Trang bị ph−ơng tiện bảo vệ cá nhân

Một phần của tài liệu Khảo sát ecgônômi vị trí lao động, phân tích yếu tố nguy cơ tại một số cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ (tt) (Trang 40 - 44)

b. Quy trình sản xuất bản lề cửa, chốt cửa.

4.3.3.Trang bị ph−ơng tiện bảo vệ cá nhân

Hầu hết các chủ doanh nghiệp ch−a nhận thức đầy đủ về tác dụng của ph−ơng tiện bảo vệ cá nhân, chỉ có 19/35 chủ doanh nghiệp trang bị khẩu trang cho ng−ời lao động, 29/35 chủ doanh nghiệp trang bị găng tay và chỉ 2/35 chủ doanh nghiệp trang bị giày/ủng cho ng−ời lao động. Tất cả các chủ doanh nghiệp không trang bị

nút tai chống ồn cho ng−ời lao động. Thực tế cho thấy hầu hết các cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ tại Xuân Tiến, việc trang bị ph−ơng tiện bảo vệ cá nhân cho ng−ời lao động ch−a đ−ợc quan tâm đúng mức cả về số l−ợng đến chủng loại chứ ch−a nói đến chất l−ợng và sự phù hợp của các loại trang thiết bị này. Yếu tố nguy cơ cao gây giảm thính lực và điếc nghề nghiệp ở hầu hết các vị trí lao động do sử dụng các loại máy móc thiết bị gây tiếng ồn cao v−ợt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, nh−ng công nhân không hề đ−ợc trang bị nút tai chống ồn.

4.4. Kết quả điều tra ng−ời lao động

4.4.1. Đặc điểm đối tợng nghiên cứu

Số đối t−ợng đ−ợc nghiên cứu bao gồm 196 công nhân, trong đó có 148 nam chiếm 75,5% tuổi từ 17 đến 64 và 48 nữ (24,6%), tuổi từ 17 – 60. Lao động nam chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với lao động nữ do tính chất lao động của sản xuất cơ khí có nhiều công đoạn đòi hỏi lao động thể lực lớn, do vậy số công nhân nam chiếm số đông.

4.4.2. Kết quả điều tra ngời lao động về đánh giá môi trờng lao động

Công nhân phàn nàn về tiếng ồn chiếm tỷ lệ cao nhất (67,0%), sau đó là bụi 58,4%, nóng 48,2% và hơi khí độc 33,5%.

Trong nghiên cứu về điều kiện lao động của ng−ời lao động làng nghề đúc đồng Đại Bái-Bắc Ninh [20], tỷ lệ ng−ời lao động tiếp xúc với tiếng ồn là 69,3%, bụi 77,5%, nóng 67,1%, hơi khí độc 64,1%. Tỷ lệ công nhân tiếp xúc với yếu tố môi tr−ờng bất lợi trong kết quả nghiên cứu cũng rất đáng chú ý.

Theo nghiên cứu của Đ.T.Th−ơng về môi tr−ờng và sức khỏe công nhân nhà máy cơ khí [18] thì tỷ lệ công nhân phàn nàn về tiếng ồn là 97,1%, bụi 98,1%, nóng 99,0% và hơi khí độc là 78,4%.

Kết quả phỏng vấn 196 công nhân cơ khí trong nghiên cứu của H.K.Lập [14] cho thấy 99,5% công nhân phải tiếp xúc với ít nhất một yếu tố tác hại nghề nghiệp trong môi tr−ờng làm việc, 75,4% tiếp xúc với nóng, 97,9% tiếp xúc với bụi, 98,5% tiếp xúc với ồn, 53,3% tiếp xúc với rung, 59,5% tiếp xúc với hơi khí độc.

Tỷ lệ công nhân phàn nàn về các yếu tố môi tr−ờng bất lợi trong kết quả nghiên cứu cũng ở mức cao.

Đánh giá về môi trờng lao động theo nghề

37% ng−ời lao động nghề cắt, tiện cảm thấy môi tr−ờng lao động nóng, tỷ lệ này ở nghề hàn là 63,8%, nghề lắp ráp là 28,2% và các nghề khác là 56,3%. Ng−ời

lao động phàn nàn về bụi chiếm tỷ lệ cao nhất (67,4%) ở nghề cắt, tiện, sau đó là nghề lắp ráp 59%, nghề hàn là 51,1% và các nghề khác là 56,3%. Tỷ lệ ng−ời lao động phàn nàn về tiếng ồn ở nghề hàn là 72,3%, lắp ráp 59%, cắt tiện 52,2% và các nghề khác là 78,1%. 57,4% ng−ời lao động phàn nàn về hơi khí độc ở nghề hàn, nghề lắp ráp là 17,9%, nghề cắt, tiện là 13% và các nghề khác là 39,1%.

Các yếu tố nguy cơ khác

Ngoài các yếu tố môi tr−ờng lao động nh− nóng, bụi, ồn, hơi khí độc ng−ời lao động còn phải tiếp xúc với các yếu tố bất lợi khác phát sinh từ các công việc đó là khói hàn, ánh sáng hàn, bụi khi mài, mạt sắt, phoi tiện, vật sắc nhọn. ánh sáng hàn có thể gây bệnh về mắt cho ng−ời lao động, các yếu tố khác có thể gây bệnh hoặc làm tổn th−ơng cơ thể. Tỉ lệ ng−ời lao động tiếp xúc với khói hàn và ánh sáng hàn ở nghề hàn là 70,2% và 68,1%, ở các nghề khác tỉ lệ này cũng t−ơng đối cao, nghề lắp ráp là 30,8% và 25,6%, các nghề khác là 28,1% và 10,9%. 32,6% công nhân nghề cắt, tiện cho rằng mạt sắt, phoi tiện và vật sắt nhọn là một trong những yếu tố nguy cơ, tỉ lệ này ở công nhân lắp ráp là 17,9% và 30,8%, các nghề khác là 14,1% và 37,5%. Nh− vậy, ng−ời lao động phải chịu rất nhiều yếu tố bất lợi trong môi tr−ờng lao động, những yếu tố này có thể không phải do công việc của họ phát sinh.

Có sự khác biệt về cảm nhận môi tr−ờng nóng giữa nghề hàn với nghề cắt tiện và nghề lắp ráp, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Cảm nhận về hơi khí độc ở nghề hàn cao hơn hẳn nghề cắt, tiện và lắp ráp, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tỷ lệ tiếp xúc với yếu tố nguy cơ là mạt sắt, phoi tiện và vật sắc nhọn ở nghề hàn thấp hơn nghề cắt, tiện và nghề lắp ráp, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

4.4.3. Kết quả điều tra ngời lao động về t thế lao động, đau mỏi cơ xơng

4.4.3.1. T− thế lao động

T− thế làm việc đứng chiếm 33,0%, t− thế ngồi trên ghế chiếm 35,0% và t− thế ngồi xổm chiếm 29,9%. 89,7% công nhân cho rằng khi làm việc th−ờng xuyên phải cúi gập đầu, 61,4% cho rằng th−ờng xuyên phải xoay/nghiêng ng−ời, 38,6% phải với tay cao mức trên vai, 37,1% phải cúi gập ng−ời.

Nghiên cứu của H.K.Lập [14] cho thấy 37,8% ng−ời lao động làm việc ở t−

trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu này và t− thế làm việc ngồi trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn.

T−ơng tự nh− nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu của N.T.Toán về sức khoẻ công nhân cơ khí luyện kim [22] cũng chỉ ra rằng công nhân cơ khí phải làm việc với t− thế bất lợi.

T− thế làm việc đứng chiếm tỷ lệ cao nhất ở nghề cắt, tiện 69,9%, hàn là 36,2% và nghề lắp ráp là 17,9%. Nghề cắt, tiện có tỷ lệ ng−ời lao động làm việc ở t− thế đứng chiếm tỷ lệ cao là do máy cắt, tiện đa số đ−ợc thiết kế để ng−ời lao động làm việc ở t− thế đứng. Tỷ lệ công nhân ngồi trên ghế làm việc ở nghề lắp ráp là 38,5%, nghề hàn là 27,7%, nghề cắt, tiện là 17,4%. Nghề lắp ráp có công nhân ngồi xổm làm việc chiếm tỷ lệ cao nhất (41%), sau đó là nghề hàn 36,2%, và nghề cắt, tiện là 10,9%.

T− thế cúi gập đầu khi làm việc chiếm tỷ lệ cao nhất ở tất cả các nghề: nghề hàn là 91,5%, nghề lắp ráp là 82,1%, nghề cắt tiện là 80,4%, các nghề khác là 90,5%. Sau đó là t− thế nghiêng ng−ời, ở nghề lắp ráp là 61,5%, nghề cắt, tiện là 58,7%, nghề hàn là 55,3%, các nghề khác là 67,2%. T− thế với tay ở nghề hàn chiếm tỷ lệ cao nhất 51,1%, nghề lắp ráp 25,6%, cắt tiện 21,7%, các nghề khác 48,4%. T− thế cúi gập ng−ời ở nghề lắp ráp chiếm tỷ lệ cao nhất 35,9%, tiếp đó là nghề cắt tiện 26,1% và nghề hàn 17%, các nghề khác 60,9%.

4.4.3.2. Tình hình đau mỏi cơ x−ơng ở ng−ời lao động

Vị trí đau mỏi chiếm tỷ lệ cao nhất là thắt l−ng chiếm 71,1%, sau đó là vai 58,4%, đùi 30,5%, cánh tay 20,8%, cẳng tay 9,6%, gáy 5,6%, cổ 5,1%.

Theo nghiên cứu của N.T.Công [2] tỷ lệ đau thắt l−ng ở công nhân Công ty Cơ khí Hà Nội là 79,3%, nh− vậy so với nghiên cứu này tỷ lệ đau mỏi thắt l−ng ở công nhân trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn.

Đau mỏi cơ xơng theo nghề

Nghề hàn công nhân đau mỏi thắt l−ng chiếm tỷ lệ cao nhất 74,5%, sau đó là đau vai chiếm 48,9%, đùi chiếm 40,4%, cánh tay 14,9%, cẳng tay chiếm 12,8%. Nghề lắp ráp công nhân đau mỏi thắt l−ng cũng chiếm tỷ lệ cao nhất 71,8%, sau đó là đau vai chiếm 56,4%, đùi 20,5%, cánh tay 15,4%, cẳng tay 7,7%. Nghề cắt, tiện công nhân đau vai chiếm tỷ lệ cao nhất 60,9%, tiếp đó là thắt l−ng 56,5%, cánh tay 19,6%, cổ 10,9%, cẳng tay 8,7%.

Đau mỏi thắt l−ng chiếm tỷ lệ cao nhất 71,1%, sau đó là đau vai 58,4%, đùi 30,5%, cánh tay 20,8%, cẳng tay 9,6%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nghiên cứu của P.H.Dung về mối liên hệ giữa t− thế làm việc và đau mỏi cơ x−ơng của công nhân ở một số công ty cơ khí [4] thì tỉ lệ đau thắt l−ng ở công nhân hàn là 81,8%, công nhân tiện là 52,0%. So với nghiên cứu nghiên cứu này tỷ lệ đau thắt l−ng ở công nhân hàn trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nh−ng tỷ lệ đau thắt l−ng ở công nhân tiện lại cao hơn.

Đau mỏi cơ xơng theo thâm niên

Tỷ lệ đau thắt l−ng ở ng−ời lao động làm việc trên 5 năm cao hơn ng−ời lao động làm việc d−ới 5 năm, tỷ lệ đau vai xấp xỉ nhau, đau đùi ở ng−ời làm việc trên 5 năm cao hơn, đau cánh tay ở ng−ời làm việc d−ới 5 năm cao hơn, đau cẳng tay, gáy, cổ ở ng−ời lao động làm việc trên 5 năm cao hơn.

Mối liên quan giữa t thế làm việc và đau mỏi cơ xơng

Có mối liên quan giữa t− thế lao động và đau mỏi cơ x−ơng, nguy cơ đau cánh tay cao gấp 3,5 lần ở những ng−ời làm việc phải với tay cao. Đối với những ng−ời làm việc phải đứng trên 50% thời gian làm việc, nguy cơ đau thắt l−ng cao gấp 5 lần. Nguy cơ đau cổ ở những ng−ời làm việc phải cúi trên 50% thời gian làm việc cũng cao gấp 9 lần. Điều này cho thấy việc bố trí và thiết kế vị trí lao động hợp lý là vấn đề rất cần đ−ợc quan tâm tại các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ ở Xuân Tiến, vấn đề t− thế lao động xấu đã có ảnh h−ởng rất rõ rệt đến sức khoẻ ng−ời lao động, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ công nhân phàn nàn về đau mỏi cơ x−ơng cao ở các vị trí cơ thể khác nhau, đặc biệt ở những công nhân làm việc lâu năm.

Một phần của tài liệu Khảo sát ecgônômi vị trí lao động, phân tích yếu tố nguy cơ tại một số cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ (tt) (Trang 40 - 44)