b, phổ khoáng vật chứa nước (Hunt, 1980) c, phổ phản xạ của các khoáng vật cacbonat.
4.3.2 Lập bản đồ oxit sắt
Tương tự, bản đồ oxit sắt thu được bằng cách sử dụng các kênh 1, 3, 4 và 5 của ảnh Landsat ở khu vực tỉnh Bắc Cạn – Thái Nguyên – Tuyên Quang, kết quả thu được thể hiện trong bảng 4.2.
Bảng 4.4. PCA lập bản đồ oxit sắt cho khu vực nghiên cứu
Kênh Vector riêng
Trị riêng (%)
Kênh 1 Kênh 3 Kênh 4 Kênh 5
PC1 0.3680 0.2381 0.6351 0.6360 95.7745
PC3 -0.7739 -0.3509 0.0548 0.5244 1.7239
PC4 0.5058 -0.7951 -0.2343 0.2389 0.0910
Các thành phần chính có thể được giải thích là : - PC1 là hình ảnh phản chiếu bề mặt
- PC2: mô tả thực vật
- PC3: mô tả sự tương phản giữa giải sóng nhìn thấy và hồn ngoại - PC4: làm nổi bật oxit sắt ở các pixel màu tối
Như chúng ta đã biết từ đường cong phản xạ phổ của oxit sắt thì nó phản xạ cao trong kênh 3 và hấp thụ trong 1, vậy nên ta phải tìm kiếm các thành phần chính mà trong đó sự khác biệt hệ số phản xạ lớn của 2 kênh này (bảng 4.2). Trong PC3, cả 2 kênh 1 và kênh 3 có giá trị vector riêng đều âm không hữu ích để tách kênh 1 và kênh 3. Các giá trị vector riêng của kênh 3 và kênh 1 trong PC4 tương ứng là -0.7951 và +0.5058 ngược dấu nên hình ảnh PC4 được lựa chọn để thể hiện oxit sắt (F). Trong PC4, các pixel màu đen đại diện cho khoáng sản oxit sắt. Nếu như ta đảo ngược PC4, ta sẽ thu được các điểm ảnh màu sáng là khoáng sản oxit sắt (hình 4.5).
Hình 4.5. a, các pixel màu đen đại diện cho khu vực giảu khoáng sản oxit sắt. b, đảo ngược PC4, các pixel màu sáng đại diện cho khu vực giàu oxit sắt.