Nguồn của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các qui định của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ thương mại trong điều kiện toàn cầu hóa (Trang 50 - 52)

Nguồn của pháp luật là những sự thể hiện của các qui phạm pháp luật để xem xét về một vấn đề pháp lý nào đó. Vì vậy nguồn của pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng là tổng thể các qui định pháp luật được chứa đựng trong các văn bản qui phạm pháp luật, tiền lệ pháp, tập quán pháp, học thuyết pháp lý hoặc các loại hợp đồng mẫu…Tuy nhiên nguồn chủ yếu của chế định đề nghị giao kết hợp của Việt Nam là văn bản qui phạm pháp luật bởi Việt Nam theo truyền thống pháp luật Xô Viết – một truyền thống mà theo các luật gia trong lĩnh vực luật so sánh là truyền thống phản ánh trường phái thực chứng pháp lý cực đoan, có nghĩa là chỉ chú trọng tới văn bản qui pháp pháp luật [7]. Thực tế hiện nay Việt Nam chỉ xem văn bản qui phạm pháp luật là pháp luật còn tập quán chỉ được áp dụng nếu pháp luật không có qui định. Vì thế nguồn pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng quan trọng nhất là Bộ luật Dân sự 2005. Một số đạo luật chuyên ngành khác cũng có các qui định về hợp đồng chuyên biệt như trên đã nói. Tuy nhiên các đạo luật chuyên biệt này đôi khi có các qui định rất cụ thể về đề nghị giao kết hợp đồng đối với một vài chủng lạo hợp đồng nào đó. Chẳng hạn Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành có các qui định chi tiết về qui trình giao kết hợp đồng bảo hiểm mà trong đó có thể xác định đâu là đề nghị giao kết hợp đồng và đâu là lời mời để đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng hay lời mời đàm phán. Cũng như vậy Bộ luật Hàng hải cũng có các qui định về giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa hay hành khách bằng đường biển với những qui định khá cụ thể về đề nghị giao kết chủng

loại hợp đồng chuyên biệt này. Bởi là một nền tảng pháp lý quan trọng cho hệ thống pháp luật kinh doanh, nên luật hợp đồng được nhiều đạo luật, cũng như nhiều văn bản dưới luật đề cập tới. Trong pháp luật điều chỉnh hợp đồng còn phải kể tới một bộ phận cực kỳ quan trọng là các điều ước quốc tế liên quan tới hợp đồng bởi Việt Nam theo trường phái áp dụng trực tiếp các điều ước quốc tế. Tuy nhiên một số điều ước có tính cách chuyên về hợp đồng chưa được Việt Nam tham gia, ví dụ như Công ước về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ký kết tại Viên năm 1980. Đây là một điểm bất lợi cho Việt Nam bởi việc chưa tham gia này làm thiếu đi sự ràng buộc của các tiêu chuẩn quốc tế về đề nghị giao kết hợp đồng nói riêng và hợp đồng nói chung. Tuy nhiên khi xây dựng các đạo luật liên quan tới hợp đồng, việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế cũng đã dẫn dắt tới việc nghiên cứu và tiếp nhận phần nào đó một số tiêu chuẩn của Công ước này và một số điều ước quốc tế khác, kể cả Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 1994 và 2004, cũng như Các nguyên tắc của luật hợp đồng Châu Âu…

Việc điều chỉnh đề nghị giao kết hợp đồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam là chưa nhiều và vẫn chỉ dừng lại với hình thức lẻ tẻ, nhỏ bé khi so sánh với cả một hệ thống pháp luật thành văn đồ sộ của Việt Nam.

Thực tế hiện nay, đề nghị giao kết hợp đồng trong pháp luật Việt Nam được qui định bao quát nhất tại Bộ luật Dân sự 2005 từ Điều 390 đến điều 400. Ngoài ra một vài qui định có liên quan bao quát tại Luật Giao dịch điện tử năm 2005 (từ Điều 16 đến Điều 20) và pháp luật về đấu giá (Nghị định Số: 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản và Thông tư Số: 03/2005/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 4 tháng 5 năm 2005 hướng dẫn Nghị định số 05) và một số văn bản sửa đổi bổ sung khác. Trước đây, đề nghị giao kết hợp đồng cũng được qui định tại Luật

Thương mại 1997. Tuy nhiên, Luật Thương mại 2005 đã loại bỏ các qui

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các qui định của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ thương mại trong điều kiện toàn cầu hóa (Trang 50 - 52)