Nhiễm ánh sáng

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và tiếng ồn đến tập tính và đời sống của loài dơi khu vực chùa dơi (mahatup) thành phố sóc trăng (Trang 27 - 30)

Từ trƣớc đến nay, ngƣời ta đã quen với ô nhiễm môi trƣờng và biết rõ các ảnh hƣởng của nó đến cuộc sống con ngƣời. Nhƣng thực sự chƣa bao giờ, ngƣời ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng. Cụm từ "ô nhiễm ánh sáng" mấy năm gần đây mới đƣợc phổ biến rộng rãi. Ô nhiễm ánh sáng là việc chiếu sáng quá mức hoặc ánh sáng nhân tạo gây khó chịu cho con ngƣời.

Theo định nghĩa của Hiệp hội bầu trời tối quốc tế (IDA) xác định, ô nhiễm ánh sáng là bất kỳ tác động bất lợi của ánh sáng nhân tạo bao gồm cả ánh sáng trên bầu trời, ánh sáng chói, xâm nhập ánh sáng, ánh sáng lộn xộn, giảm tầm nhìn vào ban đêm và lãng phí năng lƣợng.

20 Thực tế cho thấy, con ngƣời đang quá lạm dụng vào nguồn ánh sáng từ bóng đèn điện. Ở những thành phố lớn, những chiếc đèn đƣờng sáng rực, đèn cao áp chiếu sáng công trƣờng, những biển hiệu quảng cáo... đã tạo ra một nguồn ô nhiễm vô hình, một sát thủ trực tiếp ảnh hƣởng tới sức khỏe của con ngƣời.

Theo các nhà khoa học, năng lƣợng phát sinh từ việc chiếu sáng ban đêm làm tăng một lƣợng lớn khí CO2 và các loại khí nhà kính khác. Hơn nữa, nó còn góp phần vào hiệu ứng ấm lên của trái đất. Tất cả đều do nhu cầu lãng phí về năng lƣợng ánh sáng của con ngƣời.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ánh sáng không cần thiết và thiết kế thiếu hợp lý đƣợc coi là một dạng ô nhiễm. Trong một thế giới ngày càng hiện đại hơn, dạng ô nhiễm này đang tác động đến chúng ta một cách âm thầm. Nó chính là một "sát thủ thị lực" đáng sợ đối với con ngƣời. Ở những thành phố lớn, ngƣời ta thƣờng xuyên không ngủ đƣợc, đồng hồ sinh học bình thƣờng trong cơ thể con ngƣời đã bị đảo lộn.

Dù chƣa xác định đƣợc chính xác lƣợng ánh sáng tiếp xúc về đêm bao nhiêu thì đƣợc xem là quá mức, nhƣng các nhà khoa học có thể đƣa ra khẳng định về những căn bệnh liên quan đến ánh sáng thƣờng phổ biến ở những xã hội công nghiệp hóa. Nghiên cứu của trƣờng đại học Haifa (Israel) kết luận, phụ nữ sống ở những vùng đô thị nhiều ánh sáng nhân tạo có nguy cơ mắc bệnh ung thƣ cao hơn 73% so với những phụ nữ ở những nơi tận dụng chiếu sáng tự nhiên. Hiện nay WHO đã thêm các hoạt động liên quan đến rối loạn nhịp sinh học vào danh sách các yếu tố gây ra bệnh ung thƣ.

Trong khi đó, ô nhiễm ánh sáng từ các bóng đèn màu sắc sặc sỡ (còn gọi là ô nhiễm ánh sáng màu) không những tạo ra bất lợi đối với mắt mà còn gây rối loạn cho thần kinh, khiến cho con ngƣời dễ xuất hiện các triệu chứng choáng váng chóng mặt, khó chịu trong ngƣời, buồn nôn, mất ngủ, mất tập trung, cơ thể mệt mỏi, cáu gắt thƣờng xuyên, buồn phiền... Theo nghiên cứu, nếu nhƣ bị các tia tử ngoại sinh ra bởi các bóng đèn ánh sáng màu trong sân khấu chiếu xạ trong thời gian dài sẽ xuất hiện các triệu chứng chảy máu mũi, rụng răng, đục thủy tinh thể, thậm chí dẫn tới bệnh máu trắng và các bệnh nguy hiểm khác.

Nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm ánh sáng chính là kính gƣơng. Kính gƣơng đƣợc sử dụng phổ biến bởi sự mỹ quan, cách nhiệt tốt, trọng lƣợng nhẹ. Các kiến trúc cao tầng một thời dùng loại kính này để tăng tính thẩm mỹ cho các tòa nhà. Tuy nhiên, hậu quả rõ nhất do kính gƣơng mang lại là sự phản xạ ánh sáng, gây nguy hiểm cho ngƣời lái xe.

Các vụ tai nạn giao thông tăng lên đáng kể từ khi kính gƣơng là vật liệu chính lắp đặt trong các tòa nhà cao tầng trong thành phố. Không những thế, nhiệt độ tại các thành phố này cũng tăng cao hơn so với các vùng nông thôn hay tỉnh lẻ. Một thời gian khá dài, ngƣời ta không hiểu vì sao nhiệt độ thành phố lớn lại cao đến vậy hay sức khỏe con ngƣời giảm sút rất nhiều, tỉ lệ ung thƣ tăng lên một cách rõ rệt.

Ô nhiễm ánh sáng đang diễn ra âm thầm do chúng ta chƣa nhận thức đƣợc tác hại của nó. Việc chiếu sáng quá mức có thể gây những tác động đáng sợ đến con ngƣời hơn là việc chúng ta không thể ngắm đƣợc bầu trời đêm đầy sao. Trong tự nhiên, ô nhiễm ánh sáng còn gây xáo trộn mối quan hệ tự nhiên giữa động vật ăn thịt và con mồi cũng nhƣ chu kỳ sinh sản của động vật hoang dã.

21 Chính vì vậy, các nhà khoa học đã đƣa ra lời cảnh báo đến toàn cầu về sự ô nhiễm ánh sáng do con ngƣời tạo ra. Con ngƣời đang phải hứng chịu sự tác động của nó một cách từ từ và "nhẹ nhàng" bởi hậu quả nó để lại không thể nhìn thấy bằng mắt thƣờng hay sờ nắn đƣợc.

Ánh sáng nhân tạo hiện nay đang ảnh hƣởng nghiêm trọng đến giới tự nhiên. Các nhà khoa học phát hiện, một bảng đèn quảng cáo nhỏ một năm có thể giết chết 35 vạn côn trùng. Nếu cứ tiếp tục kéo dài tình trạng này, rất có thể tính đa dạng của thế giới tự nhiên sẽ bị nguy hại nghiêm trọng. Ánh sáng của những chiếc đèn nhân tạo có thể truyền xa tới hàng ngàn kilomet, không ít động vật mặc dù ở rất xa nguồn sáng cũng chịu ảnh hƣởng của loại ánh sáng nguy hiểm này. Khi chịu sự tác động của nguồn sáng, ngay cả buổi đêm chúng cũng hoạt động hết năng suất, làm tiêu hao nhiều khả năng tự vệ, tìm thức ăn và sinh đẻ. Theo thống kê khoa học, một số loài cóc chỉ giao phối vào ban đêm đã biến mất dần vì ánh sáng nhân tạo. Một số loài rùa biển ở bờ biển Đại Tây Dƣơng cũng giảm dần bởi những chú rùa nhỏ mới nở thƣờng căn cứ vào bóng trăng phản chiếu trên mặt nƣớc để tìm ra đại dƣơng, nhƣng vì ánh sáng trên mặt đất mạnh hơn ánh sáng mặt trăng khiến cho chúng tƣởng nhầm lục địa là đại dƣơng và bò vào đất liền rồi thiếu nƣớc dẫn đến việc bị chết. Một trong những loài dễ bị gây nhiễu bởi ánh sáng nhân tạo nhất là loài chim di cƣ. Chúng vốn định hƣớng bằng các vì sao nhƣng ánh sáng của những bóng đèn thành thị thƣờng làm cho chúng mất phƣơng hƣớng. Theo thống kê của các nhà sinh vật học Mỹ, hàng năm có tới 400 vạn con chim chết vì những vụ va đập vào đèn quảng cáo trên các nhà cao tầng.

22

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và tiếng ồn đến tập tính và đời sống của loài dơi khu vực chùa dơi (mahatup) thành phố sóc trăng (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)