Ở nƣớc ta, bộ máy nhà nƣớc đƣợc tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp. Thực hiện quyền tƣ pháp mà chủ yếu là quyền xét xử là một trong những chức năng rất quan trọng của Nhà nƣớc Việt Nam và đƣợc giao cho Toà án nhân dân. Do vậy, Toà án nhân dân có vị trí rất quan trọng trong bộ máy nhà nƣớc. Trên cơ sở quy định tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân, tính đến thời điểm tháng 4 năm 2009 hệ thống Tòa án nƣớc ta có 63 Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, trong đó có 58 Toà án nhân dân tỉnh và 5 Toà án nhân dân thành phố trực thuộc Trung ƣơng [34], Sổ tay thẩm phán], 682 Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [34].
Qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp từ HĐCV giữa NHTM với khách hàng, tác giả luận văn có thể rút ra một số nhận xét khái quát nhƣ sau:
(i) Tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của NHTM ngày càng ra tăng trong những năm gần đây.
Theo báo cáo môi trƣờng kinh doanh năm 2008 công bố ngày 26/9/2007 của ngân hàng thế giới (WB), lĩnh vực vay vốn của Việt Nam xếp hạng 48/178. Cũng theo báo cáo này, Việt Nam trong những năm qua đã mở rộng phạm vi các tài sản đƣợc dùng để thế chấp, qua đó các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn. Đặc biệt, các hoạt động cho vay có thể đƣợc thuận lợi hoá nhờ việc cho phép sử dụng tài sản hữu hình và vô hình, kể cả tài sản hình thành trong tƣơng lai làm vật thế chấp và đơn giản hoá một số thủ tục tố tụng trong lĩnh vực này. Tranh chấp phát sinh từ hoạt động cho vay luôn đồng hành với sự lên hạng đó.
thƣơng mại (trong đó có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cho vay giữa NHTM và khách hàng) có chiều hƣớng tăng mạnh, từ 8.411 vụ (năm 2011) lên 11.995 vụ (năm 2012), 14.767 vụ (năm 2013).
So sánh với giai đoạn 2006 - 2010, thì số vụ tranh chấp năm 2013 tăng gấp từ 2 đến 7 lần, trong đó tranh chấp phát sinh từ HĐCV giữa NHTM chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các vụ án đã thụ lý và giải quyết tại Toà kinh tế. Năm 1999 chiếm 32,16%, năm 2000 chiếm 42,58% và 8 tháng 2001 chiếm 38,8%. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 2%, bị sửa là 3%. So với 2005, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ giảm 0,5%, bị sửa giảm 0,9%. Trong đó, tỷ lệ các bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị huỷ để giải quyết chiếm 2,3%, bị sửa chiếm 3,4%, tỷ lệ các bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm bị huỷ chiếm 3,2%.
Nguyên nhân cơ bản nhất của tính trạng trên xuất phát từ một trong những đặc trƣng cơ bản của HĐCV là sự chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi của NHTM vì theo cam kết trong HĐCV, NHTM chỉ có thể đòi tiền của khách hàng sau một thời hạn nhất định, nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro và bất trắc càng lớn, vì thế mà các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cũng thƣờng xảy ra với số lƣợng và tỷ lệ lớn hơn so với các hợp đồng khác.
Tính riêng các vụ án tranh chấp phát sinh từ hoạt động cho vay của NHTM trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng ngày càng gia tăng và phức tạp. Tổng kết công tác năm 2013 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho thấy, trong một năm đƣợc coi là đỉnh điểm khó khăn của nền kinh tế, các tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại (trong đó có tranh chấp ngân hàng) vẫn tăng rất cao. Cụ thể, trong năm 2012, ngành Tòa án Hà Nội thụ lý 1.424 vụ, tăng 66,9% (571 vụ). Các tranh chấp chủ yếu là tranh chấp các hợp đồng tín dụng, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Tòa án đã hòa giải thành công 419 vụ, giải quyết 1.284 vụ. Mặc dù vậy, Hà Nội vẫn còn hơn 100 vụ án quá
hạn, nguyên nhân của tình trạng trên là do một số thẩm phán và Hội đồng xét xử chƣa nghiên cứu kỹ hồ sơ, chƣa chú trọng đến công tác tranh tụng tại phiên tòa, chƣa áp dụng đúng các quy định của pháp luật, chƣa nâng cao chất lƣợng giải quyết vụ án. Ngoài ra, còn do số lƣợng các loại án phải thụ lý và giải quyết tăng nhiều so với năm trƣớc, tính chất các vụ án ngày càng phức tạp, nhiều vụ án phải chờ kết quả xác minh chứng cứ nên một số vụ án bị quá hạn, ảnh hƣởng đến kết quả giải quyết xét xử các loại án.
Theo thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tranh chấp hợp đồng tín dụng và cho thuê tài chính chiếm hơn 50% trong tổng số án kinh tế năm 2010 (2.980 vụ) tƣơng đƣơng với 1.490 vụ trong đó, tỷ lệ hòa giải thành loại án này chiếm trên 50% số vụ đƣợc giải quyết.
Theo thống kê của Tòa kinh tế tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ, tỷ lệ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự/số vụ thụ lý qua một số năm nhƣ sau: Năm 2004: 1/2, năm 2005: 2/5, năm 2006: 5/23, năm 2007:
7/23, ba tháng đầu năm 2008: 2/5 [48].
Trong các tranh chấp HĐCV, do HĐCV đã thể hiện số tiền nợ gốc và lãi nên khi giải quyết tranh chấp, Tòa án chủ yếu xác định lãi suất nợ quá hạn, phƣơng thức thanh toán nợ gốc và lãi suất, thời hạn trả nợ, xử lý tài sản bảo đảm là những vấn đề mâu thuẫn mà các đƣơng sự không thể tự thỏa thuận đƣợc nhƣ ví dụ tham khảo dƣới đây:
Theo Hợp đồng tín dụng ngắn hạn số 0008787 ngày 01/4/2008 và Giấy nhận nợ số 000676 ngày 03/4/2008, Ngân hàng Thương mại cổ phần SG có cho ông L vay số tiền 200.000.000 đồng để bổ sung vốn kinh doanh, lãi suất 1,7%/tháng với hạn trả nợ 12 tháng (đến ngày 03/4/2009). Do ông L không hoàn trả nợ đúng hạn, nên ngày 03/6/2009, Ngân hàng đã khởi kiện đòi ông L thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ. Tại phiên hòa giải ngày 01/02/2010, các bên đã thống nhất giải quyết về số tiền ông L còn nợ 286.242.753 đồng, trong
đó vốn gốc 200.000.000 đồng và tiền lãi 86.242.753 đồng; chịu lãi phát sinh từ ngày 02/02/2010 đến khi trả xong nợ; ngân hàng được quyền phát mại tài sản thế chấp nhà, đất để thu hồi nợ.
Tại phiên hòa giải ngày 01/02/2010 tại Tòa án, các đương sự đã thỏa thuận với nhau giải quyết trong vụ án. Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ đã ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 05/2010/QĐST-KDTM ngày 09/02/2010 về nội dung đương sự thỏa thuận bên trên [35].
(ii) Tòa án ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự không đúng với nội dung mà các đương sự đã thỏa thuận hoặc ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự khi các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.
Thực tiễn giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của NHTM cho thấy: khi Tòa án tiến hành hòa giải, các đƣơng sự đã thỏa thuận đƣợc với nhau về toàn bộ những vấn đề cần phải giải quyết của vụ án, nhƣng khi Tòa án ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự lại thể hiện không đầy đủ, không đúng với nội dung đã thỏa thuận đƣợc của các đƣơng sự, thậm chí còn có nội dung mà các đƣơng sự không có thỏa thuận (không đƣợc thể hiện trong Biên bản hòa giải và Biên bản hòa giải thành), thêm hoặc bớt nội dung thỏa thuận so với nội dung thỏa thuận tại Biên bản hòa giải và Biên bản hòa giải thành... Mặc dù vấn đề này, pháp luật đã có quy định rất cụ thể tại các Điều 186 và 187 Bộ luật tố tụng dân sự và hƣớng dẫn tại các mục 6 và 7 Phần II Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, theo đó, trong quá trình lập Biên bản hòa giải và Biên bản hòa giải thành cũng nhƣ ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự, phải đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản tố tụng này về nội dung mà các đƣơng sự đã thỏa thuận đƣợc với nhau về việc giải quyết vụ án.
Ví dụ:
Vụ án tranh chấp về hợp đồng tín dụng, giữa Nguyên đơn: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh V và bị đơn: Công ty C. Sau khi Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì không những nguyên đơn mà chính Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị hủy Quyết định này để giải quyết lại [58].
Trong một số trƣờng hợp khác, khi các đƣơng sự thỏa thuận đƣợc với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án, Tòa án không lập Biên bản hòa giải thành hoặc Biên bản hòa giải thành không có chữ ký hoặc điểm chỉ của các đƣơng sự nhƣng vẫn ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự. Tuy nhiên, cũng có trƣờng hợp Tòa án ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự khi các đƣơng sự không thỏa thuận đƣợc với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án: có những vụ án, tại Biên bản hòa giải thành thể hiện các đƣơng sự thỏa thuận đƣợc với nhau về việc giải quyết vụ án nhƣng không thỏa thuận đƣợc với nhau về án phí, Tòa án vẫn ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự. Nhƣ vậy, việc Tòa án vẫn ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự là không đúng pháp luật. Trong trƣờng hợp này, Tòa án phải mở phiên tòa để xét xử vụ án mới đúng pháp luật. Bởi vì, theo quy định tại khoản 2 Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự và hƣớng dẫn tại tiểu mục 7.2 mục 7 Phần II Nghị quyết số 02/2006/NQ- HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thì “thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự, nếu các đƣơng sự thỏa thuận đƣợc với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án (quan hệ pháp luật, các yêu cầu của các đƣơng sự trong vụ án) và cả về án phí. Trong trƣờng hợp các đƣơng sự thỏa thuận đƣợc với nhau về việc giải quyết
toàn bộ vụ án nhƣng không thỏa thuận đƣợc với nhau về trách nhiệm phải chịu án phí hoặc mức án phí, thì Tòa án không công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự mà tiến hành mở phiên tòa để xét xử vụ án”.
(iii) Một số vấn đề khó khăn trong xử lý tài sản bảo đảm đối với khoản vay của HĐCV.
Qua thực tiễn nghiên cứu phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án cho thấy có một số vấn đề khó khăn trong xử lý tài sản bảo đảm đối với khoản vay của HĐCV, cụ thể là:
- Tài sản bảo đảm cho các HĐCV là tài sản chung của vợ chồng hoặc là di sản thừa kế chƣa chia, nhƣng ngƣời đem tài sản đó đi thế chấp, bảo lãnh cố tình dấu không cho NHTM biết đây là tài sản chung của vợ chồng hoặc là di sản thừa kế chƣa chia nên giữa ngƣời đó và NHTM đã ký hợp đồng bảo đảm để sử dụng tài sản đó bảo đảm cho khoản vay tại HĐCV. Hợp đồng bảo đảm này đƣợc công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.
- Có trƣờng hợp tài sản bảo đảm cho các HĐCV đã đƣợc chủ sử dụng (quyền sử dụng đất) hoặc chủ sở hữu (nhà ở, công trình, vật kiến trúc, tài sản khác gắn liền với đất) chuyển nhƣợng, bán cho ngƣời khác, nhƣng ngƣời này vẫn đem thế chấp hoặc bảo lãnh để bảo đảm cho khoản vay tại HĐCV bằng hợp đồng thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh bằng tài sản của ngƣời thứ ba. Hợp đồng thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh bằng tài sản của ngƣời thứ ba này đƣợc công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Thậm chí có trƣờng hợp sử dụng Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở bị làm giả để thế chấp hoặc bảo lãnh bảo đảm cho khoản vay tại HĐCV bằng hợp đồng thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh bằng tài sản của ngƣời thứ ba. Hợp đồng thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh bằng tài sản của ngƣời thứ ba này cũng đƣợc công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.
Ví dụ:
Vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh T, bị đơn là Ông Trần Quang Th và bà Trương Thùy D. Vụ án bị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị để Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tối cao xử hủy và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại [35].
Đối với các trƣờng hợp nêu trên, trong quá trình giải quyết vụ án, các đƣơng sự không cung cấp thông tin về các trƣờng hợp nhƣ nêu trên cho Tòa án, Tòa án cũng không xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ các vấn đề này. Thậm chí có trƣờng hợp tài sản bảo đảm đã có tranh chấp và đang đƣợc Tòa án khác thụ lý, giải quyết trƣớc bằng vụ án dân sự, nhƣng đƣơng sự đã không cung cấp thông tin này cho Tòa án biết. Do đó, Tòa án lại tiếp tục thụ lý giải quyết vụ án kinh doanh, thƣơng mại. Các trƣờng hợp nêu trên khi các bên đƣơng sự (bên thế chấp hoặc bảo lãnh; bên nhận thế chấp, bảo lãnh và bên đƣợc thế chấp, bảo lãnh) thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trong đó có cả phần thỏa thuận về xử lý tài sản bảo đảm, thì Tòa án đã quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự.
(iiii) Việc tính lãi đối với các vụ án phát sinh từ hoạt động cho vay của NHTM của một số Tòa án còn chưa chính xác
Một số Tòa án trong phần Quyết định của Bản án đã tuyên: “Kể từ ngày
có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành cho đến khi thi hành án xong, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án”[35].
Trong trƣờng hợp này, việc tính lãi suất cho vay trong hạn và lãi suất nợ quá hạn đối với các khoản vay của NHTM phải theo đúng hợp đồng đã ký kết và kể từ khi giao dịch cho đến khi thanh toán hết các khoản nợ gốc và lãi phát
sinh theo thoả thuận trong hợp đồng theo tinh thần hƣớng dẫn tại mục 3 phần I Thông tƣ liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tƣ pháp và Bộ Tài chính hƣớng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản để tuyên: Bên phải thi hành án phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi kể từ sau ngày tuyên Bản án sơ thẩm đối với khoản nợ gốc cho đến khi thanh toán xong, theo mức lãi suất thoả thuận trong HĐCV.
(iiiii) Thực tế hiện nay trong quá trình xét xử tranh chấp HĐCV, Tòa án thường nhầm lẫn giữa tài sản thế chấp với bảo lãnh
Mặc dù tài sản dùng để thế chấp hay bảo lãnh cũng đều bị xử lý để thu