5. Kết cấu đề tài
2.2.1.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3: Bảng tình hình kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu Năm
Chênh lệch
2013/2012 2014/2013
12 13 14 ± % ± %
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 22.974 18.346 17.053 -4.628 -20,14 -1.294 -7,05 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 22.974 18.346 17.053 -4.628 -20,14 -1.294 -7,05
Giá vốn hàng bán 13.946 11.123 10.626 -2.823 -20,24 -497 -4,47
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 9.028 7.223 6.426 -1.805 -19,99 -797 -11,03
Doanh thu hoạt động tài chính 1.862 1.645 1.495 -217 -11,65 -150 -9,12
Chi phí bán hàng 2.651 2.563 2.056 -88 -3,32 -507 -19,78
Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.437 5.047 4.922 -389 -7,15 -126 -2,50
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.803 1.258 944 -1.545 -55,12 -314 -24,96 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 2.803 1.258 944 -1.545 -55,12 -314 -24,96
Chi phí thuế TNDN hiện hành 701 315 189 -386 -55,06 -126 -40,00
Lợi nhuận sau thuế TNDN 2.102 944 755 -1.158 -55,09 -188 -19,92
Mục đích của sự phân tích này là để thấy được khả năng hoạt động của một doanh nghiệp thông qua sự tăng giảm của các khoản mục. Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, bao giờ doanh thu cũng là mục đích được ban lãnh đạo đặt lên trên hết. Từ bảng trên có thể thấy, lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2012 - 2014 đang có xu hướng giảm, cụ thể là: năm 2012, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là 2.102 triệu VNĐ. Năm 2013, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là 944 triệu VNĐ, giảm 1.158 triệu VNĐ (tương đương 55,09%) so với năm 2012. Cuối năm 2014, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là 755 triệu VNĐ, giảm 188 triệu VNĐ (tương đương 19,92%) so với năm 2013.
Để tìm hiểu rõ được biến động, cần đi sâu vào các yếu tố sau:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong giai đoạn 2012 – 2014, đang
có xu hướng giảm. Năm 2012 là 22.974 triệu VNĐ, năm 2013 là 18.346 triệu VNĐ, giảm 4.628 triệu VNĐ với tốc độ là 20,14% so với năm 2012. Cuối năm 2014, doanh thu là 17.053 triệu VNĐ, vẫn tiếp tục giảm 1.294 triệu VNĐ (tương đương 7,05%) so với năm 2013. Trong 3 năm, các khoản giảm trừ, hàng hóa bị trả lại hay giảm giá hàng bán của công ty đều không có.
- Giá vốn hàng bán của cả 3 năm liên tục đều giảm xuống. Năm 2012, là 13.946
triệu VNĐ, năm 2013 là 11.123 triệu VNĐ, giảm mạnh 2.823 triệu VNĐ so với năm 2012. Cuối năm 2014 là 10.626 triệu VNĐ, vẫn tiếp tục giảm 497 triệu VNĐ so với năm 2013. Giá vốn ở giai đoạn 2012 – 2014 giảm xuống chủ yếu là do công ty mất đi một số khách hàng lớn ảnh hưởng đến doanh thu, từ đó giá vốn cũng bị ảnh hưởng không ít.
- Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 là 1.862 triệu VNĐ. Năm 2013 là
1.645 triệu VNĐ, giảm 217 triệu VNĐ với tốc độ 11,65% so với năm 2012. Cuối năm 2014 doanh thu hoạt động tài chính của công ty là 1.495 triệu VNĐ vẫn tiếp tục giảm 150 triệu VNĐ và tốc độ giảm là 9,12% so với năm 2013. - Chi phí bán hàng ở giai đoạn 2012 – 2014 đều giảm, cụ thể chi phí bán hàng
năm 2012 là 2.651 triệu VNĐ. Đến năm 2013 là 2.563 triệu VNĐ, giảm 88 triệu VNĐ (tương đương 3,32%) so với năm 2012. Cuối năm 2014, là 2.056 triệu VNĐ giảm mạnh 507 triệu VNĐ (tương đương 19,78%) so với năm 2013.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 là 5.437 triệu VNĐ. Năm 2013 là
5.047 triệu VNĐ, giảm 389 triệu VNĐ (tương đương 7,15%) so với năm 2012. Cuối năm 2014 là 4.922 triệu VNĐ, vẫn tiếp tục giảm 126 triệu VNĐ (tương đương 2,50%) so với năm 2013. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do công ty thay đổi nhân lực mà trước đó những nhân viên này được trả lương rất cao, chi phí lương của họ chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn chí phí lương của doanh nghiệp.
Biểu đồ 2.3: Biến động doanh thu và chi phí theo thời gian
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ cung cấp)
- Tổng chi phí giai đoạn 2012 – 2014 có xu hướng giảm. Năm 2012, tổng chi phí
là 8.087 triệu VNĐ, đến năm 2013 là 7.610 triệu đồng, giảm 477 triệu VNĐ (tương đương 5,90%) so với năm 2012. Cuối năm 2014 là 6.978 triệu VNĐ, vẫn tiếp tục giảm 633 triệu VNĐ (tương đương 8,31%) so với năm 2013.
- Ngoài những khoản thu có được do cung cấp dịch vụ, công ty chỉ có những khoản lời do gửi tiền nhàn rỗi ở các ngân hàng, ngoài ra thì không hề có những khoản đầu tư khác. Vì thế, thu nhập từ các khoản đầu tư đều không có.
22,974 18,346 17,053 8,087 7,610 6,978 0 5000 10000 15000 20000 25000 2012 2013 2014 Doanh thu Chi phí
Giải thích sự giảm của doanh thu:
Do chính sách mới của Chính phủ đối với lĩnh vực hoạt động của công ty, công ty vẫn chưa đáp ứng được các điều kiện đưa ra. Vì thế, những khách hàng ngân hàng đã được chuyển giao cho công ty cùng ngành khác, việc mất đi một lượng doanh thu lớn mà vốn trước đây là nguồn doanh thu chính của công ty. Đồng thời, công ty vẫn chưa tìm được thêm những khách hàng mới thay thế, và chưa xác định được khách hàng tiềm năng trong tương lai.
Tóm lại, qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy được sự biến chuyển của doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Từ thông tin số liệu trên, có thể thấy, doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn này giảm mạnh. Mặc dù bên cạnh đó, chi phí cũng có giảm nhưng vẫn chưa phù hợp với tỷ lệ giảm của doanh thu và lợi nhuận, điều này, cản trở rất nhiều đến việc hoạt động và phát triển của công ty trong tương lai.
2.2.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua thông qua các chỉ số tài chính 2.2.2.1. Tỷ số khoản phải thu so với khoản phải trả
Tỷ số khoản phải thu so với khoản phải trả
Bảng 2.4: Tỷ số khoản phải thu so với khoản phải trả
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± %
Khoản phải thu 9.591 7.248 5.570 -2.343 -24,43 -1.678 -23,15 Khoản phải trả 2.208 1.709 1.226 -499 -22,60 -483 -28,26 Tỷ số giữa
khoản phải thu so với khoản phải trả
4,34 4,24 4,54 -0,10 -2,30 0,30 7,08
(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ cung cấp)
Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng, tỷ số giữa khoản phải thu so với khoản phải trả tăng giảm không đều. Cụ thể là tỷ số giữa khoản phải thu so với khoản phải trả năm 2012 là 4,34. Đến năm 2013, tỷ số này giảm xuống còn 4,24 và trong năm công ty đã
huy động vốn từ bên ngoài là 1.709 triệu VNĐ giảm 499 triệu VNĐ so với năm 2012. Song, công ty cũng tiến hành bán chịu 7.248 triệu VNĐ, giảm so với năm 2012 là 2.343 triệu VNĐ và với tỷ lệ là 24,43%. Cuối năm 2014, khoản phải thu vẫn tiếp tục giảm 1.678 triệu VNĐ (tỷ lệ giảm 23,15%), xuống còn 5.570 triệu VNĐ. Khoản phải trả cũng giảm 483 triệu VNĐ (tỷ lệ giảm 28,26%) còn 1.226 triệu VNĐ. Vì thế mà tỷ lệ giữa khoản phải thu so với khoản phải trả lại tăng 0,30 lần so với năm 2013. Với số liệu của 3 năm, tỷ lệ giữa khoản phải thu so với khoản phải trả luôn lớn hơn 1, thể hiện lượng vốn công ty bị chiếm dụng lớn hơn lượng vốn công ty chiếm dụng.
2.2.2.2. Tỷ số về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán tổng quát Khả năng thanh toán tổng quát
Bảng 2.5: Khả năng thanh toán tổng quát
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± %
Tổng tài sản 21.861 18.278 15.985 -3.583 -16,39 -2.293 -12,55 Nợ phải trả 10.800 7.274 5.226 -3.527 -32,66 -2.048 -28,16 Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát 2,02 2,51 3,06 0,49 24,26 0,55 21,91
(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ cung cấp)
Căn cứ vào kết quả tính toán, ta thấy được hệ số thanh toán tổng quát của công ty năm 2013 tăng 0,49 lần so với năm 2012, tốc độ tăng là 24,26%. Nguyên nhân do tổng tài sản giảm với tốc độ ít hơn so với tốc độ giảm của nợ phải trả (16,39% < 32,66%). Cuối năm 2014, tỷ số này vẫn tiếp tục tăng lên là 3,06 lần và với tốc độ là 21,91%. Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát các năm 2012, 2013 và 2014 đều lớn hơn 1, thể hiện doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán rất tốt các khoản nợ.
Khả năng thanh toán nhanh
Bởi vì công ty kinh doanh ở lĩnh vực dịch vụ nên không có hàng tồn kho. Vì thế lúc này, tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh cũng chính là khả năng thanh toán hiện hành.
Khả năng thanh toán bằng tiền
Bảng 2.6: Khả năng thanh toán bằng tiền
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± %
Tiền và các khoản
tương đương tiền 9.649 7.275 7.066 -2.374 -24,60 -209 -2,87 Nợ ngắn hạn 10.800 7.274 5.226 -3.527 -32,66 -2.048 -28,16 Tỷ lệ khả năng
thanh toán bằng tiền
0,89 1,00 1,35 0,11 12,36 0,35 35,00
(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ cung cấp)
Thông qua bảng trên, có thể thấy tỷ lệ khả năng thanh toán bằng tiền trong giai đoạn 2012 – 2014 có xu hướng tăng. Năm 2012 là 0,89 lần, năm 2013 là 1,00 lần, tăng 0,11 lần so với năm 2012. Cuối năm 2014 là 1,35 lần vẫn tăng 0,35 lần so với năm 2013. Tỷ lệ này thể hiện số tiền hiện tại công ty có đủ thanh toán các khoản nợ hay không. tỷ lệ khả năng thanh toán bằng tiền năm 2012 và 2013 không tốt vì nhỏ hơn hoặc bằng 1. Nhưng đến năm 2014 thì lớn hơn 1, thể hiện công ty đang dần nâng cao khả năng thanh toán bằng tiền mặt của mình lên.
Khả năng thanh toán hiện thời
Bảng 2.7: Khả năng thanh toán hiện thời
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± %
Tài sản ngắn hạn 20.449 16.008 13.857 -4.441 -21,72 -2.151 -13,44 Nợ ngắn hạn 10.800 7.274 5.226 -3.527 -32,66 -2.048 -28,16 Tỷ lệ khả năng
thanh toán hiện thời
1,89 2,20 2,65 0,31 16,40 0,45 20,45
Thông qua bảng trên có thể thấy, tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành trong giai đoạn 2012 – 2014 có xu hướng tăng. Năm 2012, tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành là 1,89 lần. Bước qua năm 2013, tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành là 2,20 lần tăng 0,31 lần so với năm 2012. Cuối năm 2014, tỷ lệ này là 2,65 lần vẫn tăng 0,45 lần so với 2013. Mặc dù, tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn trong giai đoạn này giảm qua các năm, nhưng do nợ ngắn hạn giảm nhanh hơn tài sản ngắn hạn nên dẫn đến tỷ lệ khả năng thanh toán hiện thời tăng. Trong giai đoạn 2012 – 2014, toàn bộ tỷ số ở mục này đều lớn hơn 1 nên rất lý tưởng.
2.2.2.3. Tỷ số về hiệu quả hoạt động kinh doanh Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho
Tỷ số này đo lường mức lưu chuyển hàng hóa dưới hình thức tồn kho trong 1 kỳ. Vòng quay hàng tồn kho càng cao thì doanh nghiệp bán hàng càng nhanh và ngược lại doanh nghiệp bán hàng chậm thì vòng quay hàng tồn kho sẽ thấp. Do công ty chủ yếu kinh doanh lĩnh vực dịch vụ kế toán – kiểm toán nên không có hàng tồn kho. Nên ở tỷ số này không ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và sản xuất của công ty.
Vòng quay khoản phải thu
Bảng 2.8: Vòng quay khoản phải thu
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± %
Doanh thu 22.974 18.346 17.053 -4.628 -20,14 -1.294 -7,05 Bình quân khoản phải thu 9.591 8.420 6.409 -1.172 -12,22 -2.011 -23,88 Vòng quay khoản phải thu 2,4 2,2 2,7 -0,2 -9,03 0,5 22,11 Kỳ thu tiền bình quân 150 165 135 15 9,93 -30 -18,11
Vòng quay khoản phải thu thể hiện chính sách bán chịu của công ty có ảnh hưởng đến lưu lượng tiền của công ty hay không. Hệ số này càng cao chứng tỏ độ thu hồi nợ càng nhanh.
Vòng quay khoản phải thu năm 2012 là 2,4 vòng, và năm 2013 là 2,2 vòng giảm 0,2 vòng (tốc độ giảm 9,03%) so với năm 2012. Đến năm 2014 là 2,7 vòng tăng 0,5 vòng (tốc độ tăng 22,11%) so với năm 2013. Ngược lại, kỳ thu tiền bình quân năm 2013 là 165 ngày tăng 15 ngày so với năm 2012. Đến năm 2014 là 135 ngày lại giảm 30 ngày so với năm 2013. Việc giảm số ngày của khoản phải thu (tăng số vòng quay khoản phải thu) đang là chiều hướng tốt. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp đã có sự quan tâm đối với việc quản lý khoản phải thu. Tuy nhiên, việc giảm này vẫn chưa thể hiện quá rõ rệt, vẫn tồn tại nhiều rủi ro. Vì thế, ban lãnh đạo công ty cần có những biện pháp để cải thiện. Vòng quay tài sản ngắn hạn Bảng 2.9: Vòng quay tài sản ngắn hạn Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± %
Doanh thu 22.974 18.346 17.053 -4.628 -20,14 -1.294 -7,05 Bình quân tài sản ngắn hạn 20.449 18.228 14.933 -2.221 -10,86 -3.296 -18,08 Vòng quay tài sản ngắn hạn (vòng) 1,12 1,01 1,14 -0,11 -9,82 0,13 12,87 Thời gian 1 vòng quay tài sản ngắn hạn (ngày) 321 356 316 35 10,90 -40 -11,24
(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ cung cấp)
Vòng quay tài sản ngắn hạn là một sự đo lường mức độ sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả như thế nào để tạo ra doanh thu. Chỉ tiêu này cho thấy 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tài sản ngắn hạn càng được sử dụng nhiều
thì vòng quay tài sản ngắn hạn càng cao. Từ kết quả tính toán ở trên, ta thấy được tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của năm 2013 là 1,01 vòng giảm 0,11 vòng so với năm 2012. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn năm 2013 giảm với tỷ lệ là 21,72%, trong khi doanh thu năm 2013 lại giảm 20,14%.
Ta thấy năm 2012, số vòng quay tài sản là 1,12 vòng tức là 1 đồng tài sản ngắn hạn chỉ tạ ra được 1,12 đồng doanh thu sẽ mất đến 321 ngày. Đến năm 2013, cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn sẽ tạo ra 1,01 đồng doanh thu trong 356 ngày. Cuối năm 2014, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tăng lên thêm 0,13 vòng; có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra 1,14 đồng doanh thu chỉ mất trong 316 ngày.
Vòng quay tài sản dài hạn
Bảng 2.10: Vòng quay tài sản dài hạn
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền ± % ± %
Doanh thu 22.974 18.346 17.053 -4.628 -20,14 -1.294 -7,05 Bình quân tài sản
dài hạn 1.412 1.841 2.199 429 30,39 358 19,44 Vòng quay tài sản
dài hạn 16,27 9,97 7,76 -6,31 -38,76 -2,21 -22,18
(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ cung cấp)
Nhìn chung, vòng quay tài sản dài hạn giảm liên tục trong 3 năm 2012 - 2014. Năm 2013 là 9,97 vòng giảm 6,31 vòng so với 2012 là 16,27 vòng. Cuối năm 2014 là 7,76 vòng lại giảm 2,21 vòng với tốc độ giảm là 22,18% so với năm 2013. Chỉ tiêu này cho thấy 1 đồng tài sản dài hạn tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tài sản dài hạn càng được sử dụng nhiều thì vòng quay tài sản dài hạn càng cao. Chủ yếu ở chỉ số này là phản ánh tính hiệu quả của tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc thiết bị...