0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CƠ SỞ PHÁP LÝ

Một phần của tài liệu THỰC TIẾN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 93 -94 )

CHO VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Một trong những yêu cầu trong quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền chính là sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Nếu các quy định có liên quan đến giải quyết tranh chấp ngân hàng không hoàn thiện thì hiệu quả giải quyết tranh chấp sẽ không cao, thậm chí không thực hiện đƣợc. Vì vậy, để hoạt động giải quyết tranh chấp ngân hàng nói chung, tranh chấp trong hoạt động cho vay của NHTM nói riêng đạt hiệu quả cao, đòi hỏi pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng phải ngày càng đƣợc hoàn thiện, trong đó có các quy định về giải quyết tranh chấp.

Một cách khái quát, tác giả cho rằng việc hoàn thiện các quy định này cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau đây:

2.2.1. Mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế của Toà án

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến HĐCV đƣợc phân định nhƣ sau:

- Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết tranh chấp HĐCV giữa NHTM với cá nhân, tổ chức không có đăng ký kinh doanh và nhằm mục đích sinh hoạt, tiêu dùng.

- Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết tranh chấp HĐCV giữa NHTM với cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh, có mục đích lợi nhuận.

Qua thực tiễn nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn cho rằng việc chuyển thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực tín dụng nói chung và tranh chấp hợp HĐCV giữa NHTM với cá nhân, tổ chức không có đăng ký kinh doanh và nhằm mục đích sinh hoạt, tiêu dùng nói riêng về cho Tòa án cấp huyện la một quy định đang gây khó khăn cho NHTM và khách hàng. Lý do là bởi vì, do năng lực hạn chế của Tòa án nhân dân cấp huyện nên tiến độ giải

quyết tranh chấp còn chậm, một số thẩm phán của Tòa án cấp huyện còn thiếu kiến thức và thiếu kinh nghiệm trong xét xử các vụ án tranh chấp liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Từ thực tiễn nêu trên, Nhà nƣớc cần có quy định mở rộng thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động cho vay của NHTM, theo hƣớng sửa đổi, bổ sung điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP nhƣ sau: “Toà kinh tế có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về kinh doanh, thƣơng mại quy định tại Điều 29 và Điều 30 của BLTTDS”, đồng thời bãi bỏ nội dung “các tranh chấp về kinh doanh, thƣơng mại mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhƣng đều có mục đích lợi nhuận” để tạo điều kiện cho các bên tranh chấp có thể lựa chọn Tòa án cấp huyện hoặc Tòa án cấp tỉnh khi xảy ra tranh chấp.

Một phần của tài liệu THỰC TIẾN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 93 -94 )

×