cho sinh viên Đại học Y Hà Nội hiện nay
- Giáo dục đạo đức nói chung
Giáo dục truyền thống đạo đức của dân tộc: Truyền thống nhân ái - yêu thương con người là một trong những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta, truyền thống ấy có nguồn gốc sâu xa từ trong sinh hoạt công xã nông thôn, được củng cố và phát triển qua quá trình chung lưng, đấu cật khai phá giang sơn, giữ gìn đất nước. Tấm lòng nhân nghĩa, nhân ái đó chính là cơ sở cho cách xử thế ở đời của người Việt Nam, là triết lý sống của dân tộc Việt Nam. Hết lòng vì nghĩa, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, khó khăn mà không hề tính
toán, lên án mạnh mẽ những kẻ tàn ác "táng tận lương tâm", "phụ tình bạc nghĩa".
Truyền thống nhân nghĩa, nhân ái là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nó là cái gốc của đạo đức, truyền thống này chính là nguồn gốc sâu xa nhất, bền chặt nhất của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, chủ nghĩa nhân đạo hiện thực chứ không phải chủ nghĩa nhân đạo chung chung, trừu tượng, phi hiện thực, phi lịch sử, phi giai cấp của các giáo lý tôn giáo hay theo cách hiểu của Phoiơbắc.
- Giáo dục y đức Hồ Chí Minh:
Giáo dục lòng yêu thương con người: Lương y như từ mẫu. Thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình. Coi bệnh nhân đau
đớn cũng như mình đau đớn. Từ đó coi trọng nội dung Giáo dục những phẩm
chất y đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Hăng hái, hy sinh, bác ái, đoàn kết, kỷ luật” [35, tr.456].
+ Hăng hái
+ Hy sinh Trong thư gửi cán bộ ngành y tế Người viết “Cán bộ y tế phải tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân”, “phải có chí chịu khó chịu khổ, phải giàu lòng bác ái hi sinh” phải đặt quyền lợi của bệnh nhân lên trên quyền lợi của minh và khi có lòng bác ái hi sinh thì người thầy thuốc sẽ “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể lay chuyển, uy vũ không thể khuất phục”.
+ Bác ái. Khi nhắc nhở cán bộ y tế phải có tinh thần trách nhiệm và tình cảm trong sáng, cao đẹp trong công tác chăm sóc sức khỏe cho thương, bệnh binh chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “lấy lòng nhân loại và tình thân ái mà cảm động, cảm hóa họ” [36, tr.395].
+ Đoàn kết + Kỷ luật
+ Đối với bệnh nhân: tôn trọng bệnh nhân. Bác sỹ cần biết giới hạn của những can thiệp của mình đến những quyết định của bệnh nhân, và không được can thiệp quá sâu vào những lựa chọn của bệnh nhân. Bác sỹ cần đứng ở vị trí trung gian khi cung cấp thông tin chuyên môn hay cho bất cứ một thăm dò trị liệu nào. Xem xét đến quyền lợi tốt nhất cho bệnh nhân: Trong mọi hoạt động chăm sóc y khoa, bác sỹ và nhân viên y tế phải luôn xem xét đến quyền lợi tốt nhất cho bệnh nhân. Quyền lợi của bệnh nhân được bác sỹ coi là mối quan tâm đầu tiên của bác sỹ, cần cân nhắc đến xem lựa chọn điều trị này có lợi cho bệnh nhân hay không? Các thuốc điều trị này có thật cần thiết hay không? Trị liệu hay thăm dò có gây nguy cơ tai biến hay tàn tật không? Chất lượng cuộc sống sau điều trị như thế nào? Bảo mật thông tin: Bệnh nhân có quyền được bảo mật mọi thông tin cá nhân và y khoa trong suốt quá trình chăm sóc, kể cả khi bệnh nhân đã chết. Thông tin cá nhân và y khoa của bệnh nhân mang tính chất nhạy cảm cần được mã hóa để bảo mật ở mức độ tốt nhất. Rất nhiều bệnh nhân đã cảm thấy bị sốc khi biết những thông tin của bản thân bị lộ và những hậu quả đau lòng đã xảy ra. Bác sỹ và điều dưỡng có trách nhiệm bảo quản mọi thông tin của bệnh nhân…
+ Đối với nghề nghiệp: Cần giữ bản lĩnh nghề nghiệp trước mọi cám dỗ, cũng như khó khăn trong cuộc sống. Muốn làm được điều đó người thấy thuốc phải có lương tâm nghề nghiệp. Lương tâm nghề nghiệp biểu hiện tập trung nhất của lý tưởng đạo đức cá nhân trong thực tiễn, nó vừa là dấu hiệu vừa là thước đo của sự trưởng thành của mỗi đời sống đạo đức của người bác sỹ. Người thầy thuốc trong quá trình đến với nghề, học tập và thực hành y nghiệp, được tiếp xúc với người bệnh sẽ vì yêu thương người bệnh mà yêu nghề của mình hơn. Đó là ý thức, tình cảm, sự hiểu biết thôi thúc từ bên trong họ, giúp họ vượt qua mọi cám dỗ, vững vàng với lý tưởng của mình.
+ Đối với đồng nghiệp: Với đồng nghiệp phải khiêm tốn hòa nhã, giữ gìn thái độ không nên khinh nhờn. Người hơn tuổi mình thì kính trọng, coi
như bậc thầy, người kém mình thì dìu dắt họ. Giữ được lòng đức hạnh như thế, sẽ đem lại hạnh phúc cho mình. Cụ thể: cần phải luôn cư xử tốt với đồng nghiệp; luôn tôn trọng và chân thành, không phân biệt về giới tính hay vị trí; tôn trọng các giá trị cá nhân của đồng nghiệp; không để quan hệ này ảnh hưởng đến các dịch vụ chăm sóc và quan hệ chuyên môn với người bệnh. Mối quan hệ với đồng nghiệp tốt là cơ sở, nền tảng cho các hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc có chất lượng và hơn hết là phục vụ cho quyền lợi của bệnh nhân.
+ Đối với khoa học và với bản thân: Ngay từ khi mới hình thành, nghề y đã được coi là một nghề cao quý nên với sự coi trọng như vậy, bác sĩ là những người thực hiện công tác đặc biệt trong xã hội là chăm sóc sức khỏe cho con người, góp phần làm cộng đồng khỏe mạnh, xã hội phát triển. Năng lực chuyên môn của bác sỹ được thể hiện bằng các hoạt động thăm khám, chuẩn đoán, điều trị và tư vấn. Nghề y là một nghề cần phải cập nhật kiến thức hàng ngày. Đối với sinh viên trường Đại học Y Hà Nội, cần phải học tập liên tục. Vì, kiến thức được cung cấp trong các trường đại học là là nền tảng quan trọng bước đầu, là những viên gạch hết sức cơ bản, cần thiết, là cơ sở hình thành đạo đức, phẩm chất, năng lực của một bác sỹ, một cán bộ cho ngành y tế sau này. Kiến thức y học thay đổi theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên sinh viên phải học tập liên tục, phải cập nhật bằng cách tự đào tạo và tham gia nghiên cứu để nâng cao kiến thức thích hợp với chuyên ngành mình đang theo học. Rèn luyện tay nghề: tạo mọi cơ hội để thực hành kỹ năng nhằm học tập tốt các kỹ năng đến mức độ thành thục và tiếp cận những kỹ thuật mới, tu dưỡng về đạo đức và thái độ. Sinh viên ngành y phải được đào tạo và tự tu dưỡng để có thái độ đúng trong chuyên môn và tuân thủ các quy định về đạo đức y học.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam được cô đúc lên trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của đất nước. Nó gắn liền với những thăng trầm của lịch sử nước nhà, nó là cái thể hiện bản chất nhất, đặc trưng nhất, cốt lõi văn hóa, bản sắc dân tộc Việt Nam. Những giá trị đạo đức của dân tộc ta là một dòng chảy liên tục, tồn tại và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Hiện nay, những giá trị tốt đẹp đó vẫn còn tồn tại và ngày càng phát triển trong điều kiện lịch sử mới.
Giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc là giúp cho sinh viên nói chung và sinh viên ngành y nói riêng trong đó có sinh viên Đại học Y Hà Nội nhận thức, hiểu biết về giá trị truyền thống dân tộc, qua đó có ý thức giữ gìn và phát triển nó trong cuộc sống hiện đại, giúp cho sinh viên ngày càng nêu cao tinh thần dân tộc, từ đó chuyển hóa những kiến thức, những hiểu biết về các giá trị đạo đức truyền thống thành thực tiễn đạo đức trong thực hành y nghiệp của mình.
Hiện nay, nền kinh tế thị trường đòi hỏi chúng ta phải có sự giao lưu không chỉ về khoa học kỹ thuật mà văn hóa Việt Nam có sự tiếp xúc giao lưu với nhiều nền văn hóa trên thế giới, bên cạnh những giá trị văn hóa cần được tiếp thu, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam, cũng có không ít quan điểm, tư tưởng thể hiện trong các văn hóa phẩm trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam đang được phổ biến, lan truyền trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với thực tế đầy khó khăn, phức tạp này. Hơn ai hết, sinh viên Việt Nam là những người đang chịu sự tác động mạnh mẽ của các "luồng" văn hóa ngoại lai đó. Thêm vào đó là xu hướng chạy theo vật chất đã làm băng hoại, xói mòn ít nhiều những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy, vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho tầng lớp sinh viên hiện nay, đặc biệt là giáo dục truyền thống đạo đức của những bậc tiền bối trong lịch sử nghề y là một việc làm hết
sức cấp bách, nó có vai trò cực kỳ to lớn đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đối với sự thành công và phát triển nhân cách hoàn chỉnh của sinh viên ngành y và sinh viên Đại học Y Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
Chƣơng 2
XÂY DỰNG LÝ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1. Thực trạng công tác xây dựng lý tƣởng đạo đức cho sinh viên Đại học Y Hà Nội hiện nay
2.1.1. Vài nét về Trường Đại học Y Hà Nội
Trường Y Đông Dương, nay là Đại học Y Hà Nội được thành lập năm 1902, là một trường đại học lớn và có bề dày lịch sử lâu đời trong các trường đại học hiện có ở Việt Nam. Trong hơn một thế kỷ hình thành và phát triển vừa qua, Nhà trường đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân lực cho ngành y tế, có nhiều thành tích đáng kể trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phục vụ xã hội và phát triển đất nước, cả trong thời bình cũng như trong các cuộc kháng chiến của dân tộc. Trường Đại học Y Hà Nội luôn là một trong những trường đại học y tế hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam với bề dày lịch sử. Với nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trường đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý cho các cá nhân và tập thể:
- Huân chương Lao động hạng Nhất (1982); - Huân chương Độc lập hạng Nhất (1996); - Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2000); - Huân chương Hồ Chí Minh (2002);
- Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân (2004); - Huân chương Sao vàng (2007);
- Cờ thi đua luân lưu của Chính phủ cho đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2009;
- Bằng khen của Bộ Giáo dục - Đào tạo: Đơn vị đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc năm học 2009 - 2010
Phấn đấu xây dựng Đại học Y Hà Nội trở thành Đại học sức khỏe đa ngành, đa cấp, đào tạo cán bộ y tế có năng lực học tập vươn lên, tận tụy với nhiệm vụ được giao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở mọi nơi, mọi lúc.
Giảng viên, viên chức, sinh viên, học viên luôn luôn tự hào về Đại học Y Hà Nội, ý thức đầy đủ trách nhiệm kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của Nhà trường.
Giảng viên nhà trường vinh dự, nhận thức sâu sắc và tự nguyện gương mẫu hoàn thành đồng thời hai nhiệm vụ cao quí: Thầy giáo - Thầy thuốc, được cả xã hội kính trọng.
Viên chức Nhà trường tự hào vì được góp phần quan trọng trong đào tạo đội ngũ cán bộ y tế có đức có tài, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Được học tập, rèn luyện tại trường Đại học Y danh tiếng ở cả trong và ngoài nước là động lực thúc đẩy sinh viên, học viên liên tục phấn đấu đạt chất lượng tốt nhất, có năng lực để phát triển lâu dài, bền vững.
Với niềm vinh dự và tự hào được làm việc, học tập dưới mái Trường Đại học Y Hà Nội, các thế hệ giảng viên, viên chức, sinh viên, học viên nỗ lực phấn đấu góp
- Tính đến 3/2011, trường đã đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ tay nghề cho nhiều cán bộ, sinh viên (SV), học viên (HV) ở cả hai trình độ đại học (ĐH) và sau đại học (SĐH), cung cấp cho đất nước:
1.505 bác sĩ chuyên khoa định hướng (BSCKĐH),
16.507 bác sĩ,
1.134 thạc sỹ (ThS),
530 bác sỹ nội trú bệnh viện (BSNT),
1.499 bác sỹ chuyên khoa cấp II (BSCK II),
6.099 bác sỹ chuyên khoa cấp I (BSCK I),
Những sinh viên và học viên của Nhà trường đào tạo đã góp phần cung cấp nguồn nhân lực y tế từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đóng góp cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.1.2. Đặc điểm của sinh viên Đại học Y Hà Nội
Đặc điểm sinh viên trường Đại học Y Hà Nội
Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của sinh viên nói chung
Sinh viên là một bộ phận thanh niên đã được tuyển chọn qua các kỳ thi quốc gia và được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, là tầng lớp người đang trưởng thành, đang chuẩn bị những hành trang nghề nghiệp cần thiết, chín muồi về nhân cách, nhân cách đạo đức. Tuy ngành học và học vấn có thể khác nhau, nhưng họ là bộ phận dân cư còn rất trẻ, đại đa số từ 19 đến 24 tuổi, được xã hội đào tạo theo hệ thống, cơ bản để trở thành những nhà quản lý xã hội, thành lực lượng sản xuất quan trọng trong tương lai.
Ở lứa tuổi này, con người đang trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, nhân cách đạo đức. Sự phát triển, hoàn thiện đó được biểu hiện cả trên hai mặt: mặt sinh học và mặt xã hội. Mặt sinh học, cơ thể chưa có sự phát triển hoàn toàn đầy đủ, đòi hỏi nhu cầu cao về chất dinh dưỡng và đi liền với nhu cầu vật chất ấy là nhu cầu hoạt động như một nhu cầu tất yếu cần thiết cho quá trình lượng hóa vật chất đã tiếp nhận. Vì vậy, dễ dàng thấy, sinh viên tham gia vào tất cả các hoạt động tập thể rất nhiệt tình, thậm chí cả những hoạt động không phù hợp với bản thân họ. Điều này dẫn đến tình trạng có một số ít sinh viên hoạt động thiếu ý thức, hoạt động quậy phá không rõ nguyên nhân, có những biểu hiện lệch lạc trong định hướng cuộc sống... Chúng ta, dù
mặc nhiên phủ nhận hoặc coi nhẹ tác hại của những hiện tượng chưa tốt, chưa văn hóa ấy của một bộ phận sinh viên. Rõ ràng, đó là những biểu hiện chưa hoàn chỉnh trong nhân cách đạo đức sinh viên. Chúng ta cần hiểu đúng nguyên nhân chủ quan và khách quan của những biểu hiện lệch lạc đó. Điều đáng bàn là trong những nguyên nhân chủ quan từ sinh viên có nguyên nhân do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của họ.Với đặc điểm trẻ trung, nhiệt tình, nhạy cảm nhưng còn chưa chín chắn trong nhận thức, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên sinh viên chưa ý thức được đầy đủ trước khi hành động. Với cơ thể đang phát triển, tâm sinh lý chưa ổn định, sinh viên cũng dễ hành động sai, dẫn đến những kết quả mà chính họ cũng không mong muốn. Do nhu cầu hoạt động thường xuyên và tâm lý không ổn định nên sinh viên dễ bị