Nhân vật siêu nhiên

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 93 - 110)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2 Nhân vật siêu nhiên

Nhân vật siêu nhiên xuất hiện khá nhiều và thường đóng vai trò giúp đỡ, cứu vớt những nhân vật bị hãm hại như đôi chim yển hiểu tiếng người giúp Nhuận Chi và Túy Tiêu trong Chuyện nàng Túy Tiêu, Linh Phi giúp đỡ Vũ nương trong Chuyện người con gái Nam Xương, Bạch Long hầu giúp đỡ vợchồng Trịnh thái thú đoàn tụ, các thầy tu, đạo nhân thì làm phép trừ loài yêu quỷ trong Chuyện cây gạo, Chuyện yêu quái Xương Giang, Diêm Vương, Long Vương thì xửkiện và trảlạicông bằng cho người bị hại... Một vài nhân vật siêu nhiên khác đóng vai trò là người “cảnh báo”, nhắc nhở

như người Tiều phu trong Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na hay vượn tinh và cáo tinh trong Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang. Tuy nhiên vẫn có một vài

nhân vật siêu nhiên đóng vai trò là người xấu, hãm hại phàm nhân như thần Thuồng luồng trong Chuyện đối đáp ởLong cunghay thần Hộ pháp và Thủy thần trong

Chuyện cái chùa hoang ở Đông trào.

Có thể nói không một tập truyện truyền kỳ nào lại vắng bóng các nhân vật siêu nhiên, nhiều nhất là nhân vật ma quái, Truyền kỳ mạn lục cũng không ngoại lệ. Các nhân vật siêu nhiên này đóng vai trò quan trọng thi pháp truyện truyền kỳ: sự kết hợp cái kì với cái thực. Đằng sau mỗi nhân vật, nhất là những nhânvật siêu nhiên bao giờ cũng là một quan điểm, tư tưởng liên quan đến tín ngưỡng, văn hóa dân gian, đến tư tưởng, tôn giáo, quan niệm, cách tư duy của con người trung đại. Mượn chuyện kì ảo, nhất là chuyện ma nhưng thực chất cũng là để nói chuyện con ngườitrần tục.

Nhân vật ma quái là nhân vật siêu nhiên xuất hiện nhiều nhất trong Truyền kỳmạn lục, thường được hiểu là một loại nhân vật không có thực trong đời sống, được biết đến chủ yếu qua những miêu tả trong tác phẩm văn học, bắt nguồn từ tín ngưởng dân gian. Chúng không phải là người mà là hồn người chết, tinh khí của vật, có khả năng biến hóa thành người, có tính chất bí ẩn, khó hiểu và thường tác động xấu đến con người, khiến con người ám ảnh, sợ hãi. Nhân vật ma quái tồn tại trong Truyền kỳmạn lụcởnhững tên gọi khác nhau nhưma hay hồn ma trongChuyện cây gạo, Chuyện yêu quái ở Xương Giang; quỷ trong Chuyện tướng Dạ Xoa, Chuyện gã Trà đồng giáng sinh; quỷ sứ trong Chuyện Lý tướng quân, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên; yêu quái trongChuyện nghiệp oan của Đào thị, Chuyện cái chùa hoang ở Đông

Trào; hồn hoa trongChuyện kì ngộ ở trại Tây… Đa sốnhững nhân vật ma quái đềulàm hại con người. Họ Thôi trong Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên dù là ma nơi đất khách vẫn quen thói hung hăng, ức hiếp người sức yếu thế cô, ngông cuồng làm nhiều điều tai tiếng, lại còn đút lót, bưng bít để được mặc sức tung hoành làm tai làm vạ người dân. Thủy Thần, Hộ pháp dù được thờ phụng vẫn hằng đêm hiện ra trộm cắp trêu chọc người dân, làm họ phải thống khổ. Tuy vậy, vẫn có những con ma được cảm hóa bằng tình cảm, muốn thay đổi, sống khác nhưng con người không bao giờ hoan nghênh, đón nhận chúng dù chúng có thay đổi, không làm hại ai. Thị Nghi là một ví dụ. Nàng là ma, nhưng từ khi yêu và về chung sống với họ Hoàng, nàng đã tập trở thành một con người, không làm hại ai, lại còn “cử động rất hợp lễ, nói năng biết lựa lời”

nên lúc đầu “họ hàng bè bạn ai cũng khen ngợi”. Nhưng từ khi phát hiện ra nàng là ma, mọi người dần hoảng sợ, xa lánh và kinh khi nàng, đến cả họ Hoàng chồng nàng cũng không nhìn nhận, trước mặt Diêm Vương còn nói nàng dùng tà yêu mê hoặc, suýt nữa thì làm mình mất mạng.

Nhân vật thần tiên cũng xuất phát từ tính ngưỡng dân gian, thường được hiểu là những người làm việc tốt, việc thiện, những người tu hành đắc đạo sau khi chết sẽ hóa thành tiên, có nhiều phép thuật, hành tung kì bí và thường trở xuống trần gian cứu giúp dân lành. Nhân vật này xuất hiên khá ít và khá mập mờ trong tác phẩm của Nguyễn Dữ. Xuất hiện nhiều nhất và rõ ràng nhất là trong Chuyện TừThức lấy vợtiên, ngoài ra

còn xuất hiện trong Chuyện đối tụng ở Long cung, Bạch Long Hầu và Long vương

giúp đỡ Trịnh thái thú và Dương thị đoàn tụ, trừng phạt Thần Thuồng luồng; Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào, vì chàng là một người có nhân có nghĩa nên Dương Trạm dẫn Tử Hư lên chơi chốn Thiên Tào và chỉ cho chàng thấy nơi ở của những người lúc sống làm việc tốt, đồng thời khuyên chàng hướng thiện, mọi chuyện đều được nhà trời biết đến vì thế thưởng phạt rất phân minh; Chuyện gã Trà đồng giáng sinh, Quâng Phong giúp bạn vượt qua tai kiếp, Thượng Đế thương người hiền đức ban

cho đặc ân…Những nhân vật thần tiên này đóng vai trò giúp đỡ người tốt, khuyến thiện trừ ác.

Những nhân vật như đạo sĩ, thầy tu trong Chuyện cái chùa hoangở Đông Trào, Chuyện cây gạo, Chuyện yêu quái ở Xương Giang và sư cụPháp Vân trongChuyện nghiệp oan của Đào thị có thểgọi là nhân vật siêu nhiên. Thần tiên bắt nguồn từtín 90

ngưỡng dân gian, trong đó có sự tôn sùng Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, chịu ảnh hưởng của tôn giáo, thần tiên thường làm những việc tốt, cứu giúp mọi người mà những việc đó người khác không làm được. Các nhân vật thầy tu, đạo sĩ, đạo nhân và sư cụ Pháp Vân tức là những người theo Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo, họ xuất hiên trong Truyền kỳ mạn lục với vai trò giúp người dân phát hiện trừ hại những yêu quái làm tai làm vạ. Họ có thể nhìn ra đâu là mầm mồng của tai họa, đâu là yêu quái, như thầy tu trong Chuyện nghiệp oan của Đào thịnhìn ra Long Thúc, Long Quý chính là yêu quái đầu thai, sư cụ Pháp Vân ngay khi gặp mặt Đào thị đã khuyên Vô Kỷ rằng

“Người con gái này, nết không cẩn nguyện, tính bén lẳng lơ, tuổi đã trẻ trung, sắc lại lộng lẫy, ta e lòng thiền không phải đá, sắc đẹp dễ mê người; tuy sen hồng chẳng nhuộm bùn đen, nhưng tấc mây dễ mờ bóng nguyệt. Vậy ngươi nên liệu lời từ chối, đừng để hối hận về sau”, hay vị đạo nhân trongChuyện yêu quái ở Xương Giang đã nói với mọi người về Thị Nghi “Tôi chợt trông mặt ông này, thấy đầy những yêu khí, mà người con gái ấy chính là gốc rễ tà yêu”. Sau đó, nhưng vịthầy tu, đạo nhân, sư cụ ra tay cứu người diệt trừ yêu quái. Đạo nhân trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang

cứu họ Hoàng thoát khỏi bệnh tật; Đạo nhân trong Chuyện cây gạo sau khi tình cờ chứng kiến và nghe dân làng kể lại chuyện của Nhị Khanh và Trung Ngộ đã nói “Ta

vốn lấy việc cứu giúp mọi người làm nhiệm vụ, cái việc mắt ta trông thấy, nếu chẳng đem pháp thủ ra tức là thấy người chết đuối mà không cứu vớt.

Rồi đạo nhân vời họp người làng, lập một đàn tràng cúng tế, viết ba đạo bùa, một đạo đóng vào cây gạo, một đạo thả chìm xuống sông, còn một đạo đốt ở giữa trời, đoạn quát to lên rằng:

- Những tên dâm quỷ, càn rỡ đã lâu, nhờ các thần linh, trừ loài nhơ bẩn, phép không chậm trễ, hỏa tốc phụng hành.

Một lúc, mây gió nổi lên đùng đùng, người đứng cách mấy thước không trông thấy nhau, dưới sông thì sóng tung cuồn cuộn vang trời động đất. Sau một hồi, gió lặng mây quang, thấy cây gạo đã bị nhổ bật, cành cây gẫy nát và bị tước như tước dây vậy. Kế nghe thấy trong không có tiếng roi vọt và tiếng kêu khóc. Mọi người ngẩng lên trông có sáu bảy trăm lính đầu trâu gông trói hai người mà dẫn đi” ;

Thầy tu trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị không những giúp Ngụy Nhược Chân biết ai là yêu quái, biết đâu là mầm vạ của gia đình mà còn chỉ cách cho Nhược Chân thoát khỏi tai nạn, sư cụ Pháp Vân thì nhận lời diệt trừ Long Thúc, Long Quý “dựng một đàn tràng ngay ở trên núi, treo đèn bốn mặt và lấy bút son vẽ bùa dấu […] Sư cụ cầm cây tích trượng chỉ huy tả hữu, có lúc lại ra khỏi đàn làm ra bộ quát mắng […] Sáng hôm sau, sư cụlấy một phiến đá bôi hùng hoàng vào rồi viết mực lên, trao cho Nhược Chân mà bảo:

- Ông về hễ thấy loài yêu quái biến ra vật gì, kịp lấy đá này mà ném thì những mối thừa của tai họa sẽ dứt được hết”.

Và điều giúp tôi xếp những nhân vật thầy tu, đạo nhân và sư cụ Pháp Vân vào thuộc vào những nhân vật siêu nhiên chính là kết thúc của họ. Sư cụ Pháp Vân sau khi giúp vợ chồng Nhược Chân diệt trừ yêu quái, tai họa thì “Vợ chồng liền sắm nhiều vàng lụa đem đến tạ ơn sư cụ Pháp Vân. Nhưng đến nơi thì thấy am cỏ rêu phong, không tìm nhận ra được vết đi nào cả”, còn đạo nhân trong Chuyện cây gạo sau khi giúp dân làng diệt trừ Nhị Khanh và Trung Ngộ thì “người làng đem rất nhiều tiền của để tạ ơn vị đạo nhân, nhưng đạo nhân phất áo đi vào non sâu, không lấy một tí gì cả”. Ngoại trừ sư cụ Pháp Vân, tất cả những nhân vật đạo nhân, thầy tu khác đều không có tên, Pháp Vân cũng chỉ là pháp danh của sư cụ chùa Lệ Kỳ, đến tên họ Nguyễn Dữ còn không nêu ra thì chẳng có gì ngạc nhiên khi thân thế, cuộc đời hay ít nhất là tính cách của họ cũng hoàn toàn không được đề cập đến trong Truyền kỳmạn lục. Người đọc chỉ thấy họ xuất hiên chớp nhoáng trong truyện, đứng ra để cứu giúp người, sau đó thì biến mất. Đó chẳng phải là những đặc điểm của nhân vật siêu nhiên, hay đúng hơn là nhân vật thần tiên sau?

Một loại nhân vật khác cũng đáng chú ý là những nhân vật siêu nhiên đóng vai trò “cảnh cáo”, “nhắc nhở”những người làm điều chưa tốt, phản ánh và báo trước kết cục tất yếu xảy ra trong tương lai. Cáo tinh và Vượn tinh trong Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang và người tiều phu núi Na trong chuyện Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na là đại diên là nhân vật này.

Tú tài họ Viên và xữ sĩ họ Hồ trong Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang là do Cáo tinh và Vượn tinh biến thành. Hai con vật này là những động vật thuộc thế giới siêu

nhiên, có khả năng biến hóa thành người, xuất hiện trong truyện với tư cách là người nhắc nhở Trần Phế Đế và Hồ Quý Ly về những việc sai trái đang làm. Đầu tiên là vì bản thân, vì đồng loại “ Vua tôi Xương Phù vào rừng săn bắn, để ý vào bọn ta lắm đó. Tính mệnh các loài chim muông, thật là treo ở sợi dây cung. Nếu tuyết chưa xuống, gió chậm về, mình sẽ nguy mất”. Tranh luận cùng Hồ Quý Ly vềvấn đề săn bắt rồi từ từ chuyển sang nhiều vấn đề khác, nhắc nhở triều đình nên coi trọng thiên nhiên, coi trọng nhân dân và nhất quyết giữ mình, thà sống thanh bần trong chốn rừng thiên còn hơn là làm quan trong triều đình mà ở đó vua lo hưởng lạc, săn bắn, quyền lực tập trung vào tay một quan chức, lại còn có tật ganh người hiền, ghét người tài. Những câu nói của Cáo và Vượn, cùng với bài thơ tỏ rõ thái độ, khí chất khiến Quý Ly phải chịu thua, phải “á khẩu”.

“Đương mùa hạ mà giở những công việc khổ dân, là không phải thời, giày trên lúa để thỏa cái ham thích săn bắn là không phải chỗ; quanh đầm mà vây, bọc núi mà đốt, là không phải lẽ, ngài sao không tâu với thánh minh, tạm quay xa giá, để khiến người và vật đều được bình yên!” ;

“Hiện nay thánh hóa chưa khắp, bờ cõi chưa yên: Bồng Nga là con chó dại, cắn càn ở Nam phương, Lý Anh là con hổ đói gầm thét ở tây bắc. Ngô Bệ ngông cuồng, tuy đã tắt, Đường Lang lấm lét vẫn còn kia, sao không giương cái cung thánh nhân, tuốt lưỡi gươm thiên tử, lấy nhân làm yên khấu, lấy nghĩa làm chèo lái, lấy hào kiệt làm nanh vuốt, lấy trung tín làm giáp trụ, cẩn thận lồng cũi để giá ngự những tướng khó trị, sửa chuốt cung tên để dọa nạt những nước bất phục, tóm bắt giặc giã, đóng cũi về, khiến cho gần xa quang sạch. Cớ sao bỏ những việc ấy không làm, lại đi lẩn quẩn ở công việc săn bắn dù được chim muông như núi” ;

“Ông là chủ tướng đáng lẽ nên tiến dẫn nhân vật để làm đồ dùng cho quốc gia, cớ sao lại ghen người hiền, ghét người tài” ;

“Chúng tôi nương mình bên cành khói, náu vết chốn hang mây, ngủ thì lấy cỏ làm đệm êm, khát thì lấy nước suối làm rượu ngọt, vương chân có khói ráng, kết bạn có hươu nai, chỉ biết ăn bách nhai tùng, ngâm trăng vịnh gió, ngõ hầu mới khỏi vướng lưới trần […]Chúng tôi vốn là những người phóng lãng, không chịu ở trong vòng ràng buộc”.

“Khe trong suối biếc nước ngon lành, Đường thế chi màng đến lợi danh. Hang đá dễ nương mình phóng khoáng, Vòng trần khôn đặt bước chông chênh” ;

“Tung tăng lúc giỡn cơn mưa núi, Đủng đỉnh khi chờ ngọn gió sông […]

Tôi lên rừng, bác vào hang núi, Tìm chốn yên thân cũng một lòng”.

“Hồ Quý Ly tâm thuật không chính, cho nên giống yêu quáiởtrong loài vật mới có thể đùacợt như vậy”. Vì thế, nên khi thành lập nhà Hồ, truyền ngôi cho Hán Thương, cả Quý Ly và Hán Thương đều bị những bậc Nho sĩ ẩn danh bàn ra nói vào, Nguyễn Dữ cũng đã bình sau truyện Câu chuyện đồi đáp của người tiều phu ởnúi Natrong Truyền kỳ mạn lục như sau: “Than ôi! Có cái thần để biết việc sau, có cái trí để giấu việc trước, đó là việc của thánh nhân; tiều phu tuy là bậc hiền nhưng đâu đã được dự đến hạng ấy. Tuy nói việc táng bại của nhà Hồ, đúng như là bói cỏ, bói rùa, nhưng chẳng qua là nghiệm với lẽ trời, chứng với lòng người, nói nhiều may ra thì tin, đó là cái lẽ đời như vậy. Kẻ làm vua chúa nên lấy sự chính lòng mình để làm cái gốc chính triều đình, chính trăm quan, chính muôn dân, đừng để cho kẻ xử sĩ phải bàn ra nói vào là tốt hơn cả”.

Người tiều phu trong Câu chuyện đối đáp của người tiều phu ởnúi Nakhông rõ là ai, từ đâu đến chỉ biết “Hàng ngày, trong động có người tiều phu gánh củi đi ra, đem đổi lấy cá và rượu, cốt được no say chứ không lấy một đồng tiền nào. Hễ gặp ông già, trẻ con dưới đồng bằng lại nói những chuyện trồng dâu, trồng gai một cách vui vẻ. Ai hỏi họ tên, nhà cửa, tiều phu chỉ cười không trả lời”. Vậy mà có thể ngâm đượcnhững câu

“Áo đai đời Tấn gò hoang, Kiếm cung triều Tống dưới làng cỏ xanh

Phong lưu Vương, Tạ, công danh Triệu, Tào Từ xưa khanh tướng ngôi cao,

Đá mờ rêu phủ đã bao nhiêu rồi. Sau bằng ta được thảnh thơi, Giấc mai bừng tỉnh mặt trời lưng không”

Lại còn có bài thơ Thích cờ và Thích ngủ mang đậm khí chất của bậc Nho sĩ tài hoa

“Giang san vật lộn tay đôi,

Công danh quên bẵng, chuyện đời hơn thua”

“Lều tranh một túp xinh thay

Nam Dương nọ kẻ tháng ngày thảnh thơi”.

Lại còn khéo léo, uyên thâm khi nói chuyện với Trương Công –viên quan được Hán Thương cử đi mời tiều phu vì Hán Thương cho rằng tiều phu là bậc ẩn sĩ. Mỗicâu nói của người tiều phu nói ra không phải là những câu nói mà một người đốn củi bình thường có thể nghĩ tới và nói được “Kẻ sĩ ai có chí nấy, hà tất phải vậy! Cho nên

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 93 - 110)