Chất lƣợng môi trƣờng không khí xung quanh khu vực chùa dơi

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và tiếng ồn đến tập tính và đời sống của loài dơi khu vực chùa dơi (mahatup) thành phố sóc trăng (Trang 41 - 46)

Công tác thu mẫu đƣợc thực hiện tại chùa Dơi (Mahatup), tại khu vực đàn dơi đang sinh sống 4 14 20 5 0 5 10 15 20 25 hằng ngày ngày rằm lễ hội cuối tuần

34

Hình 4.8: Vị trí thu mẫu

Thời gian thu mẫu: 12 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút vào các ngày - Ngày có lễ hội: lễ hội Chol Chnam Thmay (17/11/2013).

- Ngày đầu tuần (19/11/2013). - Ngày cuối tuần (24/11/2013).

Thu mẫu lần lƣợt tại các địa điểm A1, A2, A3, A4, A5.

Bảng 4.1: Vị trí thu mẫu

Kí hiệu Vị trí

A1 Đƣờng đi của du khách tiến vào khu vực dơi sinh sống

A2 Đƣờng tiến vào khu vực mộ

A3 Trung tâm khu vực dơi sinh sống

A4 Gần nhà của các sƣ sãi cạnh khu vực dơi sinh sống

35 Đơn vị thu mẫu: Sở khoa học và công nghệ tỉnh Sóc Trăng – Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

Địa chỉ: 101/21 Hùng Vƣơng, TP. Sóc Trăng Website: www.sta.soctrang.gov.vn

Thiết bị sử dụng: máy đo khí độc IBRID MX6, máy đo bụi KANOMAX. Các chỉ tiêu quac trắc: NO2, CO, bụi

Theo mục tiêu nghiên cứu thì các chỉ tiêu CO, NO2, hàm lƣợng bụi lơ lửng và tiếng ồn đƣợc thực hiện thu vào cùng một thời điểm trong ngày (12 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút), nhƣng trong quá trình thực hiện, do bên đơn vị thu mẫu không sắp xếp đƣợc thời gian nên việc thu mẫu ngày 19/11/2013 đƣợc dời sớm hơn 1 giờ (bắt đầu lúc 11 giờ 30 phút).

4.2.1. Tiếng ồn

Quá trình đo đƣợc thực hiện trong điều kiện thời tiết tƣơng đối ổn định và không thay đổi đột ngột và nhiệt độ nên không ảnh hƣởng đến quá trình đo đạc. Bên cạnh đó, quá trình đo đạc đƣợc thực hiện trong khuôn viên chùa, đƣợc bao quanh bởi cây nên vận tốc gió không ảnh hƣởng đến các giá trị đo.

Bảng 4.2: Kết quả đo tiếng ồn (dB) Điểm Lần thu A1 A2 A3 A4 A5 Lần 1 72,2 74,7 63,1 62,2 52 Lần 2 62,9 57,9 55,7 54,9 58,3 Lần 3 66,9 63,5 56,7 49,3 53,6

Nhìn chung, tiếng ồn tại các vị trí quan trắc có sự khác biệt.

Hình 4.9: So sánh độ ồn giữa các lần đo 0 10 20 30 40 50 60 70 80 A1 A2 A3 A4 A5 dB Lần 1 Lần 2 Lần 3 QCVN

36 Xem xét các vị trí quan trắc trong 3 đợt thì tiếng ồn tại điểm A1 và A2 có giá trị cao nhất. Bên cạnh đó giá trị điểm A3 cũng khá cao. Cao nhất ở điểm A1 là 72,20 dB và điểm A2 là 74,70 dB, thấp nhất là điểm A4 với mức là 49,30 dB.

So sánh với quy chuẩn thì tiếng ồn tại các vị trí quan trắc có giá trị vƣợt qua mức cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (QCVN 26:2010/BTNMT) ở khu vực đặc biệt (khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, nhà trẻ, trƣờng học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác).

Qua biểu đồ (hình: 4.9), ta thấy mức độ ồn của các thời điểm khảo sát lần 1 (17/11/2013), lần 2 (19/11/2013) và lần 3 (25/11/2013) nhƣ sau:

- Vào thời điểm khảo sát lần 1 (từ 12 giờ 30 đến 17 giờ 30) ngày 17/11/2013 là thời gian diễn ra lễ hội Ok Om Bok, lƣợng du khách đến tham quan và cúng bái tại chùa nhiều hơn các thời điểm khảo sát khác. Vì đây là lễ hội lớn trong năm của ngƣời Khmer, cũng là thời điểm diễn ra Festival Đua ghe Ngo lần 1 năm 2013 nên thu hút một lƣợng lớn khách du lịch từ các tỉnh lân cận.

- Thời điểm khảo sát lần 2 lúc (từ 11 giờ 30 đến 16 giờ)ngày 19/11/2013 , là thứ 3 đầu tuần, lƣợng du khách đến chùa chủ yếu là các phật tử từ các khu vực xung quanh đến cúng bái, lƣợng du khách đến theo các tour du lịch và tham quan không nhiều. Nên độ ồn tại lần khảo sát 2 thấp hơn 2 lần khảo sát còn lại. - Thời điểm khảo sát lần 3 (từ 12 giờ 30 đến 17 giờ 30) ngày 24/11/2013 là chủ nhật, ngày cuối tuần nên lƣợng du khách đến chùa đông hơn, dẫn đến độ ồn có cao hơn lần khảo sát 2, nhƣng vẫn thấp hơn thời điểm khảo sát 1.

- Qua 3 lần khảo sát, độ ồn tại các ngày lễ hội cao hơn những ngày bình thƣờng trong tháng, và độ ồn vào ngày cuối tuần cao hơn những ngày đầu tuần.

Hình 4.10: So sánh độ ồn giữa các điểm đo

Qua biểu đồ (hình: 4.10), ta thấy mức độ ồn của các khu vực khảo sát trong khuôn viên chùa Dơi (Mahatup) nhƣ sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Lần 1 Lần 2 Lần 3 dB A1 A2 A3 A4 A5 QCVN

37 - Điểm A1 và A2 có mức tiếng ồn dao động 57,90 – 74,70 dB đã vƣợt qua QCVN 26:2010/BTNMT. Đây là khu vực mà du khách thƣờng hay qua lại, đồng thời cũng nằm gần ban nhạc phục vụ du khách của chùa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điểm A3 nằm tƣơng đối gần đƣờng đi của du khách và ở khu vực này cây cối tƣơng đối thƣa thớt và thoáng đãng nên âm thanh từ ban nhạc của chùa vẫn ảnh hƣởng một phần. Mức tiếng ồn tại điểm A3 dao động từ 55,70 – 63.1 dB, hơi vƣợt qua mức giới hạn cho phép.

- Điểm A4 và A5 nằm ở sâu bên trong, đƣợc bao bọc bởi cây cối và ít du khách qua lại, do đó mức tiếng ồn thƣờng thấp hơn các điểm khác, mức tiếng ồn dao động từ 49,30 – 62,20 dB.

Giá trị mức tiếng ồn trung bình tại các điểm quan trắc là 60,26 dB, cao hơn giá trị cho phép là 55 dB, ta thấy tại khu vực sinh sống của dơi trong chùa có dấu hiệu ô nhiễm tiếng ồn nhẹ. Trong quá trình đo, ngoài các âm thanh do con ngƣời và nhạc cụ phát ra, còn có tiếng ồn do dơi phát ra trong quá trình tranh giành chỗ đậu hoặc chuyền cành, nên đôi khi các giá trị tại các điểm khảo sát thƣờng có mức tiếng ồn thấp nhƣ A4 và A5 cũng có đôi lúc vƣợt qua mức qui chuẩn.

4.2.2. Bụi

Bảng 4.3: Kết quả đo nồng độ bụi (µg/m3) Điểm Lần thu A1 A2 A3 A4 A5 Lần 1 243,4 44,2 90,7 145,1 80,8 Lần 2 131 77,3 141,2 130,5 134,5 Lần 3 136,8 81,9 107,3 115,7 117,4

Hình 4.11: So sánh nồng độ bụi tại các điểm đo

Nhìn chung, tại các vị trí quan trắc, nồng độ bụi lơ lửng trong không khí dao động từ 44,20 – 243,4 µg/m3, đạt giá trị trung bình khoảng 118,52 µg/m3

. Giá trị bụi lơ

0 50 100 150 200 250 300 350 Lần 1 Lần 2 Lần 3 µg/m3 A1 A2 A3 A4 A5 QCVN

38 lửng theo ta thấy vẫn nằm trong mức cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh (QCVN 05:2009/BTNMT), trung bình 1 giờ là 300 µg/m3.

Điểm A1 nằm gần lối đi của du khách tham quan nơi dơi sinh sống, cũng là lối vào nhà vệ sinh. Lƣợng khu khách lớn khiến cho nồng độ bụi tại điểm A1 luôn cao.

Điểm A2 nằm khuất khỏi lối đi, gần khu vực mộ nên ít ngƣời qua lại, do đó lƣợng bụi ở điểm A2 là thấp nhất so với các điểm còn lại.

Điểm A3, A4, A5 nằm tƣơng đối xa so với lối đi chính, xung quanh các điểm có cây cối bao bọc, đôi khi cũng có một vài du khách tiến vào khu vực khi muốn tham quan hoặc tìm địa điểm có thể nhìn rõ hơn đàn dơi. Lƣợng bụi tại các điểm này tƣơng đối giống nhau và nằm ở mức trung bình.

Hình 4.12: So sánh nồng độ bụi giữa các lần đo

Nồng độ bụi tại đợt quan trắc thứ nhất tăng cao là do thời điểm thu mẫu vào ngày lễ hội, lƣợng du khách đến tham quan chùa đông hơn những ngày bình thƣờng khác.

Ở các điểm A2, A3, A5, nồng độ bụi ở lần đo 1 thấp hơn so với 2 lần còn lại, có thể là do hoạt động của các loài động vật xung quanh, nhƣ lợn hay gia cầm đƣợc nuôi trong chùa, có thói quen bới cát làm tăng nồng bộ bụi lơ lửng.

Nồng độ bụi tại các điểm quan trắc chỉ chịu ảnh hƣởng từ các hoạt động đi lại của du khách, hoạt động thu gom rác thải của các sƣ sãi, ngƣời giúp việc trong chùa.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và tiếng ồn đến tập tính và đời sống của loài dơi khu vực chùa dơi (mahatup) thành phố sóc trăng (Trang 41 - 46)