IgY khi đưa sinh phẩm vào lúc 12 giờ sau khi gây nhiễm DHV-1
Bảng 4.3 Giá trị OD620 và tỷ lệ tế bào sống trung bình khi đưa kháng thể IgY vào tế bào DEF sau 12 giờ gây nhiễm với DHV-1
Sau 12 giờ gây nhiễm DHV-1 Hàm lượng IgY
(mg/ml)
Giá trị OD620 (X ± SEM) Tỷ lệ tế bào sống trung bình (%)
1,688.100 0,133b ± 0,017 63,94 1,688.10-1 0,126bc ± 0,026 60,58 1,688.10-2 0,118bc ± 0,038 56,73 1,688.10-3 0,108c ± 0,022 51,92 ĐC (-) 0,208a ± 0,028 100,00 ĐC (+) 0,096c ± 0,008 46,15
Những số trong cùng một cột có chữ mũ khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)
ĐC (-): đối chứng âm ĐC (+): đối chứng dương
Hình 4.2 Hình ảnh tế bào DEF dưới tác dụng bảo vệ bởi IgY ở những nồng độ khác nhau đối với virus DHV-1 khi gây nhiễm ở 12 giờ trước khi sử dụng IgY (100X) PL: độ pha loãng. ĐC (-): đối chứng âm ĐC (+): đối chứng dương C. IgY, PL 100 B. ĐC (+) A. ĐC (-) F. IgY, PL 10-3 E. IgY, PL 10-2 D. IgY, PL 10-1
Kết quả hình ảnh ghi nhận trước khi nhuộm MTT cho thấy ở các giếng thử nghiệm với các hàm lượng IgY, lớp đơn tế bào DEF ít biểu hiện CPE so với đối chứng virus. Riêng ở độ pha loãng 100 chỉ xuất hiện ít tế bào co tròn, tế bào vẫn giữ được hình thái lớp đơn. Tuy nhiên, ở 2 độ pha loãng tiếp theo 10-1 và 10-2, lớp tế bào đặc trưng bởi sự xuất hiện đám tế bào co tròn kết cụm, thấy rõ ở độ pha loãng 10-3.
Mặt khác, dịch kháng thể IgY có tác dụng bảo vệ tế bào DEF ở các độ pha loãng 100với các giá trị OD620 trung bình đều cao hơn có ý nghĩa so với giá trị OD620 trung bình ở đối chứng virus (OD620 = 0,133). Tác dụng bảo vệ tế bào hiệu quả nhất là dung dịch gốc chưa pha loãng, cho giá trị OD620 trung bình và tỷ lệ tế bào sống tương đối cao nhất (0,133 và 63,94%). Độ pha loãng 10-3, hàm lượng IgY thấp, không còn tác dụng bảo vệ tế bào, thể hiện qua giá trị OD620 không khác biệt so với đối chứng virus về mặt thống kê (P > 0,05). Như vậy, ở thời điểm 12 giờ sau khi gây nhiễm DHV-1, dịch IgY có tác dụng bảo vệ tế bào ở hàm lượng 1,688.100 mg/ml, tác dụng này thay đổi phụ thuộc nồng độ và dịch IgY có hàm lượng 1,688.100 cho hiệu quả ức chế CPE và bảo vệ tế bào tốt nhất.
4.3.2. Kết quả xác định hoạt tính bảo vệ tế bào DEF của dịch kháng thể IgY khi đưa sinh phẩm vào lúc 24 giờ sau khi gây nhiễm DHV-1 IgY khi đưa sinh phẩm vào lúc 24 giờ sau khi gây nhiễm DHV-1
Bảng 4.4 Giá trị OD620 và tỷ lệ tế bào sống trung bình khi đưa kháng thể IgY vào tế bào DEF sau 24 giờ gây nhiễm với DHV-1
Những số trong cùng một cột có chữ mũ khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)
ĐC (-): đối chứng âm ĐC (+): đối chứng dương
X : giá trị OD620 trung bình; SEM: trung bình sai số chuẩn
Sau 24 giờ gây nhiễm DHV-1 Hàm lượng IgY
(mg/ml)
Giá trị OD620 (X ± SEM) Tỷ lệ tế bào sống trung
bình (%) 1,688.100 0,111b ± 0,028 56,63 1,688.10-1 0,081c ± 0,025 41,33 1,688.10-2 0,074c ± 0,02 37,76 1,688.10-3 0,081c ± 0,031 41,33 ĐC (-) 0,196a ± 0,026 100,00 ĐC (+) 0,087bc ± 0,045 44,39
Hình 4.3 Hình ảnh tế bào DEF dưới tác dụng bảo vệ bởi IgY ở những nồng độ khác nhau đối với virus DHV-1 khi gây nhiễm ở 24 giờ trước khi sử dụng IgY (100X)
Hình ảnh được quan sát dưới kính hiển vi soi ngược với độ phóng đại 100 lần. PL: độ pha loãng. ĐC (-): đối chứng âm ĐC (+): đối chứng dương A. ĐC (-) B.ĐC (+) C. IgY, PL 10-1 D. IgY, PL 10-3 E. IgY, PL 10-2 E. IgY, PL 10-0
Kết quả quan sát hình dạng lớp đơn tế bào DEF cho thấy ở tất cả các giếng thử nghiệm sinh phẩm đều xuất hiện CPE. Các giếng tế bào ở bốn độ pha loãng 100, 10-1, 10-2 và 10-3 hình thái lớp đơn tế bào giống như ở đối chứng virus với nhiều mảng tế bào bị bong tróc, còn ít tế bào sống bám lại nền nuôi cấy. Điều này cho thấy ở độ pha loãng này hàm lượng IgY thấp không bảo vệ được tế bào. Ngoài ra, khi nhuộm MTT để kiểm tra lượng tế bào còn sống, kết quả thu được từ giá trị đo OD620 phù hợp với hình ảnh ghi nhận khi quan sát tế bào. Đối chứng tế bào bắt màu tím đậm hơn, các độ pha loãng dịch kháng thể IgY 100, 10-1, 10-2 và 10-3 có màu tím rất nhạt và có màu gần giống nhau. Giá trị OD620 đo được ở các giếng sinh phẩm với độ pha loãng 100 lớn hơn giá trị OD620 trung bình của đối chứng virus. Cả 3 nồng dộ pha loãng còn lại đều nhỏ hơn giá trị OD620 trung bình ở đối chứng virus, cả ba độ pha loãng 10-1, 10-2 và 10-3là sai khác không có ý nghĩa, thể hiện qua các giá trị OD620 trung bình lần lượt là 0,081, 0,074 và 0,081. Điều này chứng tỏ ở các độ pha loãng dịch kháng thể IgY không có tác dụng bảo vệ tế bào. Đưa virus DHV-1 vào môi trường tế bào DEF trước IgY nên virus DHV-1 có đủ thời gian gây nhiễm cho tế bào. Khi virus vào trong tế bào đã nhân lên với số lượng lớn. IgY có khối lượng phân tử lớn nên không thể vào tế bào mà liên kiết với kháng nguyên của virus được. Theo Maiboroda (1972), sự xuất hiện CPE đầu tiên là các tế bào co tròn sau 8 giờ gây nhiễm DHV.
Như vậy, trong thử nghiệm đưa các nồng độ kháng thể IgY vào môi trường DEF sau khi gây nhiễm DHV-1 24 giờ, tác động bảo vệ tế bào của IgY không theo phương thức phụ thuộc nồng độ. Kháng thể IgY không có tác dụng bảo vệ tế bào ở cả bốn độ pha loãng từ 10-0 đến 10-3 khi gây nhiễm DHV-1 trước 24 giờ.
4.3.3. Kết quả xác định hoạt tính bảo vệ tế bào DEF của dịch kháng thể IgY khi đưa sinh phẩm vào lúc 12 giờ trước khi gây nhiễm DHV-1 IgY khi đưa sinh phẩm vào lúc 12 giờ trước khi gây nhiễm DHV-1
Bảng 4.5 Giá trị OD620 và tỷ lệ tế bào sống trung bình khi đưa kháng thể IgY vào tế bào DEF trước 12 giờ gây nhiễm với DHV-1
Trước 12 giờ gây nhiễm DHV-1 Hàm lượng IgY (mg/ml) Giá trị OD620 (X ± SEM) Tỷ lệ tế bào sống trung bình (%) 1,688.100 0,153b ± 0,023 65,11 1,688.10-1 0,127c ± 0,034 54,04 1,688.10-2 0,117cd ± 0,014 49,79 1,688.10-3 0,089e ± 0,007 37,87 ĐC (-) 0,235a ± 0,013 100,00 ĐC (+) 0,102de ± 0,009 43,40
Những số trong cùng một cột có chữ mũ khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)
ĐC (-): đối chứng âm
ĐC (+): đối chứng dương
X : giá trị OD620 trung bình; SEM: trung bình sai số chuẩn
Hình 4.4 Hình ảnh tế bào DEF dưới tác dụng bảo vệ bởi IgY ở những nồng độ khác nhau bổ sung thời điểm 12 giờ trước khi gây nhiễm virus DHV-1 (100X)
PL: độ pha loãng. ĐC (-): đối chứng âm ĐC (+): đối chứng dương
Kết quả hình ảnh ghi nhận trước khi nhuộm MTT cho thấy ở các giếng thử nghiệm với các hàm lượng IgY, lớp đơn tế bào DEF ít biểu hiện
A. ĐCT (-)
E. IgY, PL 10-2
B. ĐC (+) C. IgY, PL 100
tế bào co tròn, tế bào vẫn giữ được hình thái lớp đơn. Tuy nhiên, ở 2 độ pha loãng tiếp theo 10-2 và 10-3, lớp tế bào đặc trưng bởi sự xuất hiện đám tế bào co tròn kết cụm, thấy rõ ở độ pha loãng 10-3.
Mặt khác, dịch kháng thể IgY có tác dụng bảo vệ tế bào DEF với DHV-1 ở các độ pha loãng 100và 10-1 với các giá trị OD620 trung bình đều cao hơn có ý nghĩa so với giá trị OD620 trung bình ở đối chứng virus (OD620 = 0,153 và 0,127). Tác dụng bảo vệ tế bào hiệu quả nhất là độ pha loãng 100, cho giá trị OD620 trung bình và tỷ lệ tế bào sống tương đối cao nhất (0,153 và 65,11%). Độ pha loãng10-2, 10-3, hàm lượng IgY thấp, tác dụng bảo vệ tế bào DEF của IgY không còn nhiều, thể hiện qua giá trị OD620 không khác biệt so với đối chứng virus về mặt thống kê (P > 0,05).
Như vậy, ở thời điểm 12 giờ trước khi gây nhiễm DHV-1, dịch kháng thể IgY có tác dụng bảo vệ tế bào ở hàm lượng 1,688.100 mg/ml đến 1,688.10-1 mg/ml tác dụng này thay đổi phụ thuộc nồng độ và dịch IgY có hàm lượng 1,688.100 cho hiệu quả bảo vệ tế bào tốt nhất (65,11%).
4.3.4. Kết quả xác định hoạt tính bảo vệ tế bào DEF của dịch kháng thể IgY khi đưa sinh phẩm vào lúc 24 giờ trước khi gây nhiễm DHV-1 IgY khi đưa sinh phẩm vào lúc 24 giờ trước khi gây nhiễm DHV-1
Bảng 4.6 Giá trị OD620 và tỷ lệ tế bào sống trung bình khi đưa kháng thể IgY vào tế bào DEF trước 24 giờ gây nhiễm với DHV-1
Trước 24 giờ gây nhiễm DHV-1 Hàm lượng IgY (mg/ml) Giá trị OD620 (X ± SEM) Tỷ lệ tế bào sống trung bình (%) 1,688.100 0,173b ± 0,049 73,31 1,688.10-1 0,138c ± 0,017 58,48 1,688.10-2 0,135c ± 0,025 57,20 1,688.10-3 0,121c ± 0,011 51,27 ĐC (-) 0,236a ± 0,005 100,00 ĐC (+) 0,134c ± 0,008 56,78
Những số trong cùng một cột có chữ mũ khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)
ĐC (-): đối chứng âm ĐC (+): đối chứng dương
Hình 4.6 Mật độ quang trên đĩa nuôi cấy sau khi nhuộm MTT, kháng thể IgY được đưa vào môi tường tế bào DEF trước 24 giờ gây nhiễm DHV-1
Kết quả quan sát hình dạng lớp đơn tế bào DEF cho thấy ở tất cả các giếng thử nghiệm sinh phẩm đều xuất hiện CPE. Tuy nhiên, mức độ xuất hiện CPE khác nhau giữa các độ pha loãng. Ở các giếng thử nghiệm độ pha loãng IgY 100 tác dụng bảo vệ tế bào của dịch kháng thể IgY chỉ ghi nhận được một số giếng xuất hiện tế bào co tròn. Trong khi đó, đối với các giếng ở độ pha loãng 10-1, 10-2 và 10-3, hình thái lớp đơn tế bào giống như ở đối chứng virus với nhiều mảng tế bào bị bong tróc, còn ít tế bào sống bám lại nền nuôi cấy. Điều này cho thấy ở các độ pha loãng này, hàm lượng IgY thấp không bảo vệ được tế bào. Ngoài ra, khi nhuộm MTT để kiểm tra lượng tế bào còn sống, kết quả thu được từ giá trị đo OD620 phù hợp với hình ảnh ghi nhận khi quan sát tế bào. Giá trị OD620 đo được ở các giếng sinh phẩm với độ pha loãng 100 đều nhỏ hơn giá trị OD620 trung bình ở đối chứng virus, tuy nhiên cả ba độ pha loãng 10-1, 10-2 và 10-3là sai khác không có ý nghĩa, thể hiện qua các giá trị OD620 trung bình lần lượt là 0,138, 0,135 và 0,121. Điều này chứng tỏ ở cả ba độ pha loãng dịch kháng thể IgY không có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi sự tác động của DHV-1.
Như vậy, trong thử nghiệm bổ sung sinh phẩm ở các nồng độ kháng thể IgY vào môi trường tế bào DEF trước khi gây nhiễm DHV-1 24 giờ, tác dụng bảo vệ tế bào DEF của kháng thể IgY tốt nhất ở nồng độ pha loãng 1,688.100 với hàm lượng là 1,688 mg/ml.
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ