Swap tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 42)

So với hình thức Swap tổn lợi tức, đặc điểm thanh toán bất ngờ của các hợp đồng hoán đổi tín dụng cũng tương tự như các đặc điểm trong hợp đồng bảo hiểm. Theo sơ đồ hai, người phải trả cố định bảo hiểm đối với RRTD bằng cách chi trả các khoản thanh toán định kỳ theo một tỉ lệ % cố định của mệnh giá khoản tín dụng. Nếu RRTD dự kiến xảy ra, chẳng hạn khi người vay vỡ nợ, người phải trả bất ngờ chi trả một khoản thanh toán để bù đắp cho phần tổn thất tín dụng đã được bảo hiểm. Ngược lại, người phải trả bất ngờ không phải trả khoản tiền nào cả

Sơ đồ 3.2: Swap tín dụng

Trong trường hợp, hợp đồng hoán đổi tín dụng trả khoản chênh lệch giữa giá trị gốc và giá trị thu hồi của khoản tín dụng sau khi người vay vỡ nợ, hoán đổi tín dụng giới hạn tổn thất trong giá trị số tiền gốc của khoản tín dụng. Một chính sách đầu tư kết hợp các chứng khoán không có rủi ro vỡ nợ với những khoản nợ đầy rủi ro có thể tái tạo ra giới hạn tổn thất thấp hơn. Như vậy, việc dự phòng tổn thất trong cho vay có thể nhân đôi lợi ích của một dẫn xuất tín dụng. Sự khác biệt là ở chỗ, CCDX tín dụng sẽ cung cấp các dòng tiền mặt trên cơ sở “kịp thời” trong khi chiến lược dự phòng vốn phải duy trì tiền mặt dự trữ. Và khi các CCDX được hiểu là một sự lựa chọn trước các phương pháp dự phòng vốn và đầu tư truyền thống, sự lựa chọn giữa hai chiến lược này chỉ đơn giản là vấn đề hiệu quả.

Mặc dù các CCDX có tác dụng dự phòng kịp thời RRTD, song việc ứng dụng chúng trong công tác quản lý rủi ro ở các NHTM Việt Nam hoàn toàn không đơn

Người phải trả bất ngờ

Người phải trả cố định

Có rủi ro TD  Thanh toán Không có RRTD  Không thanh toán

giản, điều này do nhiều nguyên nhân, trước hết là về thể chế pháp lý, sau là về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng còn nhiều bất cập. Tuy nhiên đã mạnh dạn đưa ra đề xuất bởi trên cơ sở có nhiều giải pháp được đưa ra, các nhà quản lý rủi ro càng có điều kiện thuận lợi để lựa chọn cho mình những biện pháp phù hợp nhất nhằm phòng chống rủi ro, đặc biệt là RRTD một cách hiệu quả nhất.

3.2.4 Các biện pháp khác

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w