phương
Để việc thực hiện các quy định của ngành được thực hiện tốt thì công tác kiểm tra, giám sát đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện tốt thì trước tiên phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và các địa phương trong công tác thực hiện các quy định của ngành.
Ngoài ra, các Bộ, ngành cần phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:
- Tăng cường thanh tra việc thực hiện các quy định theo ngành và lĩnh vực
của các địa phương. Xây dựng cơ chế tự thanh tra, kiểm tra trong nội bộ cơ quan, tổ
chức nhà nước; đề cao trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, của các cấp chính quyền đối với mọi cơ quan, tổ chức trên địa bàn và lãnh thổ. Thực hiện tốt công tác thanh tra không chỉ giúp cho các Bộ, ngành quản lý tốt việc thực hiện các quy định của mình tại các địa phương mà còn giúp các Bộ, ngành nhìn nhận ra những thiếu sót và có phương hướng bổ sung và hoàn thiện các quy định của mình.
- Tăng cường đào tạo cán bộ thanh tra có trình độ chuyên môn cả về số
lượng và chất lượng. Hiện tại số lượng cán bộ thanh tra ngành vẫn đang thiếu
rất nhiều không đủ đáp ứng nhu cầu công việc của các Bộ, ngành. Điều này hạn chế rất nhiều công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của ngành tại các địa phương.
- Rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật để từ đó khắc phục những thiếu sót và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về thanh tra, kiểm
tra các quy định của ngành nói chung và thanh tra nói chung. Làm tốt công
việc này sẽ giúp cho các Bộ, ngành và chính quyền các địa phương phối hợp tốt hơn trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của ngành tại địa phương.
- Phối hợp chặt chẽ trong việc thanh tra giữa các địa phương và Bộ,
ngành liên quan khi cần phải kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định
46
các đoàn kiểm tra, thanh tra của Bộ, ngành khi Bộ, ngành kiểm tra thanh tra việc thực hiện các quy định của mình tại các địa phương. Tránh tình trạng “mẹ hát con khen hay” của các địa phương việc kiểm tra, giám sát của các Bộ, ngành, nhằm bao che cho những vi phạm tại các địa phương trong việc thực hiện các quy định của ngành.
- Cần tăng cường sự giám sát của các Bộ, ngành trong việc ban hành các
quyết định, thông tư, chỉ thị hướng dẫn cho các địa phương trong việc kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các quy định của ngành ngay tại địa phương mình. Nêu
cao tinh thần tự quản của các địa phương trong thực hiện công việc của ngành tại địa phương mình.
- Xử lý tốt những sai phạm xảy ra tại các địa phương trong việc thực hiện
các quy định của ngành. Để xử lý tốt việc này thì các Bộ, ngành và các địa
phương phải kết hợp một cách chặt chẽ trong việc phát hiện sai phạm và xử phạt sai phạm theo quy định của ngành và theo quy định của pháp luật. Làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho việc xử lý đúng đối tượng và xử lý đúng tội và hình phạt tương xứng với hành vi sai phạm tại các địa phương.
47
KẾT LUẬN
Quản lý ngành, chức năng là hoạt động quản lý trong một ngành, một lĩnh vực nhất định, hoạt động quản lý này không diễn ra trên một phạm vi vùng lãnh thổ nhất định mà nó được thực hiện ở tất cả các địa phương. Tuy nhiên mỗi địa phương lại có sự phát triển khác nhau về điều kiện văn hóa, chính trị xã hội và có những đặc thù riêng, do đó sự phát triển của ngành ở mỗi địa phương là khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay, khi Nhà nước ta không ngừng cải cách nền hành chính, hướng tới xây dựng một bộ máy hành chính ở các địa phương thực sự vững mạnh bằng việc đẩy mạnh phân cấp quản lý. Việc phân cấp quản lý đã tạo ra được những thành quả đáng kể trong việc phát huy thế mạnh của đia phương nhưng mà nó lại dẫn đến tình trạng có sự phát triển không đồng đều ở các địa phương. Như vậy, để đảm bảo có sự phát triển một cách thống nhất thì việc kết hợp giữa quản lý ngành với quản lý theo địa phương thực sự là cần thiết.
Trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu thì sự kết hợp này còn bộc lộ những hạn chế nhất định, dẫn đến địa phương có những quy định không phù hợp với quy định của Bộ, ngành, …các văn bản của địa phương còn mang tính cục bộ địa phương, các văn bản của ngành thì thiếu tính khả thi. Như vậy, cần phải đẩy mạnh sự kết hợp để khắc phục những hạn chế nêu trên. Hơn nữa, sự kết hợp giữa cơ quan quản lý ngành, chức năng với quản lý theo địa phương đòi hỏi một cách toàn diện, phải được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực, có như vậy nó mới bảo đảm được hoạt động quản lý hành chính nhà nước đạt hiệu quả cao và thống nhất trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên, trong một số hoạt động quản lý quan trọng, thì sự kết hợp vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định mà đã làm suy giảm hiệu quả quản lý hành chính nhà nước dẫn đến chồng chéo, không thống nhất giữa các ngành, các cấp trong việc thực hiện dẫn tới những hạn chế nhất định. Để khắc phục tình trạng này thì các Bộ, ngành và các địa phương cần có sự thống nhất trong việc triển khai và thực hiện các quy định của ngành tại địa phương sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của các địa
48
phương, từ đó mới phát huy hết khả năng của các địa phương trong việc thực hiện các quy định của ngành. Đặc biệt địa phương và các Bộ, ngành cần phải chỉ đạo sát sao việc thực hiện công tác quản lý của các Sở, và thông qua các Sở tăng cường hơn nữa sự kết hợp giữa các Bộ và địa phương trong việc thực hiện các quy định của ngành đạt hiệu quả cao hơn.
Nguyên tắc quản lý ngành, chức năng kết hợp với quản lý theo địa phương là một trong các nguyên tắc quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước, khi tiến hành hoạt động quản lý các chủ thể quản lý phải đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc này. Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước, thì việc kết hợp quản lý giữa cơ quan quản lý ngành, chức năng với cơ quan quản lý theo địa phương cần được thực hiện một cách thống nhất. Các Bộ, ngành và các địa phương cần thường xuyên trao đổi và đóng góp ý kiến cho nhau trong việc thực hiện các quy định của ngành tại địa phương, cũng như trong việc ban hành văn bản hay quy định của ngành tại các địa phương. Tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của ngành tại các địa phương. Thực hiện tốt công tác này sẽ nâng cao hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý ngành và địa phương nói riêng trong giai đoạn hiện nay./.
49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam 2008 - Trường đại học Luật Hà Nội - NXB Công an nhân dân;
2. Giáo trình Luật Hành chính, khoa Luật trường đại học Quốc Gia Hà Nội; 3. Từ điển giải thích từ ngữ Luật học - Trường đại học Luật Hà Nôi - NXB
Công an nhân dân;
4. Từ điển tiếng Việt, NXB Giáo dục, H.1994
5. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980;
6. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001);
7. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (Ngày 18 tháng 12 năm 1986);
8. Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2003;
9. Quyết định số 79/2007/QĐ-UBND ngày 11/07/2007 về việc ban hành quy định Cấp giấy phép xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội; 10. Nghị định 84/2007/NĐ-CP ban hành ngày 25/5/2007 Quy định bổ sung về
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, và giải quyết khiếu nại về đất đai;
11. Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT về việc hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường do Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
50
13. Xé rào ưu đãi đầu tư của các tỉnh trong bối cảnh mở rộng phân cấp ở Việt Nam” “Sáng kiến” hay “lợi bất cập hại”? - UNDP Việt Nam (Vũ Thành Tự Anh, Lê Viết Thái, Võ Tất Thắng);
14. http://vietbao.vn/tp/Xe-rao-uu-dai-dau-tu/103241/
15. http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2008/9/165548/
16. http://www.vietnamnet.vn/xahoi/event/11041/
17. http://www.hanoimoi.com.vn/vn/35/98576/