Nhân vật vua – quan trong cõi siêu nhiên

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 74 - 82)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1.1 Nhân vật vua – quan trong cõi siêu nhiên

Nhân vật vua quan cõi siêu nhiên là sản phẩm của trí tưởng tượng của tác giả,là yếu tố “kỳ”trong tác phẩm. Thế giới nhân vật vua quan này là ước mong của tác giả, được gửi gắm qua những câu chuyện, qua những nhân vật hầu hết có thật đã được tác giả “thần kỳ hóa”.

Vua trong thế giới siêu nhiên, ngoại trừ hồn ma Hạng Vũ, đều là những người nhân nghĩa, anh minh, dù là Diêm Vương, Long Vương hay Thượng Đế.

Thượng Đế theo nghĩa đen có nghĩa là “vua ở trên cao”, là từ dùng để gọi các nhân vật thần thánh khác nhau tùy theo tôn giáo, tín ngưỡng cụ thể, thường chỉ đến vị thần cao nhất của tôn giáo hay tín ngưỡng đó. Ví dụ, trong Đạo giáo Trung Quốc, Thượng đế là Ngọc Hoàng, Thiên chúa giáo thì coi Thiên chúa là Thượng đế hay thần Allah chính là Thượng đế của những người Hồi giáo.

Truyền kỳ mạn lục được Nguyễn Dữviết trên lập trường tư tưởng Nho gia của Đạo giáo Trung quốc, vì vậy, Thượng đế cò thể hiểu là Ngọc Hoàng hay Thiên hoàng thượng đế, người cai quản cả ba cõi tiên, yêu, nhân theo quan niệm Trung Hoa.

Thượng Đế, không xuất hiện trực tiếp trong truyện, nhưng hiện lên thông qua lời kể của những nhân vật khác là một người giàu tình thương, anh minh, cương nghị và có quy tắc. Trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Nhị Khanh tâm sự với Trọng

Quỳ: “Thiếp sau khi mất đi, Thượng đế thương là oan uổng bèn ra ân chỉ, hiện thiếp được lệ thuộc vào tòa đền này, coi giữ về những sớ văn tấu đối” hay trongChuyện gã Trà đồng giáng sinh, Dương Đức Công sau khi chết đi sống lại đã kể:

“Ta vừa đến một chỗ thành đèn vách sắt, toan bước chân vào thì có một viên chức ngăn lại. Viên ấy dẫn ta đi sang phía hữu, thấy có những cửa đỏ biển son. Vén áo đi vào cửa này thì thấy san sát những tòa rộng dẫy dài, có đến hơn trăm người thắt đai đứng hầu sau trước. Giữa có hai vị mặc áo bào tía ngồi đối diện nhau ở bên một cái

án, đưa mắt cho viên chức kia bảo lấy sổ son của họ Dương ra xem, một lát hai vị cùng nhìn nhau bảo rằng:

- Dương gian thật không có người nào được thế, cứu sống cho mọi người nhiều lắm. Chỉ tiếc hưởng tuổi không dài và dòng sau không người nối dõi. Người như thế mà không biểu dương thì làm sao khuyến khích cho kẻ khác được; ta sẽ phải tâu lên

Thượng đế.

Bèn truyền cho Đức công hẵng xuống tạm nghỉ ở cái hành lang phía đông. Chừng độ nửa ngày, hai vị ấy lại sai dẫn Đức công vào, bảo rằng:

-Nhà ngươi ngày thường vốn có tiếng là người lương thiện. Thượng đế khen ngợi, ban cho một người con trai tốt và cho sống lâu thêm hai kỷ nữa. Nên mau về đi mà cố gắng làm thêm điều âm đức, đừng bảo là trên cõi minh minh không biết gì đến”.

Long Vương được xem là vua của biển cả. Trong thần thoại Hi Lạp, Poseidon chính là Long Vương, là vị thần cai quản toàn bộ biển cả, anh trai của Zeus – chúa tể các vị thần và là em của Hades – thần Địa ngục, là một nhân vật đầy quyền năng đầu người mính cá và gắn liền với cây đinh ba. Còn trong thần thoại Trung Quốc, thì Long Vương dù là vua của biển cả nhưng chịu sự cai quản của Ngọc Đế, gồm bốn người cai quản bốn vùng biển Đông, Tây, Nam, Bắc gọi là Đông Hải Long Vương, Tây Hải Long Vương, Nam Hải Long Vương, Bắc Hải Long Vương, với hình ảnh mình người đầu rồng, xuất hiện khá nhiều trong Tây Du Ký – một trong Tứ đại danh tác Trung Quốc. Long Vương trong Truyền kỳ mạn lục chỉ xuất hiện trong Chuyện đối tụng ở Long cung, làm nhiệm vụ xét xử cho vụ kiện của Trịnh thái thú với thần Thuồng luồng. Long vương hiện ra trước mắt người đọc qua câu chuyện là một người nghiêm nghị, oai phong, công bằng trong xét xử, và chịu lắng nghe ý kiến của quần thần để kết quả được công bằng và tốt đẹp nhất . Hình ảnh Long Vương hiện lên trong mắt Trịnh thái thú cũng như người đọc là “trên đền có một vịvua mặc áo tinh hồng, mang đai ly châu, quần thần đứng chầu chực hai bên không biết bao nhiêu mà kể. Trịnh quỳ dài xuống mà tâu bày mọi nỗi, lời rất thê thảm. Đức vua ngoảnh nhìn vào một viên đứng bên phía tả, giục thảo trát đòi. Rồi có hai người lính vượt không ra đi. Chừng độ nửa ngày, hai người lính áp giải đến một người đàn ông, thân thể vạm vỡ, mũ đỏ mặt đen, râu ria đâm tua tủa như rễ tre vậy, ragiữa sân mà quỳ rạp xuống. Đức vua mắng rằng:

-Tước không cho nhảm, phải đợi người công lao, hình không dùng xằng, để trị kẻ gian nhũng. Như nhà ngươi trước có công lao, nên ta cho coi giữ một phương, vì dân che chở. Vậy mà ngươi giở thói dâm ngược, như thế là trừ tai ngừa hoạn cho dân đấy ư?”.

Đều Long Vương muốn qua cuộc xét xử không chỉ là bảo vệ và trả lại sự công bằng cho người ngay mà quan trọng hơn là dù thắng hay thua, mọi người đều tâm phục khẩu phục. Vậy nên, khi thần Thuồng luồng một mực chối tội, hai bên lời qua tiếng lại, Long Vương bèn cho mời Dương thị ba mặt một lời. Sự thật phời bày, thần Thuồng luồng đến giờ mới chịu nhận tội. Lúc này, có công thì thưởng, cótội thì phạt, Long Vương đã làm tốt vai trò của người “cầm cân”: “Đức vua cảgiận nói:

-Không ngờ thằng giặc kia lại gian hoạt đến như thế. Bên trong thì làm sự dâm dật, mặt ngoài thì già họng chối cãi. Việc ấy nỡ làm thì dù đem xử tử cũng không đáng tiếc.

Bấy giờ có một người mặc áo bào xanh hiệu là Chính hình lục sự, tâu rằng: “Thần nghe: vì tình riêng mà ban thưởng, thưởng sẽ không công, đương lúc giận mà xử hình, hình tất quá đáng. Duỗi co vốn khác, châm chước mới nên. Đem cái tài vuốt nanh, giữa cái trách phên giậu, tự hắn dẫu gây nên tội nghiệt, với dân cũng có chút công ân. Có tội phải gia hình, tuy đã cam bề vạn tử; đem công mà trừ lỗi, cũng còn mong được toàn sinh. Xin khoan cho tội tru di, hãy giam vào ngục đen tối”.

Đức vua khen phải, bèn phê phán rằng:

-Mảng nghe: Đời người như khách trên đường, kẻ trước đi qua mà kẻ sau tiếp đến; đạo trời không sai tơ tóc, làm lành được phúc mà làm ác chẳng yên. Lệ luật không mờ, cổ kim vẫn thế. Nay nhà ngươi vốn do huân phiệt, lạm giữ phương ngung. Lẽ nên linh hiển, để tỏ đức rồng, sao được tà dâm, làm theo nết rắn. Sự càn rõ ngày càng quá tệ, luật công minh tất phải thi hành. Than ôi, vợ người cố chiếm, đã rất mực mê cuồng, phép nặng không dong, để răn phường gian ác. Dương thị kia, nết tuy đáng trỏ, tình cũng khá thương; thân nên về với tiền phu, con để trả cho hậu phu. Mấy lời phê phán, lập tức thi hành”.

Trong ba vị vua của ba cõi thì Diêm Vương – vua của cõi âm là người xuất hiện nhiều nhất trong Truyền kỳ mạn lục. Diêm Vương là chúa tể cai quản địa ngục, trong thần thoại Hi Lạp là thần Hades, thần Pluto trong thần thoại La Mã và thần Osiris

trong thần thoại Ai Cập. Trong Đạo giáo, Địa Tạng Vương bồ tát chưởng quản cõi U Minh, dưới Ngài là Phong Đô đại đế cai quản Thập điện Diêm Vương. Trong huyền thoại của Phật giáo, Diêm Vương nguyên là vua của xứ Vệ-xá-lí, được tái sinh sau khi tử trận. Diêm vương tuy cai trị Địa ngục nhưng chịu sự cai quản của Thượng đế như Long Vương, sống có đạo lý, có quy y Phật. Là hình ảnh nhắc nhở con người phải sống có đạo lí, lễ nghĩa.

Diêm Vương trong Truyền kỳmạn lụcthường xuất hiện với vai trò người xét xử, định tội. Trong Chuyện yêu quái Xương giang, ông đã xử họ Hoàng thắng kiện Thị Nghi, Thị Nghi bị bắt và chịu trừng phạt nặng nề nơi địa ngục, họ Hoàng được tha về nhưng giảm thọ một kỷ: “Không ngờ cái nhãi, mà dám đảo điên, đã làm sựdâm tà lại còn toan kiện bậy. Vậy nên đem tống giam vào ngục”,“Nhà ngươi theo đòi nho học, đọc sách thánh hiền, trải xem những sự tích xưa nay, há không biết lời răn sắc đẹp, cớ sao lại đi vào con đường ấy!

Liền cầm bút phê rằng: Bỏ nết cương cường, theo đường tà dục, giảm thọ một kỷ”. Trong Chuyện Lý tướng quân, Diêm Vương đã thưởng phạt phân minh công – tôi của những người trên trần gian: “Trên điện có một vị vua, bên cạnh đều những người áo sắt mũ đồng tay cầm phủ việt đồng mác, dàn ra hàng lối đứng chầu chực rất là nghiêm túc. Chợt thấy bốn vị phán quan từ bên tả vu đi ra mà một viên tức là Nguyễn Quỳ. Bốn viên này tay đều cầm thẻ, quỳ đọc ở trước án son. Một viên đọc: -Viên quan kia tên là Mỗ ở đời cứng vuông, không kiêng sợ kẻ quyền quý; tước vị càng cao, càng biết khiêm nhường, rồi lại biết quên mình để chết vì việc nước, làm rạng rỡ cho nước nhà. Thần xin tâu lên Đế đình, cho người ấy được làm tiên. Một viên nói:

-Ở nhà kia có tên Mỗ, vốn người tham bẩn, hối lộ dập dìu; lại lấy lộc trật mà hợm hĩnh ngông nghênh, khinh miệt những người có đức, chưa từng cất nhắc kẻ hiền sĩ để giúp việc nước. Thần xin chuyển báo cho tòa Nam tào tước bỏ tên ra. Một viên nói:

-Ở châu kia có người họ Hà gắng sức làm thiện, hàng ngày trong nhà thường phải thiếu ăn, gần đây nhân sau hồi binh lửa, tật dịch nổi lên, người ấy lại cho đơn cấp

thuốc, số người nhờ thế mà khỏi chết đến hơn một nghìn. Thần muốn xin cho người ấy thác sinh vào nhà có phúc, hưởng lộc ba đời, để báo cái ơn đã cứu sống cho nhiều người.

Một viên nói:

-Ở thôn kia có gã họ Đinh, bất mục với anh em, chẳng hòa với tông tộc, thừa dịp các cháu bé dại chữa lại chúc thư để chiếm cướp lấy cả ruộng nương, khiến họ không còn có miếng đất cắm dùi. Thần muốn bắt người ấy phải thác sinh vào nhà kẻ hèn, đói khát, nằm vạ vật ở ngòi rãnh, để bõ với sự đã đi tranh cướp của người.

Đức vua đều y theo lời tâu

“Kẻ kia ghẹo vợ người, đâm con người, tội nên xử thế nào? Đức vua nói:

-Đó là vì hắn đắm chìm trong bể ái, nên lấy nước sôi rửa ruột để cho tình dục không sinh.

[…] Kẻ kia chiếm ruộng của người, phá sản của người nên xử thế nào? Đức vua nói:

-Đó là vì suối tham dìm nó, nên lấy lưỡi trủy thủ moi ruột để cho lòng tham không nổi lên nữa.

[…] Đến như phá mồ mả của người đời xưa, hủy đạo thường với người ruột thịt, nên xử thế nào?

Đức vua im lặng lúc lâu rồi nói:

- Đó là sự càn rỡ không có chừng mực nào nữa, dù xử bằng những hình cây kiếm núi dao, nước đồng gậy sắt cũng chưa đủ thỏa. Vậy chỉ nên áp giải vào ngục Cửu U lấy dây da chét lấy đầu, lấy dùi lửa đóng vào chân, chim cắt mổ vào ngực, rắn độc cắn vào bụng, trầm luân kiếp kiếp, không bao giờ được ra khỏi.”

Công việc xét xử, trả lại công bằng, thưởng phạt định tội là chức trách, nhiêm vụ của Diêm vương. Ngoài làm đúng và tốt nhiệm vụ, chức trách, Diêm vương còn tỏ

ra tinh tường, sáng suốt khi tuyển chọn người tài vào làm việc cho âm ti. Trong

Chuyện tướng Dạ Xoa,Văn Dĩ Thành được làm tướng DạXoa là vì:“mệnh lệnh của đức Diêm vương. Vì ngài thấy ông là người cương nghị, định đem phẩm trật tặng cho, chứ không làm gì phiền ông đâu, đừng nên từ chối”. “Dưới Diêm La tuyển người không khác gì tuyển Phật, không thể đút lót mà được hay cầu may mà nên”, hơn nữa

chức tướng Dạ Xoa Diêm Vương trao cho Văn Dĩ Thành có “cái quyền hành sát phạt, ủy cho những tính mệnh sinh linh, trách nhiệm lớn lao, không như mọi quan chức khác”, Dĩ Thành đâu dễ dàng mà được Diêm Vương ưu ái nếu không “giữ mình cương chính, tuy hèn mọn cũng được cất lên, ở nết gian tà, tuy hiển vinh cũng không kể đến” lại còn “Sứ quân oai vọng lẫy lừng, ngài đã biết tiếng, lại nhân chúng tôi hết sức tiến cử, nên ngài định cử Sứ quân vào chức lớn ấy”.

Dù đôi khi Thượng Đế bị bưng bít, Diêm Vương hồ đồ, nhưng xét một cách tổng thể thì những người “cầm cân”, những người đứng đầu thế giới siêu nhiên trong Truyền kỳ mạn lục đều là những người sáng suốt, oai nghiêm và có quy tắc. Đó là chính là những phẩm chất cần thiết của một vị vua anh minh mà Nguyễn Dữ mong muốn.

Hạng Vũ là một trường hợp đặc biệt trong truyện, là Tây Sở Bá Vương thời Chiến Quốc, là người có công diệt Tần và tranh chấp thiên hạ với Hán Cao Tổ Lưu Bang đầu thời nhà Hán theo sử sách Trung Hoa. Giấc mơ của Hồ Thôn Thốc về cuộc nói chuyện giữa mình cùng Hạng Vũ “Tuy chê chính sách bạo lực của Hạng Vũ nhưng cũng vạch trần thủ đoạn xảo trá bất nhân của Lưu Bang, có thể gọi là một đoạn sử hình nghiêm khắc, đối chọi với ngòi bút tán tụng của Tư Mã Thiên và cũng là một bản án buộc tôi chung các triều đình phong kiến”.Người cầm đầu vì tranh giành thiên hạ, vì quyền lợi của bản thân mà không tiếc hi sinh tính mạng của hàng ngàn vạn binh sĩ. Có thể cả Hạng Vũ và Lưu Bang đều được gọi là anh hùng thời Chiến quốc, nhưng xét trên khái cạnh của một vị vua thì họ đã là một vị vua không tốt. Hạng Vũ có tài nhưng bồng bột, hiếu thắng, ít kinh nghệm chính trị lại một lòng say đắm Ngu Cơ nên không thể đấu lại một Lưu Bang gian xảo, không có tài cầm quân nhưng có bãn lĩnh chính trị rất cao. Tuy vậy, Lưu Bang xuất thân từ nông dân, tính ham chơi, mê rượu và gái, ngạo mạn kinh người không biết yêu thương binh sĩ, cả hậu cung cai quản còn không xong, để Lữ Trĩ làm nhiều điều tàn độc, tề gia không được thì lấy gì trị quốc,

vạch rõ chế độ phong kiến, nhà nước phong kiến, các vị anh hùng từng rất được ca tụng, tán dương.

Quan trong thế giới siêu nhiên thường được người trần gian gọi là thần linh và được thờ trong đền miếu. Có thời gian, “tục tin thần quỷ, thần từ, phật tửchẳng đâu là không có. Các chùa như chùa Hoàng Giang, chùa Đồng Cổ, chùa An Sinh, chùa An Tử, chùa Phổ Minh, quán Ngọc Thanh dựng lên nhan nhản khắp nơi; những người cắt tóc làm tăng làm ni, nhiều gần bằng nửa số dân thường… sự sùng thượng lại càng quá lắm. Chùa chiền dựng lên, làng lớn có đến hơn mười nơi, làng nhỏ cũng chừng năm, sáu. Bao ngoài bằng rào lũy, tô trong bằng vàng son, phàm người đau ốm, chỉ tin theo ở sự hư vô; gặp các tuần tiết thì đàn tràng cúng vái rất là rộn rịp”.

Những người tốt, biết đạo đức, lễ nghĩa, ăn ở thủy chung, hiếu hạnh như Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Văn Dĩ Thành trong Chuyện tướng Dạ Xoa, Dương Trạm trong Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Tiên Tào, Nguyễn Quỳ trong Chuyện Lý tướng quân,…sau khi thác đều trở thành thần tiên, phục vụ cho cõi siêu nhiên và giúp đỡ con người trần thế, nhất là gia đình, người thân của mình. Nàng Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu “sau khi mất đi, Thượng đế thương là oan uổng bèn ra ân chỉ, hiện thiếp được lệ thuộc vào tòa đền này,

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)