Giảm chi phí trong kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH kiểm toán mỹ (AA) (Trang 55 - 56)

5. Kết cấu đề tài

3.2.2. Giảm chi phí trong kinh doanh

+ Cơ sở hình thành giải pháp

Chi phí trong kinh doanh luôn là yếu tố khiến ban quản trị và nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Đây là khoản mục mà bất cứ công ty nào cũng mong muốn có thể tối thiểu hóa. Qua 3 năm ở giai đoạn 2012 – 2014, ta có thể dễ dàng thấy được chi phí chủ yếu của doanh nghiệp là: chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Bên cạnh đó, cả hai chi phí này đều đang có xu hướng giảm, đây là điều tích cực trong kinh doanh, nhưng khi phân tích và tính toán, dễ dàng thấy tốc độ giảm trung bình của doanh thu là 14%, lớn hơn được tốc độ giảm của chi phí. Việc chi phí của doanh nghiệp giảm chậm hơn doanh thu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của công ty. Vì thế, ban lãnh đạo công ty cần có những biện pháp phụ hợp để điều chỉnh chi tiêu thích hợp cho việc quản lý doanh nghiệp cũng như việc bán hàng.

+ Mục đích của giải pháp

 Hạ thấp chi phí doanh nghiệp, cũng như tối thiểu hóa những chi phí ẩn còn tồn đọng để tăng lợi nhuận kinh doanh.

 Phân tích và tính toán được cụ thể chi phí công ty phải bỏ ra hằng năm, từ đó, cải thiện và tránh được tình trạng lãng phí tài nguyên.

+ Thực hiện giải pháp

 Công ty cần xây dựng điều kiện thích hợp cho việc cắt giảm chi phí hiện tại. Việc thay đổi các quy trình quản lý, tổ chức hiệu quả luôn là điều kiện tiên quyết cho hoạt động cắt giảm chi phí hiệu quả nhất.

 Ban lãnh đạo nên tổ chức đánh giá năng lực của nhân viên để xác định rõ hiệu quả làm việc của từng người. Bảng đánh giá nhân viên cần cụ thể hóa các chỉ tiêu như: số lượng hợp đồng, thời gian hoàn tất, tổng doanh thu đạt được từ những hợp đồng ký kết,....

 Đối với những nhân viên làm việc hiệu quả, công ty sẽ có chính sách khen thưởng, phúc lợi và khuyến khích những nhân viên này học tập nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn.

 Bên cạnh đó, đối với những nhân viên làm việc không hiệu quả, thì sẽ cân nhắc đến việc thuyên chuyển hoặc sa thải.

 Ban lãnh đạo cần xem xét đến nhu cầu nhân lực của công ty để giữ lại nhân sự cơ bản duy trì hoạt động. Vào những tháng nhiều hợp đồng, khi lượng nhân viên của công ty không đủ, công ty có thể dùng nhân viên thời vụ để hỗ trợ giải quyết công việc trong việc kinh doanh.

 Công ty cần phân cấp độ quan trọng của từng hạng mục chi phí và nhu cầu chi tiêu đối với mỗi phòng ban, mỗi cá nhân để quyết định thứ tự xử lí những chi phí. Việc cắt giảm chi phí không có nghĩa là chỉ giảm thiểu, mà còn là đầu tư trang thiết bị, cũng như cập nhật lại công nghệ kỹ thuật để quy trình tạo sản phẩm nhanh hơn, giảm lãng phí những chi phí ẩn và tăng hiệu quả làm việc của nhân viên.

+ Kết quả dự kiến sẽ đạt đƣợc

Việc công ty thực hiện được những biện pháp làm giảm chi phí kinh doanh, xác định được những chí phí cố định hằng tháng, hằng quý phải chi và những chi phí ẩn chưa được biết. Không chỉ đem lại hiệu quả cụ thể trước mắt mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao được ý thức tiết kiệm tránh lãng phí của nhân viên. Thông qua biện pháp tái cơ cấu tổ chức giúp lô gic hóa bộ máy công ty, xác định được năng lực nhân viên, phân phối và điều tiết đúng vị trí. Giảm được các trường hợp có nhân viên làm việc quá nhiều, còn số nhân viên khác lại làm việc quá ít.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH kiểm toán mỹ (AA) (Trang 55 - 56)