Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Một phần của tài liệu Thực tiến giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 52 - 57)

(i)Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy, phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải là phương thức ít được các bên quan tâm lựa chọn (chỉ khoảng 20%), đứng sau các phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng thƣơng lƣợng, tố tụng Tòa án.

Trên thực tế, khi hòa giải tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của NHTM, không có một quy trình hòa giải mang tính thống nhất mà mỗi Trung tâm hòa giải và mỗi hòa giải viên sẽ áp dụng những quy trình riêng phù hợp với nội dung và tính chất của vụ tranh chấp. Nhìn chung, quy trình hòa giải thƣờng bắt đầu bằng việc hai bên tranh chấp thỏa thuận cùng đề nghị hòa

giải với hòa giải viên hoặc một tổ chức hòa giải. Một bên cũng có thể đơn phƣơng liên hệ với hòa giải viên hoặc với một tổ chức hòa giải để yêu cầu tiến hành hoà giải, khi đó hòa giải viên hoặc tổ chức hòa giải sẽ liên hệ và thuyết phục phía bên kia tham gia hòa giải.

Việc hòa giải chỉ đƣợc thực hiện sau khi có sự đồng ý từ phía NHTM và khách hàng. Trong quá trình hòa giải, hòa giải viên sẽ áp dụng các kỹ năng giải quyết tranh chấp của mình nhằm giúp các bên thảo luận và thƣơng lƣợng với nhau để tìm ra giải pháp cuối cùng cho vụ tranh chấp.

Trong trƣờng hợp các bên đạt đƣợc thỏa thuận, hòa giải viên sẽ giúp NHTM và khách hàng soạn thảo thỏa thuận hòa giải một cách chi tiết, bản thỏa thuận này có giá trị pháp lý nhƣ một hợp đồng. Một trong các bên hoặc bản thân hòa giải viên có quyền chấm dứt hòa giải vào bất cứ giai đoạn nào của quá trình hòa giải khi thấy việc hòa giải sẽ không mang lại hiệu quả.

Hiện nay, hoạt động hòa giải cũng bắt đầu diễn ra nhộn nhịp tại các nƣớc trong khu vực với sự xuất hiện của nhiều trung tâm hòa giải nhƣ Trung tâm hòa giải của CIETAC (Trung Quốc), Trung tâm hòa giải Philippine, Trung tâm hòa giải Singapore, Trung tâm hòa giải Delhi (Ấn Độ), Trung tâm hòa giải Hồng Kông, Trung tâm hòa giải Indonesia, Trung tâm hòa giải Malaysia, Trung tâm hòa giải Thái Lan [54] và đã thể hiện đƣợc những ƣu điểm rõ rệt về thời gian, chi phí và hiệu quả, thu hút đƣợc sự chú ý của đông đảo giới Luật sƣ và doanh nghiệp. Chẳng hạn, tại Singapore, theo số liệu thống kê của Trung tâm hòa giải Singapore (SMC), tính tới tháng 4/2009, đã có 1.400 vụ tranh chấp thƣơng mại (trong đó có tranh chấp liên quan đến hoạt động cho vay của ngân hàng) đƣợc đƣa tới trung tâm này để hòa giải, trong đó tỷ lệ hòa giải thành công chiếm khoảng 75%. Trong số các vụ tranh chấp đƣợc hòa giải thành, trên 90% đƣợc giải quyết chỉ trong vòng một ngày làm việc. Ngay cả những vụ tranh chấp có giá trị lớn (trên 90 triệu đô la Singapore) cũng đã

đƣợc tiến hành hòa giải tại SMC. Về mặt chi phí, các bên tranh chấp rõ ràng cũng đã tiết kiệm đƣợc một khoản chi phí rất lớn nếu so với tố tụng tại Tòa án. Ví dụ, đối với một vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa chung thẩm (High Court), nếu các bên chọn con đƣờng hòa giải tại SMC, các bên có thể tiết kiệm đƣợc tới 80.000 đô la Singapore. Trong một cuộc khảo sát đƣợc thực hiện vào cuối năm 2008 với 18.884 bên tranh chấp và 1.563 Luật sƣ đại diện cho các bên tranh chấp khi tham gia hòa giải tại SMC, trên 80% đối tƣợng đƣợc hỏi đã khẳng định tiết kiệm đƣợc chi phí và thời gian khi sử dụng phƣơng thức này và trên 94% cho biết sẽ giới thiệu phƣơng thức này cho các tổ chức cá nhân khác khi có tranh chấp tƣơng tự [54].

Hiện nay, tại Việt Nam, phƣơng thức hoà giải trong tranh chấp ngân hàng ngoài việc đƣợc tiến hành kết hợp với phƣơng thức tố tụng Trọng tài hay Tòa án, theo đó, việc hòa giải giữa các bên tranh chấp chủ yếu do các Thẩm phán hoặc Trọng tài viên tiến hành trong quá trình tố tụng thì trên thực tế, các bên tranh chấp cũng có thể nhờ tới các chuyên gia là những ngƣời có kỹ năng và kinh nghiệm về hòa giải hoặc một chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực đang tranh chấp (nhƣ Luật sƣ, chuyên gia về tài chính, vận tải, ngân hàng, bảo hiểm…) đứng ra thực hiện việc hòa giải. Trung tâm hòa giải với tƣ cách tổ chức hòa giải thƣơng mại chuyên nghiệp mới bắt đầu đƣợc hình thành với việc Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) đƣa ra Bộ quy tắc hoà giải và bắt đầu cung cấp dịch vụ này vào năm 2007 [58].

Khi tiến hành hòa giải tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), theo quy định của Quy tắc hòa giải của Trung tâm này thì các bên

phải cam kết sẽ không tiến hành tố tụng tại Trọng tài hay Tòa án trong suốt

quá trình hòa giải.

và khách hàng tự thƣơng lƣợng mà chƣa quan tâm đến hòa giải, nếu không tìm đƣợc tiếng nói chung thì chuyển ngay sang giai đoạn khởi kiện tại Tòa án hay Trọng tài. Động thái khởi kiện mà bỏ qua giai đoạn hoà giải là bƣớc đi vội vàng. Điều này không những đƣa tranh chấp đi quá xa, mất rất nhiều thời gian, công sức, chi phí tài chính, mà còn mất đi cơ hội duy trì mối quan hệ làm ăn của các bên. Do đó, thay vì ủy quyền cho Luật sƣ hoặc tự mình tiến hành thủ tục khởi kiện thì các bên tranh chấp có thể yêu cầu Luật sƣ, cá nhân, hoặc một tổ chức có uy tín, năng lực và kinh nghiệm đóng vai trò một trung gian hoà giải trong một thời hạn nhất định để giải quyết tranh chấp, tìm tiếng nói chung cho các bên. Nếu không đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn thì tiến hành thủ tục khởi kiện sẽ là một giải pháp hữu hiệu.

(ii) Qua nghiên cứu thực tiễn thấy rằng, việc thực thi điều khoản hòa giải trên thực tế khó có thể thực hiện.

Điều khoản hòa giải đƣợc hiểu là thỏa thuận giữa các bên về việc đƣa vụ tranh chấp sẽ hoặc đã phát sinh ra giải quyết bằng phƣơng thức hòa giải. Trên thực tiễn các HĐCV (thực tế có rất ít), có một điều khoản hòa giải thông thƣờng sẽ đƣợc soạn thảo nhƣ sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc có liên quan đến hợp đồng này trƣớc hết sẽ đƣợc giải quyết bằng phƣơng thức hòa giải tại… (tên của một trung tâm hòa giải) phù hợp với bản Quy tắc hòa giải của trung tâm này. Các bên cam kết sẽ tham gia hòa giải với thái độ thiện chí và bị ràng buộc bởi thỏa thuận đạt đƣợc trong quá trình hòa giải.

Ngoài ra, các bên cũng có thể quy định thêm về việc giải quyết vụ tranh chấp tại Tòa án hay Trọng tài nếu việc hòa giải không thành công.

Cũng tƣơng tự nhƣ điều khoản Trọng tài, điều khoản hòa giải có thể đƣợc quy định thành một điều khoản ngay trong HĐCV hoặc đƣợc các bên thoả thuận trong một hợp đồng riêng. Điều khoản này có thể đƣợc soạn thảo trƣớc hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

thuận tiến hành hòa giải tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (tại VIAC)) và một bên đơn phƣơng khởi kiện tới Tòa án thì Tòa án sẽ thụ lý vụ án hay sẽ tạm dừng việc thụ lý vụ án và yêu cầu các bên tiến hành hòa giải tại VIAC trƣớc? Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì việc các bên có thỏa thuận hòa giải không phải là một căn cứ để Tòa án từ chối thụ lý vụ án. Nhƣ vậy, việc các bên có thỏa thuận hòa giải trở nên vô nghĩa hoặc cũng chỉ có ý nghĩa khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp bằng phƣơng thức này, mà không cơ chế ràng buộc của một quy định trong hợp đồng. Hiện nay, pháp luật của một số nƣớc nhƣ Anh, Australia, Hong Kong, Singapore [53] cũng đang đi theo xu hƣớng công nhận và cho thi hành điều khoản hòa giải. Theo kinh nghiệm của các nƣớc này, trong trƣờng hợp trong hợp đồng giữa các bên có điều khoản hòa giải, Tòa án sẽ chỉ tiến hành thụ lý vụ án nếu: điều khoản hòa giải giữa các bên đƣợc quy định không rõ ràng (ví dụ, không quy định thời hạn dành cho việc hòa giải, hoặc đã hết thời hạn dành cho việc hòa giải theo hợp đồng mà các bên không tiến hành hòa giải, hay các bên đã tham gia vào quá trình hòa giải và đã hết thời hạn dành cho việc hòa giải theo hợp đồng mà các bên không đạt đƣợc thỏa thuận). Nếu bên khởi kiện không chứng minh đƣợc vụ tranh chấp thuộc một trong các trƣờng hợp nói trên, Tòa án sẽ tạm dừng quá trình tố tụng và yêu cầu các bên thực hiện điều khoản hòa giải trƣớc.

Tuy nhiên, ở nƣớc ta chƣa có quy định coi thỏa thuận hòa giải trong HĐCV có giá trị pháp lý nhƣ một phán quyết trọng tài để có thể đƣợc công nhận và cho thi hành ngay, mà thƣờng chỉ coi thỏa thuận hòa giải nhƣ một hợp đồng giữa các bên. Do vậy, trong trƣờng hợp các bên đạt đƣợc thỏa thuận giải quyết vụ tranh chấp nhƣng sau đó một bên không thực thi thỏa thuận này thì bên kia có quyền đệ đơn tới Tòa án để giải quyết vụ tranh chấp và thỏa thuận hòa giải trở thành một bằng chứng quan trọng.

Ví dụ:

VNĐ, lãi suất 11%/năm, thời hạn vay 02 năm, để ông Y kinh doanh thức ăn gia súc. Tuy nhiên, do ông Y khó khăn trong việc bán hàng nên không trả được nợ đúng hạn, Ngân hàng X đòi nhiều lần không được nên ngân hàng đã mời Luật sư Z đã đứng ra tổ chúc hòa giải cho ngân hàng X và ông Y. Sau khi trao đổi, bàn bạc đưa đến thỏa thuận ông Y sẽ trả 1 nửa số nợ, sau 15 ngày trả nốt phần còn lại, nếu ông Y không thực hiện sẽ được đưa ra xét xử Tại cơ quan Tòa án.

Một phần của tài liệu Thực tiến giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)