Thực trạng công tác giáo dục lý tưởng đạo đức cho sinh viên

Một phần của tài liệu Xây dựng lý tưởng đạo đức ngành Y cho sinh viên Đại học Y Hà Nội hiện nay (Trang 49)

Đại học Y Hà Nội hiện nay

Những thành tựu

Trên 100 năm tồn tại, Trường đại học Y Hà Nội - có hai cách dạy ứng xử nghề nghiệp cho sinh viên, xuất phát từ hai quan điểm khác nhau.

1- Quan điểm coi nghề y là một nghề nhân đạo trong mọi xã hội. Đó là trị bệnh cứu người, không phân biệt giàu - nghèo, sang - hèn…

2- Quan điểm coi nghề y phục vụ đường lối. Trước kia, thầy thuốc phục vụ vua quan, tư bản, nay họ phục vụ nhân dân, chủ yếu là công - nông - binh.

Liệu nghề y có là nghề cổ nhất, do vậy mà sớm nhất có lời thề?

Lời thề Hippocrate, trải 2500 năm đến nay đã thay đổi hoàn toàn cho hợp với cơ chế thị trường. Ví dụ, lời thề đọc ở trường Y Đông Dương có câu:

Tôi thề chỉ lấy thù lao bằng đúng công sức tôi đã bỏ ra. Nó thể hiện quan hệ công bằng - đặc trưng của một thị trường lành mạnh. Dù thay đổi đến đâu, chung quy lời thề thầy thuốc vẫn là lời thề nghề nghiệp, tuân theo 2 nguyên tắc: a) chỉ gồm những hành vi nghề nghiệp mà thầy thuốc buộc phải làm hoặc buộc phải tránh; b) nó chỉ viện dẫn các bậc tổ nghề mà không viện dẫn các vĩ nhân ngoài nghề. Phần dưới sẽ nói rằng “lời thề” gần đây nhất của trường này không đáng được gọi là lời thề nghề nghiệp vì vi phạm hai nguyên tắc trên.

Trƣờng Y Đông Dƣơng

Năm 1902 người Pháp mở trường Y cho cả xứ Đông Dương, nhưng đặt ở Hà Nội - mà không phải Sài Gòn như dự kiến - vì một mục đích là dùng văn hoá khoa học Âu Tây xoá dần ảnh hưởng của Nho học đã bén rễ sâu nhất trong xã hội Bắc Kỳ (đề xuất của Tiểu ban tư vấn do tiến sĩ Henaff đứng đầu)

- Tại sao mở trường Y mà không phải trường khác? Vì học xong, sẽ có việc ngay và sẽ gần dân - liên quan tới mục đích nói trên. Xưa nay, dù nghề gì thì mục đích số một vẫn là kiếm sống, qua đó mà phục vụ xã hội. Nhưng người Pháp nhận ra, nghề y ở xứ nông nghiệp dễ được người dân tìm đến nhất. Vẫn biết, người bệnh phải trả công, nhưng trong lời thề khi ra trường, có hai nội dung đáng chú ý:

1) Ưu tiên bệnh nặng mà không ưu tiên địa vị xã hội...

2) Chữa miễn phí cho người nghèo. Do vậy, thầy thuốc khó mà xa dân. Đã vậy, Quy chế còn nhắc: khi ra trường “phải làm việc ba năm ở miền núi”.

Vì sao nghề y phải có lời thề nghề nghiệp?

Một số nghề dễ chiếm được lòng tin mà người hành nghề có thể lợi dụng để mưu lợi bất chính. Người bệnh tin thầy thuốc tới mức phó thác cả sức

luật cho tới nay vẫn chưa đủ trình độ phát hiện những sai phạm do lợi dụng lòng tin của một số nghề. Sự thiếu sót này được khắc phục - nhiều hay ít - bằng lời thề nghề nghiệp. Trong khi đó, nghề kinh doanh không cần thề “không cân điêu”... vì pháp luật và người tiêu dùng có cách phát hiện sự gian trá đó.

- Do vậy, lời thề sẽ giảm hoặc mất tác dụng nếu niềm tin trong xã hội suy giảm.

- Vài nghề khác cũng có lời thề: Nghề xử án, nghề quân nhân.

Sau 1945, Trường Y Hà Nội bỏ thủ tục thề trước khi ra trường. Do vậy, đến nay những người vừa rưng rưng lệ, vừa bàn tay trái đặt lên ngực, còn cánh tay phải giơ lên tuyên thệ… không ai còn sống nữa, nhưng một số điều trong lời thề có lẽ vẫn được dân Việt hôm nay tha thiết mong thành hiện thực.

Ví dụ: Tôi xin thề chỉ lấy thù lao bằng đúng công sức mà tôi đã bỏ ra.

Nó giúp duy trì lương tâm nghề nghiệp. Nội dung khác: Tôi chữa bệnh miễn

phí cho người nghèo. Nó hạn chế cái quan hệ lạnh lùng “tiền trao, cháo múc.

Và nữa: Tôi nguyện đem mọi năng lực và phương tiện trong tay làm những

đều có ích nhất cho bệnh nhân. Nó thể hiện trách nhiệm đặc trưng của nghề… Không phải vị thầy thuốc tân khoa nào cũng nhớ suốt đời những nội dung quan trọng nhất của lời thề. Cụ Vũ Công Hoè ra trường 1936 nhưng gần nửa thế kỷ sau được hỏi lại, thì… “chỉ còn nhớ láng máng”. Có thể do cụ Hoè cả đời không trực tiếp chữa bệnh, mà chỉ cặm cụi nghiên cứu trên các tử thi. Tuy nhiên, cụ lại rất nhớ thầy Lucas Championnière đã giảng rất hay về cách ứng xử hợp đạo đức. Vị thầy này cứ đặt ra những tình huống éo le và hỏi học trò: Nếu gặp trường hợp như vậy, các anh sẽ ứng xử thế nào… Sinh viên phải vận dụng lý thuyết đã học (môn Quy Chế Hành Nghề) để trả lời. Như vậy, ngoài đọc lời thề (tới tận cuối khoá học mới có dịp thực hiện) thì vấn đề là hàng ngày sinh viên đã học gì và các thầy đã nêu gương thường nhật ra sao…

Trường không có môn lý thuyết “Đạo Đức”, mà mới đây đã thành lập Bộ môn “Đạo Đức Y Học”. Đạo đức nghề nghiệp chỉ thể hiện ở cách ứng xử, mà không ở chỗ thuộc làu làu lý thuyết. Không có vị đạo cao đức trọng nào dùng cách nói thao thao: “anh phải thế này”, “anh nên thế khác”… mà sinh viên trở thành nhà đạo đức. Do đó, việc thành lập Bộ môn Đạo đức Y học có vai trò rất quan trọng cùng với Quy Chế Hành Nghề (Deontology), vừa lý thuyết, vừa thực hành trong việc nâng cao y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà nội ngày nay.Theo các cựu sinh viên cho biết trước đây chỉ các giáo sư kỳ cựu nhất mới được cử ra “kiêm” dạy môn Quy chế hành nghề, ví dụ GS Sollier (chuyên khoa Tai - Mũi - Họng); Đó là môn dạy hành xử sao cho phù hợp quy chế, pháp luật và đạo đức thầy thuốc.

Nhân dịp Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/2013 tác giả luận văn đã có buổi đối thoại trẻ với các em sinh viên trường Đại học Y Hà nội về chủ đề Y đức. Với câu hỏi: Là sinh viên trường Đại học Y Hà Nội và là bác sỹ tương lai e nhìn nhận và suy nghĩ thế nào về vấn đề y đức? Dưới đây xin trích dẫn một số câu trả lời của một số sinh viên của Đại học Y Hà Nội.

“Em nghĩ sau này, khi trở thành bác sỹ, em sẽ làm hết trách nhiệm và không bao giờ nhận tiền của bệnh nhân. Việc nhận quà cáp, biếu xén của bệnh nhân, em thấy nó kỳ kỳ thế nào ấy… Bản thân câu lương y như từ mẫu đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa tốt đẹp mà những bác sỹ tương lai chúng em cần phấn đấu vươn tới. Nhưng thực sự em không hiểu tại sao khẩu hiệu đó được treo nhiều nơi trong bệnh viện và trường đại học y đến thế nhưng có rất nhiều người không hiểu “lương y như từ mẫu” cụ thể là như thế nào.

Theo quan sát và đánh giá của riêng em, có tới 90% các bạn học y nhưng lại chưa hiểu lắm về nghề y và không có định hướng rõ ràng về nghề thầy thuốc. Các bạn ấy cứ thích là thi hoặc thi theo ý muốn của gia đình. Chỉ 10% các bạn có định hướng trước và chắc chắn là mình sẽ làm gì với nghề sau này thôi. Nếu được góp ý kiến em sẽ mong nhà nước hãy tăng lương, phát

triển đội ngũ y, bác sỹ về tuyến cơ sở để rút ngắn chênh lệch về trình độ và quá tải bệnh viện tuyến trung ương. Em cũng mong các bác sỹ hãy tận tâm hơn với công việc mà mình đã chọn”.

Một sinh viên khác thì cho biết “Em đã đi bệnh viện, đã thực tập ở đó và em thấy các bác sỹ hiện nay rất có tâm, có đức. Với công việc rất vất vả, bệnh nhân thì liên tục vào, trang thiết bị thì ít, cơ sở xuống cấp như thế mà mọi người vẫn làm hết trách nhiệm của mình với người bệnh và công việc. Có thể nói là gần 100% luôn đấy ạ. Còn chúng em là sinh viên, sẽ luôn cố gắng học tập và noi gương các bác sỹ ấy để ngày mai làm công tác khám, chữa và chăm sóc bệnh nhân được tốt hơn. Em thiết nghĩ, để trả lời cho câu hỏi: Tại sao mà các bác sỹ y tá hay cáu gắt với bệnh nhân thì thật đơn giản. Nhà nước hãy nâng cấp các bệnh viện tuyến dưới với đầy đủ y bác sỹ và trang thiết bị hiện đại từ đấy, các bệnh nhân sẽ không phải vất vả kéo nhau lên các bệnh viện Trung ương”.

Có sinh viên thì tâm sự: "Đúng như câu nói Lương y như từ mẫu và lời thề Hyppocrates mà ai trong ngành Y cũng biết, phần lớn các bác sĩ đều rất tận tâm với nghề. Em thấy tất cả sinh viên thi vào trường Y ai cũng có nguyện vọng trở thành một bác sỹ giỏi để phục vụ cho đời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không phủ nhận là trong xã hội hiện nay, có một bộ phận cán bộ,nhân viên y tế, trong đó có cả bác sỹ bị các giá trị vật chất làm xa rời tôn chỉ, mục đích cao quý của nghề trị bệnh cứu người. Nhưng theo em, đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ chứ không phải là đại đa số.”

Một nữ sinh viên thì bộc bạch rằng: “Em nghĩ thế này, khi bệnh nhân tới bệnh viện thì họ chỉ biết mỗi bác sỹ thôi nhưng mà họ không biết là người bác sỹ ấy phải khám, chữa cho rất nhiều bệnh nhân. Vì vậy, những ca nào nặng hơn sẽ được ưu tiên trước còn những ca không nặng lắm dù có đến trước cũng có thể đợi. Thế mà người nhà bệnh nhân lại không hiểu và nói thế này thế khác.

Thực sự, em rất mong những bệnh nhân và người nhà của họ hãy đừng đưa tiền cho bác sỹ mà hãy tìm những cách khác để cảm ơn họ.

Chúng em, những bác sỹ, dược sỹ của tương lai mong muốn Nhà nước và Bộ Y tế nâng cấp chất lượng khám chữa bệnh cho hệ thống bệnh viện cấp huyện, tỉnh để giảm tải cho các bệnh viện trung ương. Bộ Y tế hãy có những chỉ dẫn thông báo cho mọi người có bảo hiểm ở đâu thì đi khám ở đó.

Cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm hãy làm đúng chức năng của họ để phòng tránh tối đa bệnh dịch. Đặc biệt là mỗi người dân cần tìm hiểu những kiến thức về sức khỏe và đi khám bệnh sớm, định kỳ sáu tháng một lần. Được như thế, chất lượng các dịch vụ chăm sóc y tế cho người dân sẽ tốt hơn; các y bác sỹ cũng sẽ làm việc tận tâm và hiệu quả hơn.”

Một số người rất tâm huyết với nghề cũng như những vấn đề lớn của ngành y, trong đó có vấn đề y đức thì chia sẻ: Lương của cán bộ nói chung là thấp, trừ với một số người làm trong những ngành ưu tiên về kinh tế. Đặc biệt với ngành y, sinh viên trường y phải học sáu năm mới được ra trường và để hành nghề thành thạo lại phải nhiều năm nữa. Vậy mà lương của thầy thuốc chẳng khác gì của người học bốn năm. Chưa kể những hệ lụy của tai nạn điều trị nữa, mà luật pháp chưa hề có hành lang nào bảo vệ họ. Tuy nhiên, những điều bất cập đó không thể biện minh cho thái độ tiếp cận vô cảm của một số nhân viên y tế. Có những qui định về nghề nghiệp phải được tôn trọng, nếu không thì đừng làm nghề đó nữa. Thái độ giao tiếp là một phần quan trọng trong chương trình học của y tá, điều dưỡng viên, bác sĩ. Các trường y của chúng ta, phải nói thực là ít quan tâm tới việc này và chúng ta cần phải thẳng thắn sửa chữa! Không nên “đổ tội” cho đồng lương thấp để biện minh cho sự vô cảm của cá nhân! Đòi hỏi phong bì là một sỉ nhục cho người cán bộ Y tế. Khi đã làm nghề chữa bệnh cứu người, sự tự trọng phải là một đức tính, vòi tiền là mất tự trọng... Nếu nói "lương y như từ mẫu", ta có mấy khi thấy mẹ vòi vĩnh con cái gì đâu! Nếu có hi vọng gì ở con, chỉ mong con biết lòng

mình, khi lớn lên, biết đạo làm người. Một xã hội mà mẹ thì vòi tiền con và con thì ăn ở bạc, không còn là một xã hội lành mạnh nữa!

Qua việc dẫn chứng những suy nghĩ thể hiện nhận thức của sinh viên của trường Đại học Y Hà Nội, chúng ta phần nào đã hình dung những kết quả về việc xây dựng lý tưởng đạo đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà nội.

Trong năm học 2010- - 2011, chiến dịch Mùa hè tình nguyện 2010 - 2011 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, những kết quả đó đã góp phần tạo nên không khí phấn khởi, thi đua thực hiện chương trình "Tuổi trẻ Đại học Y Hà Nội, tiến bước dưới cờ Đảng thi đua học tập - rèn luyện, lập công xuất sắc trong phong trào thanh niên tình nguyện".

Trong năm học này, sinh viên Đại học Y Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò của mình, tham gia hưởng ứng tích cực vào các phong trào của Đoàn, của Hội sinh viên tổ chức. Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng ở trường vẫn được duy trì, đợt sinh hoạt chính trị "Tuổi trẻ Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng", các hình thức thi tìm hiểu về nghị quyết của Đảng của Đoàn, của Hội... được sinh viên tích cực hưởng ứng. Phong trào học tập trong sinh viên cũng diễn ra hết sức sôi nổi, có hàng ngàn tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập, say mê nghiên cứu khoa học, hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên được nghiệm thu đánh giá; Công tác tình nguyện xây dựng môi trường văn hóa, phòng chống tệ nạn xã hội, ma túy của sinh viên cũng thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Đã có rất nhiều cán bộ Đoàn - Hội sinh viên của các Đại học Y Hà Nội đã được tập huấn, giới thiệu về sinh hoạt tại địa bàn dân cư, tổ chức cho hơn 1.000 lượt đoàn viên - thanh niên với 6.178 ngày tham gia tổng vệ sinh, giữ gìn làm đẹp cảnh quan môi trường... Hoạt động chung sức cùng cộng như đến các vùng sâu vùng xa chữa bệnh, phát thuốc cho các đồng bào thiểu số, dạy học trẻ em lang thang, cơ nhỡ. Có hơn 5.000 lượt đoàn viên, sinh viên đăng ký tham gia hiến máu nhân đạo trong đó có 800 lượt học sinh - sinh viên trực tiếp hiến máu nhân đạo cứu người. Trong

kỳ thi tuyển sinh năm học 2011, đã có 5000 sinh viên Trường Đại học Y tình nguyện tham gia phục vụ kỳ thi tuyển sinh cả hai đợt.

Các phong trào tình nguyện xây dựng môi trường văn hóa, phòng chống tệ nạn xã hội, ma túy, phong trào tình nguyện chung sức cùng cộng đồng, các công tác tổ chức đoàn, tham gia xây dựng Đảng... đều được sinh viên Đại học Y Hà Nội nhiệt tình hưởng ứng, kết quả đã tổ chức cho 40 đoàn viên tìm hiểu về Đảng, giới thiệu cho Đảng kết nạp được 15 đoàn viên ưu tú vào Đảng.

Ngoài ra sinh viên Đại học Y Hà Nội còn nhiệt tình hưởng ứng phong trào "Sinh viên Thủ đô thi đua học tập, rèn luyện, xung kích, tình nguyện xây dựng Thủ đô, bảo vệ Tổ quốc", Với chương trình "Xây dựng hình ảnh người sinh viên Thủ đô ngàn năm văn hiến", Hội sinh viên đã chủ động phối hợp với đoàn thanh niên, phòng, ban, khoa trong nhà trường tổ chức học tập nghị quyết của Đảng, của Hội. Các phong trào thi đua phấn đấu vươn lên trong học tập, tiến quân vào các lĩnh vực khoa học công nghệ, các hoạt động tình nguyện xây dựng giảng đường, ký túc xá, nhà trọ và địa bàn dân cư; tích cực phòng chống tệ nạn xã hội, ma túy, tình nguyện chung sức cùng cộng đồng, công tác xây dựng Đoàn, Đảng... đều được sinh viên Trường Đại học Y Hà nội phát huy mạnh mẽ và gặt hái nhiều thành tích, kết quả.

Một phần của tài liệu Xây dựng lý tưởng đạo đức ngành Y cho sinh viên Đại học Y Hà Nội hiện nay (Trang 49)