Bù công suất kháng:

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Hệ thống điện tran mai anh (Trang 27 - 28)

Hệ số công suất cosϕ (hoặc PF) là tỉ số giữa công suất tác dụng P (kW) và công suất biểu kiến S (kVA)

cos P

S

ϕ=

Hệ thống điện xoay chiều cung cấp hai dạng năng lượng:

- Năng lượng tác dụng đo theo đơn vị kilowatt/giờ(kW/h). Năng lượng này được chuyển sang công cơ học, nhiệt, ánh sáng,…

- Năng lượng phản kháng. Dạng năng lượng này được chia làm hai loại: + Năng lượng yêu cầu bởi mạch có tính cảm (máy biến áp, động cơđiện,…) + Năng lượng yêu cầu bởi mạch có tính dung (điện dung dây cáp, tụ công suất,…).

Theo thống kê ta có các số liệu sau:

- Động cơ không đồng bộ, chúng tiêu thụ khoảng 60 – 65% tổng công suất phản kháng của mạng.

- Máy biến áp tiêu thụ khoảng 20 – 25%.

- Đường dây trên không, điện kháng và các thiết bị điện khác tiêu thụ khoảng 10%.

Như vậy động cơ không đồng bộ và máy biến áp là hai loại máy điện tiêu thụ nhiều công suất phản kháng nhất. Công suất tác dụng P là công suất được biến thành cơ năng hoặc nhiệt năng trong các máy dùng điện; còn công suất phản kháng Q là công suất từ hóa trong các máy điện xoay chiều, nó không sinh ra công.

Vì vậy để tránh truyền tải một lượng Q khá lớn trên đường dây, người ta đặt gần các hộ dùng điện các máy sinh ra Q (tụ điện, máy bù đồng bộ) để cung cấp trực tiếp cho phụ tải, làm như vậy được gọi là bù công suất phản kháng. Khi bù công suất phản kháng thì góc lệch pha giữa dòng điện và điện áp trong mạch sẽ nhỏ đi, do đó hệ số công suất cosϕ của mạng được nâng cao, giữa P và Q và gócϕ có quan hệ sau:

P arctg

Q

ϕ =

Khi lượng P không đổi, nhờ có bù công suất phản kháng, lượng Q truyền tải trên đường dây giảm xuống , cosϕ tăng lên.

Hệ số công suất cosϕ được nâng lên sẽđưa đến những hiệu quả sau đây:

1/ Không phải trả tiền mua công suất phản kháng( theo biểu giá của TT7BCT) 2/ Giảm được tổn thất công suất trong mạng điện.

3/ Nâng cao chất lượng điện năng

4/ Tăng khả năng truyền tải của đường dây và máy biến áp. 5/ Thiết bị làm việc ổn định hơn…

Các thiết bị bù công suất: - Tụ bù nền

- Bộ tụ bù diền khiển tựđộng ( bù ứng động) Vị trí đặt tụ bù:

- Bù nhóm (bù từng phân đoạn) : nên sử dụng khi mạng điện quá lớn và khi chếđộ tải tiêu thụ theo thời gian của các phân đoạn thay đổi khác nhau.

- Bù riêng: nên được xét đến khi công suất động cơ đáng kể so với công suất mạng điện.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Hệ thống điện tran mai anh (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)