Tài nguyên vật liệu xây dựng: khá phong phú và đa dạng, bao gồm đá vôi xi

măng, đá xây dựng và ốp lát, sét xi măng, phụ gia xi măng, sét chịu lửa, sét gạch ngói, cát trắng, kaolin - pirophilit, kaolin, cát cuội sỏi... Trữ lượng các loại tài nguyên này được ước tính như sau:

Bảng 2.2. Trữ lượng và phân bố khoáng sản, vật liệu xây dựngvùng Hạ Long - Cẩm Phả

STT Tên mỏ Địa điểm Đơn vị Trữ lượng

A Đá vôi xi măng

1 Đá Chồng Tp. Cẩm Phả Triệu tấn 5,515

2 Quang Hanh Tp. Cẩm Phả Triệu tấn 663,93

B Đá xây dựng và đá ốp lát

1 Yên Cư Tp.Hạ Long Triệu m3 100

2 Đá vôi Cẩm Phả Tp. Cẩm Phả Triệu m3 1000 C Sét xi măng 1 Hà Chanh Tp. Cẩm Phả Triệu tấn 28,283 D Sét gạch ngói

1 Giếng Đáy Tp. Hạ Long 41,5

(Nguồn: Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Hạ Long – Cẩm Phả - Yên Hưng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020)

37

Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Cẩm Phả là

34322.72 ha, thành phố Hạ Long là 27195.03 ha bao gồm 3 nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiêp và đất chưa sử dụng.

Bảng 2.3. Thống kê diện tích các loại hình sử dụng đất khu vực Hạ Long - Cẩm Phả (ha)

Mục đích sử dụng đất

Diện tích phân theo khu vực

Cẩm Phả Hạ Long

Tổng diện tích tự nhiên 34322.72 27195.03

Đất nông nghiệp NNP 22367.36 9487.81

Đất sản xuất nông nghiệp SXN 884.95 1364.05

Đất trồng cây hàng năm CHN 579.70 741.84

Đất trồng lúa LUA 499.31

Đất trồng cây hàng năm khác HNK 242.53

Đất trồng cây lâu năm CLN 305.25 622.21

Đất lâm nghiệp LNP 21131.99 7002.20 Đất rừng sản xuất RSX 18898.11 1678.74 Đất rừng phòng hộ RPH 2233.88 5025.98 Đất rừng đặc dụng RDD 297.68 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 350.42 1120.62 Đất nông nghiệp khác NKH 0.94

Đất phi nông nghiệp PNN 8741.5 16336.57

Đất ở OTC 1369.99 2265.41

Đất ở tại nông thôn ONT 134.25

Đất ở tại đô thị ODT 1235.74 2265.41

Đất chuyên dùng CDG 6858.04 11104.49

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự

nghiệp CTS

19.50

39

Đất quốc phòng CQP 345.11 1168.08

Đất an ninh CAN 1.58 19.22

Đất sản xuất, kinh doanh CSK 5178.64 2805.93

Đất có mục đích công cộng CCC 1313.21 7064.27

Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 2.31 3.10

Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 37.52 2890.37

Đất sông suối và mặt nước chuyên

dùng SMN

472.9

0.04

Đất phi nông nghiệp khác PNK 0.74 1370.65

Đất chưa sử dụng CFD 3213.86 119.58

Đất bằng chưa sử dụng BCS 209.8 887.98

Đất núi đồi chưa sử dụng DCS 578.21 363.09

Núi đá không có rừng cây NCS 2425.85

(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, 2014)

Tài nguyên rừng: Diện tích đất có rừng của thành phố Hạ Long 7.002,20 ha

trong đó: rừng phòng hộ là 5.025.98 ha; rừng sản xuất 1.678,74 ha; rừng đặc dụng 297,68 ha. Diện tích đất có rừng ở Cẩm Phả là 21131.99 ha, trong đó đất rừng sản xuất là 18898.11 ha, đất rừng phòng hộ là 2233.88 ha

Tài nguyên biển:Vùng biển Hạ Long - Cẩm Phả có 950 loài cá, 500 loài động

vật thân mềm và 400 loài giáp xác, trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá nhụ, cá song, cá hồi, cá tráp, cá chim và tôm, cua, mực, ngọc trai, bào ngư, sò huyết… 117 loài san hô thuộc 40 họ, 12 nhóm. Đây là 1 trong 4 ngư trường của Việt Nam. Với 100km bờ biển có diện tích bãi triều lớn như vùng Cửa Lục, Yên Cư, Đại Đán, xung quanh đảo Tuần Châu… Rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, nhất là tôm, cá, ngọc trai, sò huyết… Đây cũng là vùng công nghiệp đóng tàu và cảng biển nổi tiếng, với cảng nước sâu Cái Lân, Cửa Ông và nhà máy đóng tàu Hạ Long đã hạ thuỷ những con tàu viễn dương có trọng tải lớn.

Tài nguyên du lịch tự nhiên: Gắn liền với vịnh Hạ Long, Di sản thiên nhiên

40

Gỗ, như động Thiên Cung, Tam Cung, Mê Cung và gần 1000 hòn đảo, trong đó có trên 300 hòn đảo đã có tên. Một số hòn đảo có dáng hình kỳ vĩ, đẹp nổi tiếng khắp thế giới như hòn Gà Chọi, hòn Lư Hương, hòn Đầu Người… Đặc biệt khu di tích văn hoá núi Bài Thơ, Công viên Hoàng Gia và đảo Tuần Châu hai trung tâm du lịch quốc tế luôn giành được sự mến mộ của khách trong và ngoài nước.

Thành phố Cẩm Phả có các khu du lịch đa năng Bến Do (phường Cẩm Trung), khu di tích Bến Đục (phường Cẩm Đông), khu đền Trần Quốc Tảng (Phường Cửa Ông)... các khu du lịch này phục vụ nhu cầu của người dân địa phương và khách thập phương. Tiềm năng du lịch biển đảo của Cẩm Phả rất dồi dào. Vịnh Bái Tử Long là một vịnh đẹp, có đặc điểm và cấu tạo địa chất, địa hình như Vịnh Hạ Long. Hai Vịnh này nằm cạnh nhau và chỉ chia ranh giới theo bản đồ hành chính. Mùa hè, người dân và những người công nhân trong vùng thường có các chuyến đi thăm quan các hang động kasrt, núi đá, đảo rồi tắm biển và nghỉ ngơi trên những hòn đảo nằm trên Vịnh Bái Tử Long.

Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt rất đa dạng nhưng phụ thuộc vào mưa.

Nguồn nước ngầm trữ lượng không lớn, theo kết quả thăm dò, trữ lượng nước ngầm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN NHÂN SINH CHO ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC HẠ LONG-CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 35 -47 )

×