5.1. An toàn máy móc thiết bị
Tỷ lệ máy không có che chắn bộ phận truyền động là 27,5%, không có quy trình vận hành bằng tiếng Việt là 24,7%, không có che chắn nơi có điện là 11,8%. 86,1% công nhân cho rằng khi làm việc có nguy cơ bị kẹp, cắt, đâm.
Chỉ có 4,2% công nhân đ−ợc học về an toàn vệ sinh lao động và có tới 81,3% công nhân đã từng bị th−ơng do máy.
5.2. Ph−ơng tiện bảo vệ cá nhân
Tỷ lệ công nhân sử dụng ph−ơng tiện bảo vệ cá nhân thấp hơn nhiều so với nhu cầu của họ, tỷ lệ công nhân thấy cần đ−ợc trang bị quần áo và giầy là 100%, khẩu trang là 73,1 %, găng tay là 69%, kính là 52,3%, mũ 18,8%, song tỷ lệ công nhân sử dụng quần áo bảo hộ là 43,1%, giày bảo hộ chỉ có 1,3%, khẩu trang 53,3%, găng tay 49,2%, kính 49,7%, mũ 18,8%.
Kiến nghị
4. Bố trí nhà x−ởng hợp lý, tách riêng từng khu vực làm việc làm việc. Mùa hè nên bố trí quạt công nghiệp thổi s−ơng để giảm nóng trong môi tr−ờng làm việc. Tăng c−ờng ánh sáng chung và ánh sáng cục bộ tại những vị trí công việc đòi hỏi chính xác. Thực hiện các biện pháp giảm tiếng ồn trong môi tr−ờng làm việc nh− bảo d−ỡng máy móc th−ờng xuyên, tăng khoảng cách giữa nguồn gây ồn và ng−ời lao động….
5. Tập huấn cho chủ doanh nghiệp về an toàn vệ sinh lao động cũng nh− các chế độ họ phải thực hiện đối với ng−ời lao động nh− mua bảo hiểm cho ng−ời lao động, khám sức khoẻ cho ng−ời lao động…
6. Chủ doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho ng−ời lao động để họ có thể nhận biết hết các nguy cơ tại nơi làm việc, đ−a ra những chỉ dẫn cơ bản, bất cứ một ng−ời nào cũng có thể học để phát hiện những nguy cơ do công việc, để nhận biết những tình huống nguy hiểm tiềm tàng trong môi tr−ờng làm việc hàng ngày.
7. Tạo t− thế làm việc hợp lý cho ng−ời lao động, loại bỏ t− thế ngồi xổm khi lao động.
8. Che chắn các bộ phận truyền động của máy để tránh nguy cơ bị tai nạn do văng, bắn, cắt, đâm. Các máy phải có h−ớng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt