Khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đồ án nghiên cứu phương pháp xác định vị trí phân bố một số loại khoáng sản sử dụng ảnh vệ tinh đa phổ độ phân giải trung bình (Trang 49 - 51)

b, phổ khoáng vật chứa nước (Hunt, 1980) c, phổ phản xạ của các khoáng vật cacbonat.

4.1.2 Khu vực nghiên cứu

Trong đồ án này, tôi nghiên cứu sự phân bố khoáng sản sét, oxit sắt của ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang thuộc vùng Đông Bắc Bộ.

Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực Đông Bắc và vùng trung du miền núi phía Bắc. Diện tích tích toàn tỉnh Thái Nguyên là 3.563 km2. Địa hình Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc – Nam và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía Bắc Thái Nguyên gồm nhiều rừng núi và đồng lầy. Phía đông có những dãy núi cao nằm giữa những ngọn núi đá vôi. Phía tây bắc Thái Nguyên có thung lũng chợ Chu bao gồm nhiều cánh đồng và thung lũng nhỏ. Phía tây nam có dãy Tam Đảo dọc theo cao nguyên Văn Lang và cánh đồng Đại Từ. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là thuận lời cho Thái Nguyên trong canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội so với các tỉnh trung du khác.

Thái Nguyên là tỉnh có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại và trữ lượng, đây là lợi thế lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Về khoáng sản kim loại có quặng sắt (phân bố chủ yếu ở huyện Đồng Hỷ với trữ lượng nghiên cứu điệ chất ở mức độ thăm dò là 40,9 triệu tấn),

vàng sa khoáng tập trung ở huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phổ Yên với trữ lượng nhỏ, quặng thiếc phân bố chủ yếu ở huyện Đại Từ có trữ lượng 12.650 tấn, … Ngoài ra, khoáng sản của thái nguyên còn có đất sét làm gạch ngói, đá vôi làm vật liệu xây dựng tập trung ở Đông Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Phú Lương; đá làm xi măng ở Đông Hỷ, đất sét để sản xuất xi măng ở Cúc Đường ( Võ Nhai),…

Bắc Cạn là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc, có diện tích 4.859 km2. Địa hình Bắc Cạn phân dị lớn do điều kiện tự nhiên tạo bởi cách cung Ngân Sơn – Yên Lạc ở phía Đông Bắc và cánh cung sông Gâm ở phía Tây Nam nên hình thành các vùng khác biệt về khí hậu. Toàn tỉnh độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Về tài nguyên khoáng sản, do Bắc cạn nằm trong hai kiểu kiến trúc địa chất có chế độ địa động khác nhau tạo nên bức tranh khoáng sản rất đặc trưng. Ở phía Tây sông Cầu là các thành trầm tích cổ hơn tạo nên một kiến trúc dương rõ nét được gọi là phức nếp lồi Lô Gâm, ở đó tập trung hầu hết các mỏ chì, kẽm. Ở phía Đông sông Cầu là các thành trầm tích trẻ hơn tạo nên kiến trúc âm được gọi là võng nguồn Rift nội lục sông Hiến, ở đó tập trung hầu hết các mỏ vàng. Chì, kẽm và vàng là những loại khoáng sản có tiềm năng nhất của Bắc Kạn. Tỉnh cũng có các khoáng sản khác như sắt, manggan, angtimon, đá quý. Bắc Cạn có cấu trúc địa chất khá phức tạp. Hệ thống núi thấp và trung bình thuộc cánh cung sông Gâm có các loại đá xâm nhập granit, rhyonit, granit haimica, và các loại phiến biến chất, thạch anh quaczit, đá sừng, … Cánh Cung Ngân Sơn có các loại granit, rhynit, phiến sét, thạch anh, đá vôi, … Khối núi đá vôi Kim Hỷ có tuổi cacbon – pecmi màu xám trắng, có cấu tạo kiểu khối, hiểm trở.

Tuyên Quang là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Diện tích toàn tỉnh là 5.870 km2, trong đó có 70% là đồi núi. Địa hình Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắc bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều núi và thung lũng chạy dọc theo các sông. Có thể chia Tuyên Quang thành 3 vùng địa hình sau: (1) vùng núi phía Bắc tỉnh gồm các huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên

và phía Bắc huyện Yên Sơn, độ cao phổ biến từ 200 – 600 m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250, (2) vùng đồi núi giữa tỉnh gồm: phía Nam huyện Yên Sơn, thị xã Tuyên Quang và phía Bắc huyện Sơn Dương, độ cao trung bình dưới 500 m và hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 250, (3) vùng đồi núi phía Nam tỉnh là vùng thuộc phía Nam huyện Sơn Dương, mang đặc điểm địa hình trung du.

Do điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều, nên lớp vỏ phong hóa của đất Tuyên Quang tương đối dày, cộng với thảm thực vật có tác dụng bảo vệ mặt đất nên sự thoái hóa của đất ở mức độ nhẹ. Tài Nguyên đất của Tuyên Quang hết sức phong phú về chủng loại: Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (67,2%); đất vàng nhạt trên đá cát (11.55%); đất đỏ vàng trên đá macma (4,17%); đất vàng đỏ trên đá biến chất (3,89%); đất phù sa ven suối (1,66%); đất dốc tụ - thung lũng (1,38%), ngoài ra còn một số loại đất khác chiếm diện tích nhỏ như đất nâu vàng, đất nâu đỏ,… Chất lượng đất tương đối tốt, đặc biệt là các huyện phía nam, thích ứng với các loại câu trồng.

Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau như: đá vôi, đất sét, oxit sắt, kẽm, … nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, phân tán, khó khăn trong việc khai thác. Đến nay phát hiện được 9 điểm có quặng thiếc ở huyện Sơn Dương, trữ lượng cả quặng và quặng sa khoáng khoảng 28.800 tấn; Barit có 24 điểm thuộc nhiều huyện, trữ lượng trên 2 triệu tấn, mănggan trữ lượng khoảng 3,2 triệu tấn, đá vôi ước lượng hàng tỷ m3; ăngtimon trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn là loại khoáng sản quý phục vụ cho công nghiệp hóa chất, chế tạo máy.

4.2Kết quả xác định sự phân bố oxit sắt, khoáng sản sét băng phương pháp tỷ số ảnh

Một phần của tài liệu Đồ án nghiên cứu phương pháp xác định vị trí phân bố một số loại khoáng sản sử dụng ảnh vệ tinh đa phổ độ phân giải trung bình (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w