Nhân vật vua quan chốn phàm trần

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 82 - 93)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1.2 Nhân vật vua quan chốn phàm trần

Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, Trần Phế Đế, Giản Định, Lê Thánh Tông, Trùng Quang, Minh Tông, Khai Hựu, Thiệu Phong, Quang Thái, Thiệu Bình, Huệ Tông, cùng với Lưu Bang, Hạng Vũ là những vị vua chốn trần gian, hoàn toàn có thật trong lịch sử. Trừ Lưu Bang và Hạng Vũ là những vị vua của một cõi ở Trung Quốc thời Chiến quốc, trong Truyền kỳ mạn lục xuất hiện ở trong Câu chuyện ở đền Hạng Vương, trong giấc mơ của Hồ Tôn Thốc, tất cả những vị vua còn lại đều là những vị vua trong lịch sử triều đại phong kiến Việt Nam. Nhân vật này xuất hiện trong hầu khắp các truyện trong

Truyền kỳmạn lục, nhưng chủ yếu đóng vai trò làm mốc thời gian, để người đọc xác định rõ thời điểm xảy ra câu chuyện nên phần nhiều chỉ được nhắc qua niên hiệu một lần trong mỗi câu chuyện với dòng chữ “Cuối đời…nhà Trần”hay

“Vào năm…”. Trùng Quang Đế trong Chuyện tướng Dạ Xoa là vua thứ hai của triều Hậu Trần trong lịch sử phong kiến, là người kế nhiệm vua Giản Định; Trịnh thái thú trong Chuyện đối tụng ởLong cung làm quan dưới triều vua Trần Minh Tông, vua thứ năm của triều Trần, kế nhiệm Trần Anh Tông; Chuyện Cây gạovới mối tình oan khiên của Nhị Khanh và Trình Trung Ngộ xảy ra trong niên hiệu Khai Hựu – vua thứ sáu nhà Trần; Thiệu Phong (1341 – 1357) và Đại Trị (1358 – 1369) là niên hiệu của vua Trần Dụ Tông, vua thứ bảy của nhà Trần, được nhắc đến trong Chuyện nàng Túy Tiêu

Chuyện nghiệp oan của Đào thị; Chuyện TừThức lấy vợtiên trong Truyền kỳmạn lục

xảy ra vào năm Quang Thái – niên hiệu vua Trần Thuận Tông, là người kếnhiệm Trần Phế Đế, vua thứ 11 trong lịch sử triều Trần; Hà Nhân gặp gỡ Đào, Liễu khi theo tòng học cụ Ức Trai, họ Hoàng thắng kiện Thị Nghi trong Chuyện yêu quái Xương giang

đều xảy ra vào năm Thiệu Bình tức niên hiệu vua Lê Thái Tông, vua thứ hai nhà Hậu Lê; Dương Đức Công “làm quan coi việc hình án Tuyên Quang, xét rõ mọi điều oan khuất, khiến các án vụ đều được rất công bằng” trongChuyện gã Trà đồng giáng sinh

là người đời vua Lý Huệ Tông, vua thứtám triều lý, chồng Hoàng Hậu Trần ThịDung nổi tiếng trong lịch sử và là cha nữ hoàng duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam Lý Chiêu Hoàng. Giản Định đế sinh vào thời gian loạn lạc, chiến tranh khắp nơi, giặc Minh hùng mạnh không ngừng xâm lược nước ta, trong Chuyện cái chùa hoangở Đông Trào, Nguyễn Dữviết“đời vua Giản Định nhà Trần, binh lửa muôn năm, nhiều nơi bị đốt”. TuyĐại Việt sử ký toàn thư nhân định Giản Định đế:“Vua không có tài

dẹp loạn, lại giết bỏ người giúp mình, tự chuốc lấy diệt vong” nhưng vua Giản Định xuất hiện trong Truyền kỳmạn lụcở các truyện: Chuyện Lệ nươngvà Chuyện Lý tướng quân với hìnhảnh một nhà vua yêu nước, có tinh thần chống giặc. Trong

Chuyện Lệ nương, vua Giản Định“nổi quân lên ở châu Trường An” đánh trảlại giặc Minh xâm lược, được Phật Sinh dâng lên bài sách chống giặc, vua khen là người giỏi và “cắp cho năm trăm quân, sai đi đánh phủ Thiên Trường”. Trong Chuyện Lý tướng quân, thì miêu tả “Vua Giản Định nhà Hậu Trần lên ngôi ở Mô Độ, hào kiệt bốn phương, gần xa hưởng ứng, đều chiêu tập đồ đảng làm quân Cần Vương. Người huyện Đông Thành là Lý Hữu Chi cũng do chân một người làm ruộng nổi lên, tính vốn dữ tợn nhưng có sức khỏe, giỏi đánh trận, Quốc công Đặng Tất tiến cử cho Lý được làm chức tướng quân, sai cầm một cánh hương binh đi đánh giặc”. Nguyễn Dữ không đề cập đến thắng thua của trận đánh, cũng không nói nhiều về vua Giản Định, ông chỉ nói đến việc khởi nghĩa chống ngoại xâm của vua, xét ở mặt này, có thể thấy Giản Định là một vì vua tốt.

Lê Thánh Tông – hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê xuất hiện trong Truyền kỳ mạn lục ở truyện Cuộc chuyện thơ ở Kim Hoa qua lời nhắc của Ngô Chi Lan. Trong Lịch sử Việt Nam, Lê Thánh Tông được xem là một minh quân, một người anh minh bậc nhất, người đã đưa Đại Việt tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Trong trang 99 Việt Nam sử lược (Nxb Văn học), Trần Trọng Kim viết về ông

“Thánh tông là một ông vua thông minh, thờ mẹ rất có hiếu, ở với bề tôi đãi lấy lòng thành. Ngài trị vì được 38 năm, sửa sang được nhiều việc chính trị, mở mang sự học hành, chỉnh đốn các việc vũ bị, đánh dẹp nước Chiêm, nước Lào, mở thêm bờ cõi, khiến cho nước Nam...bấy giờ được văn minh thêm ra và lại lừng lẫy một phương, kể từ xưa đến nay chưa bao giờ cường thịnh như vậy”. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Chính vì vậy, dưới trướng ông có rất nhiều người tài giỏi nổi tiếng trong lịch sử như tác giả Đại Việt sử ký toàn thưNgô Sỹ Liên, trạng nguyên Lương Thế Vinh, Nguyễn Xí…, ngoài ra Lê Thánh Tông đã rửa oan cho Nguyễn Trãi trong vụ án Lê Chi Viên sau 22 năm từ khi Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc và cho sưu tầm lại đầy đủ thơ văn Nguyễn Trãi để lưu truyền hậu thế . Lê Thánh Tông không những là một nhà vua anh minh còn là một nhà văn hóa, nhà thơ, khi khởi

xướng xây dựng bia Tiến sĩ trong Văn miếu Quốc tử giám, ban hành bộ luật Hồng Đức, sáng lập và chủ súy hội Tao đàn, để lại tập Thánh Tông di thảo – một tập truyện ký khá giống Truyền kỳmạn lục, có vai trò quan trọng ghi nhận bước trưởng thành của truyện ký Đại Việt. Chính vì vậy, việc ông yêu mến “Kim Hoa nữ học sĩ”Ngô Chi Lan cũng không có gì lạ.

Ngô Chi Lan không những mang dòng máu hoàng tộc, có quan hệ họ hàng với Thánh Tông mà hơn hết, “nàng chữtốt văn hay, nhất là thơ cacàng giỏi lắm”. Là một người coi trọng hiền tài, hẳn nhiên Lê Thánh Tông yêu mến tài năng của Ngô Chi Lan và “vời nàng vào cung, giao cho việc dạy các cung nữ”. Tài năng của Ngô Chi Lan được Thánh Tông nhìn nhận, tưởng thưởng và giúp cho “tỏa sáng”, nàng đã thẳng thắn nói với Sái Thuận “Tài tôi nhỏ mọn, đâu dám so sánh với ngài trong muôn một. May mà gặp được tiên triều, hằng chầu hầu nghiên bút, cho nên mới thông lề luật, chắp nối thành bài. Một hôm tôi nhân đi chơi núi Vệ Linh, tức là nơi đức Đổng Thiên vương bay lên trời, tôi có đề rằng:

Vệ Linh xuân thụ bạch vân nhàn, Vạn tử thiên hồng diệm thế gian.

Thiết mã tại thiên danh tại sử, Anh uy lẫm lẫm mãn giang san.

Dịch:

Vệ Linh mây trắng tỏa cây xuân, Hồng tía muôn hoa đẹp cảnh trần.

Ngựa sắt về trời, danh ở sử, Oai thanh còn dậy khắp xa gần.

Sau vài tháng, bài ấy truyền khắp trong cung, đức Hoàng thượng rất là khen ngợi, ban cho một bộ áo.

Lại một hôm, Hoàng thượng ngự ở cửa Thanh Dương, sai quan Thị thư họ Nguyễn làm bài từ khúc uyên ương. Bài làm xong nhưng Hoàng thượng không vừa ý, ngoảnh bảo tôi rằng:

-Văn nàng cũng hay lắm, hãy thử đem tài hoa gấm cho trẫm xem nào. Tôi vâng mệnh, cầm bút làm xong ngay, có hai câu cuối thế này:

Ngưng bích phi thành kim điện ngõa, Trứu hồng chức tựu Cẩm Giang la.

Dịch:

Biếc đọng kết nên ngói đền vàng, Hồng châu dệt thành lụa Cẩm Giang.

Hoàng thượng khen ngợi hồi lâu, ban cho 5 đĩnh vàng, lại gọi là "Phù gia nữ học sĩ". Từ đó tôi nức tiếng đương thời, được làng văn mặc coi trọng, đại khái đều do sức giúp của đấng Tiên hoàng cả”. Lê Thánh Tông đã trọng dụng người tài không phân biệt nam nữ như tư tưởng phong kiến bấy giờ, một người có tư tưởng tiến bộ, có tầm nhìn xa như thế hỏi sau không phải là một minh quân? Hỏi sau, khi mất đi, Ngô Chi Lan không những làm một bài văn tế ca ngợi công đức mà còn hết lòng phụ giúp triều chính, hầu hệ người kế nhiệm là Lê Hiển Tông

“Ba chục năm hơn ngự điện vàng, Chín châu bốn bể gội ân quang. Quy mô Hoàng đế trời cao cả, Bờ cõi đông tây đất mở mang. Tuyết hộ xe loan mờ mịt bóng, Hoa phô vườn cấm bẽ bàng hương. Quân thiều đêm vắng mơ thường thấy,

Xa ngóng Kiều Sơn lệ mấy hàng”.

Ngoài Lê Thánh Tông anh minh, Giản Định yêu nước, Truyền kỳmạn lụccòn đề cập đến một Trần Phế Đế được ghi trong Đại Việt Sử ký toàn thư “u mê, nhu nhược, không làm nổi việc gì, uy quyền ngày càng về tay kẻ dưới , xã tắc lung lay, đến thân mình cũng không giữ được” và hai cha con Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương mang tiếng cướp ngôi khi truất ngôi nhà Trần, tự lập làm vua, sáng lập nhà Hồ.

Trần Phế Đế là hoàng đế thứ mười của nhà Trần trong lịch sử phong kiến. Theo sử sách, khi quân Chiêm Thành sang xâm lược nước ta, Phế Đế cùng thượng hoàng Nghệ Tông không lo tìm cách chống giặc cũng không lo phòng bị trong kinh thành mà chỉ lo đem của cải đi giấu. Phế Đế mở khoa thi không phải để tìm nhân tài mà để tìm người khỏe mạnh gia nhập quân đội, lại tin dùng Hồ Quý Ly, đến khi nhân rõ âm mưu của Quý Ly thì không tài nào làm gì được, đến nổi bị Nghệ Tông nghe lời Quý Ly giết hại. Phế Đế xuất hiện trong Truyền kỳmạn lụcở truyện Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang, là một ông vua ham mê săn bắn, tiệc tùng “năm Bính Dần (1386), vua Trần Phế Đế đi săn, đỗ lại trên bờ bắc sông Đà, đêm mở bữa tiệc ở trong trướng”, giao cho Quý Ly “thay mặt”thiên tử” toàn quyền tiếp khách đến cầu kiến.

Hồ Quý Ly là người sáng lập ra triều Hồ, niên hiệu là Thánh Nguyên. Sau ông nhường ngôi cho Hồ Hán Thương. Cả Quý Ly và Hán Thương đều là người có tài, có một số tư tưởng tiến bộ so với bấy giờ về chính trị, kinh tế nhưng bị mang tiến là cướp ngôi nên nhà Hồ tồn tại chỉ có sáu năm tồn tại (1401 – 1407), Quý Ly và Hán Thương sau bị quân Minh bắt và giết hại ở Trung Quốc, và bị người đời chê trách nhiều điều, đặc biệt là những Nho sinh phong kiến thời bấy giờ như Nguyễn Dữ. Nên ngoài kết cục của nhà Hồ được Nguyễn Dữ “nhắc trước”trong chuyện Chuyện người nghĩa phụ Khoái Châu “Thiếp thường theo chầu tả hữu Đức Bà ở đây, được trộm nghe chư tiên nói chuyện với nhau, bảo Hồ triều sẽ hết vào năm Bính Tuất”, thì Quý Ly xuất hiện trong Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang và Hán Thương xuất hiện trong Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na đều nhận được những lời bình không hay từ phía tác giả “Cuộc nghịluận ở Đà Giang, cớ sao loài người mà lại phải chịu thua loài vật? Cái đó là vì có duyên cớ. Bởi Quý Ly tâm thuật không chính, cho nên giống yêu quái ở trong loài vật mới có thể đùa cợt như vậy” “Tuy nói việc táng bại của nhà Hồ,

đúng như là bói cỏ, bói rùa, nhưng chẳng qua là nghiệm với lẽ trời, chứng với lòng người, nói nhiều may ra thì tin, đó là cái lẽ đời như vậy. Kẻ làm vua chúa nên lấy sự chính lòng mình để làm cái gốc chính triều đình, chính trăm quan, chính muôn dân, đừng để cho kẻ xử sĩ phải bàn ra nói vào là tốt hơn cả”.

Nhân vật “quan” chốn phàm gian xuất hiện trong Truyền kỳ đa phần đều là người tài ít mà tật nhiều. Trịnh Thái thú trong Chuyện đối tụng ở Long cung thì đau lòng vì vợ bị bắt đến nỗi từ quan về quê để nhớ thương vợ; Nguyễn Trung Ngạn là một nhân vật có thật trong lịch sử, được xem là bậc đại thần có công lớn đối với nhà Trần, xuất hiện trong Chuyện nàng Túy Tiêuvới hình ảnh người “tặng”Túy Tiêu cho Nhuận Chi sau một đêm tiệc linh đình vì yêu mến tài năng Nhuận Chi; Phùng Lập Ngôn trong

Chuyện người nghĩa phụ ởKhoái Châulà quan Thiêm thư dù tính thẳng thắng nhưng có lối sống ngược với cha Nhị Khanh là Từ Đạt – quan tại thành Đông quan “Phùng

giàu mà Từnghèo; Phùng xa hoa mà Từtiết kiệm; Phùng chuộng dễdãi mà Từ thì giữ lễ”, triều thần trong truyện thì kết bè kết phái, hãm hại những ngườimình không thích

“gặp khi vùng NghệAn có giặc, triều đình xuống chiếu kén một viên quan giỏi bổ vào cai trị. Đình thần ghét Lập Ngôn tính hay nói thẳng, ý muốn làm hại, bèn hùa nhau tiến cử […] nghiêm đường vì tính nói thẳng mà bị người ta ghen ghét, không để ở lại nơi khu yếu, bề ngoài vờ tiến cử đến chốn hùng phiên, bên trong thực dồn đuổi vào chỗ tử địa”; Bạch tướng quân trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu và Trụ quốc họ Thân trongChuyện nàng Túy Tiêu thì lợi dụng quyền thế, tiềnbạc để ép buộc, cướp đoạt vợ người ; trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị, Nguyễn Dữ đã để lại lời bình cho quan hành khiển Ngụy Nhược Chân “Thế còn Nhược Chânthì hẳn là không có lỗi chăng ? Đáp rằng làm quan mà như thế, còn gì gọi là chính gia

được nữa! Mầm vạ mọc lên, suýt nữa hãm váo bước nguy khốn, chính minh làm mình chịu, không đáng lấy làm lạ chút nào”. Lý Hữu Chi có lẽ“đại diên tiêu biểu” cho

tầng lớp quan lại tài thì ít tật thì nhiều: “Người huyện Đông Thành là Lý Hữu Chi cũng do chân một người làm ruộng nổi lên, tính vốn dữ tợn nhưng có sức khỏe, giỏi đánh trận, Quốc công Đặng Tất tiến cử cho Lý được làm chức tướng quân, sai cầm một cánh hương binh đi đánh giặc. Quyền vị đã cao, Lý bèn làm những việc trái phép, dựa lũ trộm cướp như lòng ruột, coi người nho sĩ như cừu thù, thích sắc đẹp, ham tiền tài, tham lam không chán, lại tậu ruộng vườn, dựng nhiều nhà cửa, khai đào đồng nội để

làm ao, dồn đuổi xóm giềng cho rộng đất, đi kiếm những hoa kỳ đá lạ từ bên huyện khác đem về. Người trong vùng phục dịch nhọc nhằn, anh nghỉ thì em đi, chồng về thì vợ đổi, ai nấy đều vai sưng tay rách, rất là khổ sở, nhưng hắn vẫn điềm nhiên không chút động tâm”. Khi thầy tướng sốcho Hữu Chi biết trước họa phúc và khuyên:

“Gốc ác đã sâu, mầm vạ sắp nẩy. Cái kế cần kíp ngày nay chỉ còn có đuổi hết hầu thiếp, phá hết vườn ao, trút bỏ binh quyền, quy đầu phúc địa, tuy tội chưa thể khỏi được, nhưng cũng còn có thể giảm trong muôn một.

Lý ngẫm nghĩ lúc lâu rồi nói:

- Thôi thầy ạ,tôi không thể làm thế được. Có ai lại vì lo cái vạ sau này chưa chắc đã có, mà vứt bỏ những cái công cuộc sắp thành làm hì hục trong mấy năm bao giờ. Sau đó hắn càng làm những sự dâm cuồng, chém giết, không kiêng dè gì cả”. Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo:

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo”

Phục nhân phải phục nhân tâm, không phải bằng bạo lực. Hữu Chi ỷ lại, lợi dụng quyền thế mà mình may mắn đạt được cùng với bạo lực “Ta đã có binh lính, có đồn lũy, tay không lúc nào rời qua mâu, sức có thể đuổi kịp gió chớp, trời dù có giỏi cũng sẽ phải tránh ta không kịp, còn giáng họa cho ta sao được” để làm nhiều điều thương thiên hại lý như ghẹo vợ người, đâm con người, chiếm ruộng của người, phá sản của người, phá mồ mã của người đời xưa, hủy đạo thường của người ruột thịt để khi chết đi phải nhận lĩnh hình phạt đau đớn tột cùng do Diêm Vương định “đó là sự càn rỡ không có chừng mực nào nữa, dù xử bằng những hình cây kiếm núi dao, nước

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 82 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)