Ray et al. (2007) tối ưu hóa điều kiện sinh tổng hợp cellulase bởi 2 dòng vi khuẩn phân lập từ ruột cá Bacillus subtillis và Bacillius circulans. Taled et al. (2009) nghiên cứu các yếu tố sinh dưỡng và môi trường sinh dưỡng lên quá trình sinh tổng
hợp cellulase của 2 dòng vi khuẩn Bacillus alcalophillus S39 và Bacillus amyloliquefaciens C2. Kết quả khảo sát cho thấy CMC 1% và yeast extract 0,7% được
dùng như nguồn carbon và nitrogen hiệu quả nhất. pH 7 ở nhiệt độ 30 và 45oC là tối
ưu cho sựsinh trưởng và sinh tổng hợp cellulase của 2 dòng vi khuẩn này.
Abou-Taleb et al. (2009), khảo sát ảnh hưởng của các nhân tố sinh dưỡng và
môi trường đến sản xuất cellulose của 2 dòng vi khuẩn Bacillus alcalophilus S39 và
Bacillus amyloliquefaciens C23 phân giải cellulose. Xác định được rằng 1% CMC và
0.7% yeast là hàm lượng cung cấp carbon, nitơ và 3% vi khuẩn chủng vào ởđiều kiện pH 7 là thích hợp nhất đê sản xuất cellulase của 2 dòng vi khuẩn này.
Oyeleke và Okusanmi (2008), đã tiến hành phân lập và khảo sát hoạt tính phân giải cellulose của vi sinh vật từ dạ cỏ động vật nhai lại như bò, cừu và dê. Kết quả
phân lập được một số dòng vi khuẩn có khảnăng phân giải cellulose như P. eruginosa,
Streptococcus, Bacillus,Penicillin, Aspergillus, Mucor và Fusarium.
Việc sử dụng thực phẩm có chế phẩm vi sinh (hoặc như 1 thành phần tự nhiên của thực phẩm hoặc thực phẩm đã lên men) đã được biết đến từlâu, nhưng việc nghiên cứu hệ vi sinh vật đường ruột và sử dụng chế phẩm vi sinh mới thực sự phát triển từ
những năm 80 của thế kỷ 20 (Patterson et al., 2003).
Những nghiên cứu phân loại và đặc điểm của quần thể vi sinh vật đường ruột ở người và động vật được tiến hành bởi Savage (1987); Vahjen et al. (1998); Apajalahti et al. (1998); Vander Wielen et al. (2000) đã cho thấy nếu như trong ruột non của
người Bacteroides và Bifidobacterium chiếm ưu thế thì ở gà là Ruminococcus và
Streptococcus.
Bằng kỹ thuật phân tử, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ có khoảng 20 đến 50% số loài vi sinh vật đường ruột ởđộng vật được phân lập, nuôi cấy như nguồn chế
phẩm vi sinh (Patterson et al., 2003).
Zhu et al. (2002) đã sử dụng kỹ thuật phân tửđể nghiên cứu sựthay đổi cấu trúc quần thểvà đặc điểm sinh học của hệ vi sinh vật đường ruột ởđộng vật dưới tác động của chế phẩm vi sinh. Tuy nhiên, cho đến nay những nhân tố nào góp phần tạo nên một hệ vi sinh vật cân bằng hoặc làm rối loạn sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột cũng chưa được hiểu biết đầy đủ (Patterson et al., 2003).
Đã có rất nhiều nghiên cứu về vai trò của chế phẩm vi sinh đối với đời sống
động vật như tác động của chế phẩm vi sinh đối với hệ thống miễn dịch ở niêm mạc ruột (Schat và Myer, 1991); Hersbberg Mayer, (2000); đối với sự thay đổi của niêm mạc ruột non ở vật nuôi (McCracken and Lorenz, 2001).
Những ảnh hưởng có lợi của chế phẩm vi sinh thể hiện ở nhiều khía cạnh khác
nhau nhưng những hiểu biết của con người vềcơ chế tác động của chúng còn rất hạn chế. Có một số tác giả cho rằng hiệu quả của chế phẩm vi sinh trong việc ức chế sự
phát triển của các vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa của động vật có ý nghĩa rất quan trọng. Sự kìm hãm được thực hiện theo những cách sau: cạnh tranh chất dinh
dưỡng, sản xuất độc tố và các sản phẩm trao đổi (các acid béo bay hơi, các chất giống kháng sinh...), cạnh tranh vị trí bám dính ở niêm mạc ruột và kích thích hệ thống miễn dịch ruột (Fuller, 1989; Gibson và Fuller, 2000; Rolfe, 2009).
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, nhờứng dụng những tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực sinh học phân tử, đặc biệt là kỹ thuật giải trình tự acid nucleic trong nghiên cứu phân loại và định danh các chủng vi sinh vật, công nghệ sản xuất các sản phẩm chế phẩm vi sinh phục vụ chăn nuôi ngày càng trở nên dễ dàng và phổ biến hơn ở
nhiều nước trên thế giới.