Công tác kiểm soát nội bộ hoạt động nhằm mục đích ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và ngân hàng.
Các ngân hàng trong công tác quản lý RRTD cần phải kiểm tra chặt chẽ các cơ sở pháp lý khi thiết lập quan hệ với các doanh nghiệp, những người đi vay vốn.
Tóm lại, để ngăn ngừa, phòng chống và giảm thiểu mức độ tổn thất do RRTD có thể xảy ra với ngân hàng, có rất nhiều biện pháp khác nhau, ra đời và phát triển cùng với sự phát triển kinh tế nói chung, của ngành ngân hàng nói riêng.
Song có thể nói, chính những công cụ được dùng để phòng chống rủi ro lại hàm chứa trong nó những rủi ro tiềm tàng. Vậy làm thế nào để sử dụng hợp lý, để hạn chế những khuyết tật, những mặt hạn chế và phát huy tính tích cực, hiệu quả của những công cụ này, thực sự phụ thuộc vào quan điểm và sự “nhạy cảm” của chính những nhà quản lý rủi ro, với bề dày kinh nghiệm, năng lực chuyên môn và thực tiễn hoạt động tại cơ sở, họ sẽ tìm ra những giải pháp phù hợp nhất với ngân hàng của mình.
KẾT LUẬN
Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian quan trọng bậc nhất góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên xuất phát từ đặc thù hoạt động của mình, ngân hàng lại là lĩnh vực kinh doanh đầy rủi ro, trong RRTD là một nguy cơ lớn đe dọa sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, bởi cung ứng vốn thông qua hoạt động tín dụng là một hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng. Với mối quan hệ ngày càng phức tạp của ngân hàng trong nền kinh tế hiện đại, sự sụp đổ của một ngân hàng do không đòi được nợ, dù ở quy mô nào, cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các ngân hàng cũng như các chủ thể kinh tế khác, thậm chí gây ra sự hoảng loạn trong toàn bộ hệ thống ngân hàng từ đó gây ra những cuộc khủng hoảng về kinh tế, xã hội mà hậu quả không thể lường trước được. Chính vì thế, ngăn chặn, phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các nhà quản lý rủi ro trong ngân hàng.
Với nội dung đã được trình bày, đề tài nghiên cứu không những đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản mà còn phác ra một bức tranh toàn cảnh về rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng trong các ngân hàng ở Việt Nam.
Đồng thời trên cơ sở phân tích thực trạng đó, đã đề xuất được một số giải pháp hữu ích góp phần giúp công tác quản lý rủi ro tín dụng được hiệu quả hơn, thiết nghĩ điều này thực sự cần thiết cho quá trình lành mạnh hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng, trên cơ sở đó hướng tới mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2012 Sinh viên