Sự biến đổi cảnh quan nhân sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh cho định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực Hạ Long-Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 26 - 27)

Trong lịch sử phát triển, cảnh quan thay đổi theo từng giai đoạn từ quá khứ đến hiện tại và trong tương lai. Sự biến đổi này mang tính tương đối, bởi ranh giới giữa cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân sinh không rõ rệt. Con người không thể xóa bỏ được những quy luật tự nhiên mà chỉ sử dụng những quy luật ấy theo mục đích của mình, thay đổi hướng và tốc độ phát triển của quá trình tự nhiên. Trong bất kì cảnh quan nào, những nền tảng địa chất, kiểu địa hình hay khí hậu trong quá khứ thường không bị biến đổi. Những biến đổi mới sẽ tạo ra những cảnh quan khác biệt hoàn toàn mà trước kia chưa từng xuất hiện hoặc những cảnh quan vẫn giữ nét cơ bản ban đầu của chúng.

Hệ quả các hoạt động kinh tế của con người trong cảnh quan có tính hai mặt. Hệ quả trực tiếp thể hiện chủ yếu ở sự biến đổi từng thành phần cấu tạo và ở sự xuất hiện những diễn thế sao đó ở các đơn vị hình thái của cảnh quan. Hệ quả gián tiếp

20

tới cảnh quan của con người cũng gây ra những kết quả tiêu cực. Sự tác động gián tiếp này trong nhiều trường hợp dẫn tới tăng tính phân hóa trong hình thái cảnh quan. Điều này được biểu hiện ở các dạng cảnh quan mới trong tương lai. Đó là sự thay đổi về tính chất hay đơn giản là thay đổi diện tích, tăng lên hay giảm đi.

Mức độ và tính chất tác động của con người tới cảnh quan phụ thuộc vào điều kiện lịch sử xã hội và mức phát triển của sản xuất, trình độ khoa học kỹ thuật. Do vậy, việc nghiên cứu cảnh quan nhân sinh trong quá khứ, hiện tại và ở tương lai là sự cần thiết trong nghiên cứu sự phát triển cảnh quan nhân sinh. Khi chúng ta biết được dạng cảnh quan đó trong quá khứ như thế nào, ta sẽ điều chỉnh được hướng phát triển của chúng hoặc sẽ bảo tồn dạng cảnh quan đó hoặc sẽ phát triển theo chiều hướng tích cực thành dạng cảnh quan mới khác xa so với dạng cảnh quan ban đầu. Đây chính là cơ sở của việc định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong các cảnh quan trên một vùng lãnh thổ nhất định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh cho định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực Hạ Long-Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)