Nguồn của pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các qui định của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ thương mại trong điều kiện toàn cầu hóa (Trang 47)

Nguồn của pháp luật chính là hình thức thể hiện ra bên ngoài của pháp luật. Trên thế giới hiện nay có bốn loại nguồn chủ yếu hình thành nên nguồn của pháp luật, bao gồm: (i) tập quán pháp; (ii) tiền lệ pháp; (iii) văn bản qui phạm pháp luật và (iv) học thuyết khoa học pháp lý. Về loại nguồn học thuyết khoa học pháp lý luôn được coi là một loại nguồn đặc biệt, thường không có quốc gia nào công nhận chính thức tuy nhiên việc áp dụng cũng như xem xét nó là phổ biến và được công nhận rộng rãi.

Đề nghị giao kết hợp đồng cũng không là ngoại lệ, bốn loại nguồn nêu trên cũng là bốn loại nguồn được áp dụng hiện nay của đề nghị giao kết hợp đồng. Ba loại nguồn đầu tiên là ba loại nguồn chính thức và phổ biến còn loại nguồn thứ tư là một loại nguồn ngầm định, mang tính học thuyết nhằm bù đắp những thiếu sót của những loại nguồn còn lại.

1.5. Tác động của toàn cầu hóa tới các quan hệ thƣơng mại và các qui định pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng

Toàn cầu hóa là một tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Ngày nay toàn cầu hóa trở thành một một cơ hội lớn nhưng cũng đồng thời là một thách thức lớn đối với tất cả các nước trên thế

giới. Có lẽ nhu cầu trao đổi thương mại giữa các quốc gia là một nhân tố thúc đẩy toàn cầu hóa. Tới lượt mình toàn cầu hóa tác động to lớn ngược trở lại đối với thương mại của từng quốc gia. Nó đặt ra tiêu chuẩn cho vấn đề buôn bán và giao lưu kinh tế toàn cầu. Vì vậy trong mấy thập kỷ vừa qua hoàng loạt các điều ước quốc tế đa phương và song phương, cũng như hàng loạt các tổ chức quốc tế và khu vực về kinh tế, thương mại ra đời nhằm tiêu chuẩn hóa cho nền thương mại toàn cầu và đáp ứng cho nhu cầu toàn cầu hóa.

Hợp đồng là một phương tiện pháp lý không thể thiếu trong giao lưu thương mại và dân sự. Nó đặt nền tảng pháp lý cho các hoạt động thương mại. Do đó việc thống nhất hóa các qui tắc hợp đồng luôn luôn song hành và dẫn dắt cho các quan hệ thương mại quốc tế phát triển. Hòa cùng với khuynh hướng toàn cầu hóa, hiện nay có rất nhiều các điều ước quốc tế cũng như các khuyến nghị thống nhất pháp luật hợp đồng nói chung và đề nghị giao kết hợp đồng nói riêng, điển hình như: Công ước Viên 1980, Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế, Các nguyên tắc của hợp đồng Châu Âu, và rất nhiều các công ước khác về các loại hợp đồng chuyên biệt. Việc thống nhất các qui tắc pháp luật về hợp đồng trong phạm vi toàn cầu không chỉ hữu ích cho việc tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập quốc tế, mà còn bảo đảm an toàn cho công dân và pháp nhân của các nước trong sinh hoạt thương mại quốc tế.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG VÀKIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN NHẰM THÚC ĐẨY CÁC

QUAN HỆ THƢƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng 2.1.1. Cấu trúc của pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng

Tiểu chế định đề nghị giao kết hợp đồng của Việt Nam nằm trong chế định hợp đồng của tiểu phân ngành luật nghĩa vụ thuộc ngành luật dân sự. Hiện nay Việt Nam đang có bộ pháp điển hóa luật dân sự bao quát ngành luật dân sự mà thường được gọi là Bộ luật Dân sự 2005.

Theo quan niệm chung của pháp luật Việt Nam hiện nay và được thể hiện qua Bộ luật Dân sự 2005, đề nghị giao kết hợp đồng là một giai đoạn để hình thành hợp đồng. Do vậy đề nghị giao kết hợp đồng luôn là yếu tố được xem xét đầu tiên khi có sự thể hiện ý chí ràng buộc thiết lập một hợp đồng giữa các bên tham gia hợp đồng. Hợp đồng nằm trong các qui định về nghĩa vụ (cùng với quyền sở hữu) nằm trong lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật tư, bởi thế nền tảng, luật cơ sở hay luật chung của chế định đề nghị giao kết hợp đồng này là Bộ luật Dân sự. Ngoài ra các vấn đề phát sinh trong trong từng lĩnh vực cụ thể được điều chỉnh ở các luật chuyên ngành, ví dụ như Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Thương mại, Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không Dân dụng... Như đã nói ở trên, khi xem xét cấu trúc pháp luật thì có ba phương diện để nhìn nhận: (i) những bộ phận cấu thành của hệ thống; (ii) những chế định quan trọng nhất; và (iii) qui phạm pháp luật.

Cấu trúc về đề nghị giao kết hợp đồng trong pháp luật Việt Nam cũng giống với cấu trúc về đề nghị giao kết hợp đồng trong pháp luật thế giới,

cũng cùng những yếu tố cấu thành và không phải là một trường hợp riêng biệt.

2.1.2. Nguồn của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng.

Nguồn của pháp luật là những sự thể hiện của các qui phạm pháp luật để xem xét về một vấn đề pháp lý nào đó. Vì vậy nguồn của pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng là tổng thể các qui định pháp luật được chứa đựng trong các văn bản qui phạm pháp luật, tiền lệ pháp, tập quán pháp, học thuyết pháp lý hoặc các loại hợp đồng mẫu…Tuy nhiên nguồn chủ yếu của chế định đề nghị giao kết hợp của Việt Nam là văn bản qui phạm pháp luật bởi Việt Nam theo truyền thống pháp luật Xô Viết – một truyền thống mà theo các luật gia trong lĩnh vực luật so sánh là truyền thống phản ánh trường phái thực chứng pháp lý cực đoan, có nghĩa là chỉ chú trọng tới văn bản qui pháp pháp luật [7]. Thực tế hiện nay Việt Nam chỉ xem văn bản qui phạm pháp luật là pháp luật còn tập quán chỉ được áp dụng nếu pháp luật không có qui định. Vì thế nguồn pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng quan trọng nhất là Bộ luật Dân sự 2005. Một số đạo luật chuyên ngành khác cũng có các qui định về hợp đồng chuyên biệt như trên đã nói. Tuy nhiên các đạo luật chuyên biệt này đôi khi có các qui định rất cụ thể về đề nghị giao kết hợp đồng đối với một vài chủng lạo hợp đồng nào đó. Chẳng hạn Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành có các qui định chi tiết về qui trình giao kết hợp đồng bảo hiểm mà trong đó có thể xác định đâu là đề nghị giao kết hợp đồng và đâu là lời mời để đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng hay lời mời đàm phán. Cũng như vậy Bộ luật Hàng hải cũng có các qui định về giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa hay hành khách bằng đường biển với những qui định khá cụ thể về đề nghị giao kết chủng

loại hợp đồng chuyên biệt này. Bởi là một nền tảng pháp lý quan trọng cho hệ thống pháp luật kinh doanh, nên luật hợp đồng được nhiều đạo luật, cũng như nhiều văn bản dưới luật đề cập tới. Trong pháp luật điều chỉnh hợp đồng còn phải kể tới một bộ phận cực kỳ quan trọng là các điều ước quốc tế liên quan tới hợp đồng bởi Việt Nam theo trường phái áp dụng trực tiếp các điều ước quốc tế. Tuy nhiên một số điều ước có tính cách chuyên về hợp đồng chưa được Việt Nam tham gia, ví dụ như Công ước về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ký kết tại Viên năm 1980. Đây là một điểm bất lợi cho Việt Nam bởi việc chưa tham gia này làm thiếu đi sự ràng buộc của các tiêu chuẩn quốc tế về đề nghị giao kết hợp đồng nói riêng và hợp đồng nói chung. Tuy nhiên khi xây dựng các đạo luật liên quan tới hợp đồng, việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế cũng đã dẫn dắt tới việc nghiên cứu và tiếp nhận phần nào đó một số tiêu chuẩn của Công ước này và một số điều ước quốc tế khác, kể cả Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 1994 và 2004, cũng như Các nguyên tắc của luật hợp đồng Châu Âu…

Việc điều chỉnh đề nghị giao kết hợp đồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam là chưa nhiều và vẫn chỉ dừng lại với hình thức lẻ tẻ, nhỏ bé khi so sánh với cả một hệ thống pháp luật thành văn đồ sộ của Việt Nam.

Thực tế hiện nay, đề nghị giao kết hợp đồng trong pháp luật Việt Nam được qui định bao quát nhất tại Bộ luật Dân sự 2005 từ Điều 390 đến điều 400. Ngoài ra một vài qui định có liên quan bao quát tại Luật Giao dịch điện tử năm 2005 (từ Điều 16 đến Điều 20) và pháp luật về đấu giá (Nghị định Số: 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản và Thông tư Số: 03/2005/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 4 tháng 5 năm 2005 hướng dẫn Nghị định số 05) và một số văn bản sửa đổi bổ sung khác. Trước đây, đề nghị giao kết hợp đồng cũng được qui định tại Luật

Thương mại 1997. Tuy nhiên, Luật Thương mại 2005 đã loại bỏ các qui định này bởi xuất phát từ quan điểm thống nhất luật hợp đồng. Những qui định về đề nghị giao kết hợp đồng chỉ còn được qui định bao quát tại Bộ luật Dân sự 2005.

2.1.3. Các qui định cụ thể của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng được nêu khái niệm tại Điều 390, Bộ luật Dân sự 2005 mà theo đó đưa ra ba điều kiện đối với một lời đề nghị giao kết hợp đồng, đó là: (i) sự thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng; (ii) chịu sự ràng buộc đối với lời đề nghị này và (iii) bên nhận đề nghị giao kết là một bên xác định. Yếu tố cố định hay không hủy ngang của lời đề nghị giao kết hợp đồng được qui định theo pháp luật Việt Nam là việc nêu rõ thời hạn trả lời (Điều 390, khoản 2, Bộ luật Dân sự 2005). Khi một đề nghị đã được nêu rõ về thời hạn trả lời thì bên đưa ra đề nghị không có quyền giao kết hợp đồng với một bên thứ ba. Việc người đề nghị giao kết hợp đồng với một bên thứ ba trong thời hạn qui định chờ câu trả lời của người được đề nghị được coi là một sự tự “mâu thuẫn với bản thân” và đi ngược lại với ý chí ban đầu của người đưa ra lời đề nghị. Khi có một thời hạn trả lời, tức là người đưa ra đề nghị đã muốn ràng buộc mình với thời hạn này và phải tuân thủ theo thời hạn đã đề ra. Với việc phá vỡ cam kết của mình, người đưa ra đề nghị phải chấp nhận hay gánh chịu một trách nhiệm bồi thường những thiệt hại xảy ra đối với người được đề nghị khi họ không thể giao kết được hợp đồng đó. Qui định này cho thấy pháp luật Việt Nam đã ràng buộc người đề nghị với người được đề nghị ngay cả khi người được đề nghị đã nhận được lời đề nghị mà không cần biết đến việc chấp nhận đề nghị tạo thành hợp đồng có hiều lực riêng của nó.

Về thời điểm có hiệu lực của một đề nghị giao kết hợp đồng, pháp luật Việt Nam cho phép người đưa ra đề nghị này được quyền ấn định và pháp luật tôn trọng quyền này. Nếu như người đưa ra đề nghị không ấn định về vấn đề này thì pháp luật mới can thiệp bằng cách xác định thời điểm đến của đề nghị đối với người nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Thời điểm đến này theo pháp luật Việt Nam được xác định khi đề nghị được: (i) gửi đến nơi cư trú hoặc trụ sở kinh doanh của người nhận đề nghị giao kết hợp đồng; (ii) đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; hoặc (iii) bên được đề nghị biết được đề nghị thông qua các phương thức khác.

Ngoài hình thức thể hiện bằng văn bản, đề nghị giao kết được pháp luật Việt Nam công nhận ở nhiều hình thức khác. Bên đề nghị nhận được thông tin qua các phương thức khác được hiểu là hình thức tiếp nhận thông qua nhận được sự truyền đạt của người đưa ra đề nghị như là qua lời nói, hành động hoặc mọi hình thức thể hiện mong muốn khác của người đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.

Pháp luật Việt Nam thường không công nhận một lời đề nghị giao kết mang tính đại chúng, một lời quảng cáo hay những phương thức khác mà bên nhận đề nghị không thể xác định cụ thể ít nhất cũng là kiểm soát được số lượng bên nhận được đề nghị. Bởi đi từ nền tảng trọng hình thức theo truyền thống Civil Law và Sovietique Law, pháp luật Việt Nam cho rằng, khi một người đưa ra một cam kết ràng buộc về một vấn đề nào đó thì anh ta phải thể hiện sự rõ ràng mong muốn ràng buộc của mình với một đối tượng, một người nhất định chứ không thể là đại chúng và không thể không biết chính xác người mà mình sẽ bị ràng buộc cùng. Điều đó có nghĩa là chỉ giao kết hợp đồng với người mà mình đã biết rõ. Quan niệm này khá cứng nhắc, khiến cho kinh doanh khó có hiệu quả cao và linh động bởi bản thân việc cũng cấp dịch vụ đòi hỏi một thị trường rộng lớn hơn sự quen biết.

Pháp luật Việt Nam cũng có qui định về hai trường hợp thay đổi, rút lại đề nghị và hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 392 và Điều 394, Bộ luật Dân sự 2005). Đối với thay đổi, rút lại đề nghị thì mô hình chung, kể cả đối với đề nghị cố định, bên đưa ra đề nghị có quyền thay đổi, rút lại một trong hai trường hợp: (i) nếu như việc thay đổi, rút lại này được chuyển đến trước hoặc cùng lúc với thời điểm nhận được đề nghị; hoặc (ii) thay đổi, rút lại đề nghị khi có điều kiện phát sinh đã được qui định từ trước. Việc thay đổi đề nghị khi có hiệu lực thi hành thì được coi là một đề nghị mới thay thế cho đề nghị giao kết hợp đồng đã được qui định trước đó. Đối với việc hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng, thì việc hủy bỏ này chỉ được thực hiện khi bên đề nghị đã nêu rõ quyền này trong đề nghị giao kết qui định trước đó tuy nhiên phải có sự thông báo cho người nhận đề nghị và chỉ có thể thực hiện được quyền này khi người nhận đề nghị chưa trả lời chấp nhận. Với qui định này, pháp luật Việt Nam đã có những cơ chế nhất định ràng buộc trách nhiệm đối với người đề nghị giao kết hợp đồng khi thể hiện ý chí của mình cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Những qui định như vậy là hợp với thông lệ cũng như pháp luật hiện đại trên thế giới ngày nay. Việc đảm bảo chữ tín, kinh doanh đạt hiệu quả là phải đảm bảo tính chịu trách nhiệm đối với ý chí thể hiện của mình.

Đề nghị giao kết hợp đồng được coi là chấm dứt theo pháp luật Việt Nam được xem xét khi thuộc một trong năm trường hợp: (i) bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận; (ii) hết thời hạn trả lời chấp nhận; (iii) khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại có hiệu lực; (iv) khi có thông báo về việc hủy bỏ có hiệu lực và (v) theo thỏa thuận của các bên trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời. Đối với qui định này, pháp luật Việt Nam đã sử dụng hình thức liệt kê để qui định vấn đề. Với năm trường hợp này cũng là năm trường hợp phù hợp với quan điểm, và thông lệ quốc tế.

Luật Thương mại 1997 có qui định về đề nghị giao kết hợp đồng (từ Điều 51 đến Điều 55) mà tại đó tính xác định của đề nghị giao kết hợp đồng được đẩy lên khá khắt khe khiến cho nhiều giao dịch có nguy cơ bị vô hiệu. Chẳng hạn Điều 50, Luật Thương mại 1997 qui định:

“Hợp đồng mua bán hàng hóa phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các qui định của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ thương mại trong điều kiện toàn cầu hóa (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)