b, phổ khoáng vật chứa nước (Hunt, 1980) c, phổ phản xạ của các khoáng vật cacbonat.
4.2.2 Lập bản đồ khoáng sản oxit sắt
Không gian phân bố của khoáng sản oxit sắt được phân thành 9 lớp như sau: 0 – 24, 24 – 28, 28 – 32, 32 – 37, 37 – 42, 42 – 50, 50 – 65, 65 – 99, 99 – 237. Sau khi phân lớp xong, ta sử dụng phần mềm ArcGIS để tiến hành biên tập bản đồ, kết quả thu được thể hiện trong hình 4.2b.
Hình 4.2b. Bản đồ phân bố khoáng sản oxit sắt
Chín lớp chỉ số của khoáng sản oxit sắt được phân thành 4 lớp: rất hiếm (0 – 50), hiếm (50 – 100), trung bình (100 – 150), nhiều (150 – 237). Không gian phân bố của oxit sắt được thể hiện trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Không gian phân bố của khoáng sản oxit sắt
Lớp Giá trịchỉ số Diện tích bao phủ ( Km2) % theo khu vực nghiên cứu Chú thích
Phân loại % theo tổng diệntích của khu vực nghiên cứu 1 0-24 4820.098 33.81613 Rất hiếm 99.9010 2 24-28 5703.972 40.01708 3 28-32 1898.426 13.31870 4 32-37 1249.889 8.76879
5 37-42 458.6642 3.217836 42-50 108.6818 0.76247 6 42-50 108.6818 0.76247 7 50-65 12.2986 0.08628 Hiếm 0.0987 8 65-99 1.7665 0.01239 9 99 -237 0.0461 0.0003 Trung bình-nhiều 0.0003 Tổng 14253.8422 100 100
Không gian phân bố của khoáng sản oxit sắt cho thấy, phần lớn khu vực nghiên cứu (99.9010%) được đánh giá ở mức độ ‘Rất hiếm’; Khu vực ‘Hiếm’ chiếm một phần nhỏ (0.0987%) khu vực nghiên cứu. Khu vực được phát hiện ở mức độ ‘trung bình – nhiều’ chiếm một phần rất nhỏ (0.0003%) khu vực nghiên cứu. Căn cứ vào bản đồ phân bố khoáng sản oxit sắt, ta có thể thấy rằng: Oxit sắt tập trung rất nhiều ở các huyện: Phú Bình, Phổ Yên, TX. Sông Công, Đại Từ, TP. Thái Nguyên, Đông Hỷ thuộc khu vực tỉnh Thái Nguyên; Các huyện: Hàm Yên, Sơn Dương, TX. Tuyên Quang, Chiêm Hóa của tỉnh Tuyên Quang; và các huyện: Chợ Đồn, Na Rì, TX. Bắc Cạn của tỉnh Bắc Cạn. Còn các Huyện có ít khoáng sản oxit sắt đó là: Nà Hang, Yên Sơn của tỉnh Tuyên Quang; Các huyện Võ Nhai, Phú Lương của tỉnh Thái Nguyên; và các huyện Ba Bể, Bạch Thông của tỉnh Bắc Cạn.