3. Vai trò của nguyên tắc quản lý ngành, chức năng kết hợp với quản lý theo địa
2.3. Bất cập trong hoạt động kiểm tra giám sát thực hiện các quy định của ngành tạ
lý mình giao phó.
Từ thực tế này, các địa phương và các Bộ, ngành cần phải chỉ đạo sát sao việc thực hiện công tác quản lý của các Sở, và thông qua các Sở tăng cường hơn nữa sự kết hợp giữa các Bộ và địa phương trong quản lý hành chính nhà nước nói chung và trong việc thực hiện nguyên tắc quản lý ngành, chức năng kết hợp với quản lý theo địa phương nói riêng đạt hiệu quả cao hơn.
2.3. Bất cập trong hoạt động kiểm tra giám sát thực hiện các quy định của ngành tại địa phương. ngành tại địa phương.
Hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động của ngành tại các địa phương được các Bộ, ngành và chính quyền các địa phương phối hợp thực hiện tương đối tốt. Nhiều vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời. Quan trọng là việc thực hiện các quy định của ngành tại các địa phương, cũng như việc kết hợp giữa các địa phương đã có những thành công bước đầu, góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế tại các địa phương.
Bên cạnh những thành tựu kể trên thì vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu xót trong hoạt động kiểm tra, giám sát của ngành tại các địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường, hiện đang là vấn đề mà còn rất nhiều sai phạm và công tác giám sát kiểm tra của Bộ, ngành trong lĩnh vực này còn nhiều điều phải nói đến. Hàng loạt sai phạm trong việc thực hiện quy định của Bộ, ngành về môi trường của các địa phương không được phát hiện và xử lý kịp thời. Khi hậu quả xảy ra rồi thì lúc đó Bộ, ngành và địa phương mới bắt tay vào thanh tra, kiểm tra, giám sát. Đánh giá một cách tổng thể công tác kiểm tra, giám sát của Bộ, ngành đối với việc thực hiện các quy định của ngành mình tại các địa phương là còn nửa vời, và thiếu sự kết hợp chặt chẽ giữa các địa phương và các Bộ, ngành trong việc phát hiện và xử lý sai phạm. Vai trò của các địa phương và các Bộ, ngành
36
trong công tác kiểm tra, giám sát vẫn chưa được phát huy. Các địa phương quản lý công việc liên quan đến các quy định của ngành chưa được sát sao. Trực tiếp là các Sở thực hiện công tác kiểm tra không tốt, với tư cách là công tác giúp việc cho chính quyền địa phương nhưng hiệu quả công tác kiểm tra giám sát vẫn còn yếu kém. Đôi khi các Sở tại các địa phương còn bao che, biện hộ cho các sai phạm của địa phương mình trong việc thực hiện những quy định của ngành. Không những vậy, khi báo cáo lên cấp trên ở đây là các Bộ đôi khi các Sở còn báo cáo sai sựu thật dẫn đến công tác chỉ đạo kiểm tra, giám sát của các Bộ thực hiện không đem lại hiệu quả cao. Chúng ta có thể thấy một ví dụ điển hình trong việc thiếu sự giám sát và kiểm tra các hoạt động của ngành tại các địa phương dẫn đến hậu quả vô cùng to lớn đó là việc VeDan xả thải làm ô nhiễm sông Thị Vải. Thực tế này diễn ra trong một thời gian khá dài song việc kiểm tra giám sát của tỉnh Đồng Nai nói chung và của Bộ Tài nguyên và Môi trường nói chung đã không quan tâm một cách đúng mức để đến khi người dân sống trên lưu vực dòng sông kêu cứu thì mới có sự kiểm tra, giám sát. Theo đoàn kiểm tra Bộ Tài nguyên và Môi trường việc lắp đặt, vận hành hệ thống máy bơm và đường ống kỹ thuật xả nước thải của Công ty Vedan diễn ra từ năm 1994. Như vậy, trong thời gian gần 14 năm qua, Vedan đã xả thẳng nước thải chưa qua xử lý xuống sông Thị Vải, mà không bị phát hiện xử lý. Đoàn kiểm tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra và đưa ra kết luận về hệ thống xả nước thải mà Công ty Vedan đang vận hành là trái với quy trình kỹ thuật xử lý chất thải, không đúng với nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và đã vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Vậy mà hàng năm báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai vẫn báo cáo lên Bộ Tài nguyên và Môi trường về các tiêu chuẩn cho phép xả thải của công ty VeDan là đúng quy định. Từ thực tế trên cho thấy, công tác phối hợp thực hiện công việc của Bộ Tài nguyên và Môi trường và tỉnh Đồng nai trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Bộ về các tiêu chuẩn môi trường cho phép là chưa đạt hiệu quả cao.
37
Các Bộ, ngành giám sát các địa phương trong việc thực hiện các quy định của ngành thông qua các cơ quan chuyên môn của mình tại địa phương là các Sở. Tuy nhiên, việc thực hiện và kiểm tra của các Sở tại các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ vẫn còn thiếu chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thực tế phát sinh. Hơn nữa, việc chính quyền các địa phương và các Sở thực hiện công việc của mình chưa đạt hiệu quả. Đóng vai trò là cơ quan giúp việc cho các chính quyền địa phương, song các Sở cũng là cơ chuyên môn trực thuộc Bộ quản lý. Vì vậy, để tăng cường sự phối hợp giữa giữa các Sở và chính quyền địa phương và các Bộ, ngành trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy định của ngành tại địa phương thì trước hết các Bộ, ngành tăng cường thêm các đợt thanh tra chuyên ngành đối với các địa phương, tăng cường vai trò của các Sở trong việc thực hiện công tác kiểm tra giám sát tại địa phương.
Không chỉ trong việc giám sát các hoạt động của các địa phương trong việc thực hiện các quy định về môi trường còn yếu kém, mà ngay trong việc giám sát các khoản kinh phí sử dụng cho sự nghiệp bảo vệ môi trường tại các địa phương cũng vẫn còn nhiều sai phạm. Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính đã có thông tư liên tịch về sử dụng kinh phí cho sự nghiệp bảo vệ môi trường là 1% ngân sách Nhà nước. Nhưng trong mấy năm qua, việc chi chưa đúng và chưa hiệu quả còn diễn ra ở nhiều địa phương. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều tỉnh chỉ giữ lại 10 - 15% cho hoạt động bảo vệ môi trường ở tỉnh, phần còn lại chia cho các huyện và cũng thiếu cơ chế kiểm tra việc thực hiện các khoản chi này.Ví dụ: Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT- BTC-BTNMT có nêu chi hỗ trợ cho thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, nhưng hầu hết các địa phương, toàn bộ chi cho thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt trước đây (khi chưa hình thành ngân sách sự nghiệp môi trường được chi từ nguồn vốn sự nghiệp đô thị, thị chính) thì nay chuyển chi từ nguồn vốn sự nghiệp môi trường (nội dung này chiếm tỉ trọng rất lớn của chi sự nghiệp môi trường, nhiều địa phương chiếm tới 70-90%). Đơn cử như tỉnh Yên Bái, khoản chi này là 12,81 tỷ trên tổng số 13,11 tỷ; Thành phố Hồ Chí Minh: 697,5 tỷ trên
38
tổng là 744,6 tỷ; tỉnh Vĩnh Long: 10,2 tỷ trên tổng 16,2 tỷ… Một số hạng mục chi ở nhiều địa phương lẫn với nguồn vốn chi khác: chi cho xây dựng bãi rác, cung cấp nước sạch, quản lý hoạt động khai thác khoáng sản, sửa chữa, cải tạo kênh mương, trạm bơm thủy lợi.
Công tác kiểm tra, giám sát các địa phương của các Bộ, ngành khi đã có kết quả rồi thì một thực tế là việc ai có thẩm quyền xử lý những sai phạm đó là một trong những vấn đề mà giữa các Bộ, ngành và địa phương thường đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Một ví dụ diển hình đó là việc xử lý vụ VeDan giữa Bộ Tài Nguyên và Môi Trường và tỉnh Đồng Nai trong việc tạm đình chỉ hoạt động của VeDan. Bộ Tài Nguyên và Môi trường thì cho rằng việc này thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Đồng Nai, trong khi tỉnh Đồng Nai lại cho rằng việc này thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo Nghị định 81/2006/NĐ-CP thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh và Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, cả hai đều có thẩm quyền xử phạt đối tượng gây ô nhiễm môi trường nhưng không có chuyện cả hai xử phạt cùng một lúc hoặc người trước, người sau vì một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần, mà là người nào thụ lý vụ việc trước thì xử phạt.
Điều 42 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính quy định: “Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện”. Điều này cho thấy rằng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra quyết định xử phạt Vedan thì chỉ bộ này mới có quyền phạt bổ sung mà ở đây là “tạm thời đình chỉ hoạt động” cho đến khi doanh nghiệp này thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết. Còn trong trường hợp phải đình chỉ vĩnh viễn hoạt động, tức rút giấy phép đầu tư của Vedan thì cả Chủ tịch tỉnh Đồng Nai lẫn Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đều không có quyền vì không còn trong phạm trù xử phạt hành chính nữa và quyền này thuộc Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) là người đã cấp giấy phép đầu tư cho Vedan vào năm 1991.
39
Trên đây chỉ là ví dụ trong lĩnh vực môi trường, xong qua đó chúng ta có thể thấy rằng việc thanh tra, kiểm tra giữa các Bộ và các địa phương vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo và thiếu sự phối hợp, văn bản pháp luật của các Bộ, ngành và các địa phương cũng chưa mang tính hiệu quả cao trong thực tiễn. Không những vậy việc xử lý các sai phạm này cũng cho thấy những yếu kém trong việc kết hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong việc xử lý những sai phạm và bất cập trong quản lý những nội dung của ngành tại địa phương. Tuy không phải tất cả các lĩnh vực đều xảy ra sai phạm như trên, nhưng đây cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh cho việc kết hợp trong quản lý nhà nước giữa các Bộ, ngành và địa phương.
40
CHƯƠNGIII
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KẾT HỢP QUẢN LÝ THEO NGÀNH, CHỨC NĂNG KẾT HỢP VỚI QUẢN LÝ THEO ĐỊA PHƯƠNG.
Nguyên tắc quản lý ngành, chức năng kết hợp với quản lý theo địa phương là một trong các nguyên tắc quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước, khi tiến hành hoạt động quản lý các chủ thể quản lý phải đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc này, nếu không sẽ dẫn đến những hạn chế tiêu cực. Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước, thì việc kết hợp quản lý giữa cơ quan quản lý ngành, chức năng với cơ quan quản lý theo địa phương cần được hoàn thiện, đặc biệt trong các lĩnh vực sau: