Tiếp tục thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần với vai trò chủ

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 54)

chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nƣớc

3.2.1 Phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước

Ở nƣớc ta vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nƣớc là xuất phát từ lợi ích của đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là hòn đá thử vàng để xem xét sự đúng hƣớng hay chệch hƣớng xã hội chủ nghĩa trong tiến trình phát triển. Kinh tế nhà nƣớc càng phát huy vai trò chủ đạo bao nhiêu thì kinh tế xã hội sẽ phát triển bấy nhiêu, mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” sẽ đƣợc thực hiện nhanh chóng và bền vững.

Nhận thức sâu sắc về điều đó, trên thực tế việc đẩy mạnh tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nƣớc theo hƣớng cổ phần hoá đã đạt kết quả cao. Số doanh nghiệp nhà nƣớc giảm từ 5759 (2000) xuống còn 4796 (2012). Các doanh nghiệp này sau khi cổ phần hoá đều hoạt động có hiệu quả trong đó trên 90% doanh nghiệp có lãi, số lao động và thu nhập của ngƣời lao động đều tăng.

Tuy nhiên, về cơ bản khối doanh nghiệp nhà nƣớc và sở hữu nhà nƣớc vẫn còn cồng kềnh, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Đa phần các doanh nghiệp cổ phần hoá hay sát nhập, giải thể đều có quy mô nhỏ chiếm dƣới 10% trong số vốn của doanh nghiệp nhà nƣớc. Nhiều doanh nghiệp nhà nƣớc đang thiếu vốn và sử dụng vốn không hiệu quả; nhiều doanh

47

nghiệp làm ăn không có lãi, tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn do hàng tồn kho lớn, trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu và chậm đổi mới,…; khoảng cách lạc hậu về công nghệ so với các nƣớc trên thế giới quá lớn. Đặc biệt, chất lƣợng nguồn nhân lực và công tác hoạch định chiến lƣợc kinh doanh cũng nhƣ sản phẩm và marketing thị trƣờng hạn chế. Nhìn chung các doanh nghiệp nhà nƣớc vẫn trông chờ và ỷ lại sự nâng đỡ và bao cấp của nhà nƣớc để đƣợc hƣởng những đặc quyền về mặt kinh doanh, vay vốn, cấp vốn,…

Do vậy, việc cần làm hiện nay là phải tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nƣớc. Đã đến lúc các cấp uỷ đảng và chính quyền cần nhanh chóng vào cuộc để đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá và coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Để nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nƣớc cần:

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả. Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nƣớc, tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sản xuất tƣ liệu sản xuất và dịch vụ quan trọng của nền kinh tế và một số lĩnh vực công ích.

- Đẩy mạnh và mở rộng diện tích cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc, kể cả các tổng công ty nhà nƣớc. Việc xác định giá trị doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc cổ phần hoá, kể cả giá trị quyền sử dụng đất phải theo cơ chế thị trƣờng. Đề phòng và khắc phục những lệch lạc, tiêu cực trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc.

- Thúc đẩy việc hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh. Các tập đoàn kinh tế cần vƣơn lên tầm cỡ khu vực, có sự tham gia cổ phần của nhà nƣớc, của tƣ nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tƣ,… trong đó nhà nƣớc giữ cổ phần chi phối.

3.2.2 Tiếp tục đổi mới và phát triển loại hình kinh tế tập thể

Với chủ trƣơng đƣa kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Nghị quyết tại Hội nghị Trung ƣơng 5 khoá IX đã

48

khẳng định vai trò quan trọng của nền kinh tế tập thể trong nền kinh tế nƣớc ta và đề ra các quan điểm, giải pháp phát triển mạnh mẽ kinh tế tập thể. Tuy vậy tỷ trọng của kinh tế tập thể trong cơ cấu GDP vẫn có xu hƣớng giảm. Cụ thể là: năm 1995 là 10,06%; năm 2005 là 6,81%; năm 2009 là 5,45%. [8, tr 21]

Để khắc phục tình trạng trên của kinh tế tập thể, Đại hội X đề ra những biện pháp sau:

- Tổng kết thực tiễn, sớm có chính sách, cơ chế cụ thể, khuyến khích phát triển mạnh mẽ hơn các loại hình kinh tế tập thể đa dạng về hình thức sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, bao gồm các tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới, chú trọng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cổ phần.

- Khuyến khích huy động việc tăng vốn góp và các nguồn vốn huy động từ các thành viên để tăng nguồn vốn hoạt động của hợp tác xã, tăng vốn đầu tƣ phát triển, tăng tài sản và quỹ không chia trong hợp tác xã.

- Hợp tác xã và các loại hình kinh tế hợp tác hoạt động theo nguyên tắc: hợp tác tự nguyện, dân chủ, bình đẳng và công khai, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; cùng hợp tác và phát triển.

3.2.3 Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân

Kinh tế tƣ nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và tƣ bản tƣ nhân là những điểm mới trong việc xác định các thành phần kinh tế trong Đại hội X. Bởi đây là những thành phần dựa trên sở hữu tƣ hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất. Kinh tế tƣ nhân là thành phần kinh tế năng động nhất, chiếm số lƣợng lớn doanh nghiệp và ngƣời tham gia đông nhất, có nhiều tiềm năng phát triển.

Về bản chất, kinh tế tƣ nhân và thị trƣờng là những phạm trù gần gũi, gắn bó với nhau nhƣ hình với bóng. Mặt khác kinh tế thị trƣờng chính là dạng thức sinh tồn, môi trƣờng hoạt động và phát triển của kinh tế tƣ nhân.

Nhìn lại lịch sử phát triển của kinh tế Việt Nam, đặc biệt từ khi thực hiện chủ trƣơng đổi mới, kinh tế tƣ nhân của nƣớc ta hoạt động dƣới hình

49

thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp đã phát triển nhanh chóng, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đặc biệt, với chính sách khoán 10 giao quyền sử dụng đất cho nông dân ổn định lâu dài, trong nông nghiệp xuất hiện nhiều đơn vị kinh tế hộ tự chủ. Những năm gần đây ở nông thôn đã xuất hiện mô hình kinh tế mới, kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp phát triển mạnh.

Kết quả đạt đƣợc của khu vực kinh tế tƣ nhân không chỉ khẳng định đóng góp to lớn của khu vực này đối với nền kinh tế nƣớc ta hiện nay trong vấn đề giải quyết việc làm, giải phóng các tiềm năng lao động, khơi dậy và huy động có hiệu quả các nguồn vốn trong dân cƣ, đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc dân,… bên cạnh đó ta thấy rằng đây là khu vực kinh tế phù hợp với lực lƣợng đang lớn mạnh trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chƣa có sự đổi mới kịp thời trong nhận thức và quan điểm về vai trò, vị trí của khu vực kinh tế tƣ nhân trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, để khai thác tiềm năng của khu vực này cần xác định:

- Mọi công dân đều có quyền tự do tham gia kinh doanh và đƣợc pháp luật đảm bảo quyền sở hữu của họ.

- Mọi công dân đều có quyền bình đẳng trong đầu tƣ, kinh doanh và tiếp cận các cơ hội, các nguồn lực kinh doanh

- Xoá bỏ mọi rào cản, tạo tâm lý xã hội và môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp tƣ nhân phát triển không hạn chế quy mô trong một ngành nghề, một lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế mà pháp luật không cấm.

3.2.4 Thu hút các nguồn lực từ nước ngoài cho sự phát triển kinh tế

Do những thành tựu to lớn đạt đƣợc trong hơn 25 năm đổi mới, nƣớc ta đang đƣợc sự quan tâm lớn của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Từ khi nƣớc ta trở

50

thành thành viên chính thức của WTO, việc tranh thủ đầu tƣ nƣớc ngoài càng thuận lợi hơn. Để tranh thủ nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, Đại hội X của Đảng đã xác định: Cần cải thiện môi trƣờng pháp lý và kinh tế đối với đầu tƣ nƣớc ngoài; Đa dạng hoá các hình thức và cơ chế để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh quan trọng.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)