Kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học Trung Quốc cho thấy con lai có năng suất cao hơn bố mẹ từ 21-70% khi gieo cấy trên diện tắch rộng và hơn hẳn các giống lúa lùn cải tiến tốt nhất từ 20-30% (Trần Duy Quý, 1994). Ưu thế lai trung bình (Hm) về năng suất là 73%, ưu thế lai thực (Hb) là 57% và ưu thế lai chuẩn (Hs) là 34%. Ở mùa mưa, ưu thế lai chuẩn là 22%, thấp hơn mùa khô (Virmani S.S. và cộng sự 1982, 1994). Thông báo của Yuan L.P. (1995) cho biết khảo sát trên 29 tổ hợp lai thấy có 28 tổ hợp có ưu thế thực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 với giá trị dương ở tắnh trạng năng suất (chiếm 96,5%), trong ựó có 18 tổ hợp có năng suất vượt trội ựáng tin cậy. Yuan L.P. cũng chỉ ra một số tổ hợp lai giữa các giống trong cùng loài phụ Japonica ựạt 15,7 tấn/ ha/vụ (Yuan L.P., 1995) . Các yếu tố cấu thành năng suất biểu hiện ưu thế lai cao rõ rệt, trong ựó nhiều tổ hợp có ưu thế lai cao ở chỉ tiêu số bông/khóm. Ưu thế lai về số hạt trung bình của bông cao hơn các giống lúa thường, có khối lượng hạt nặng và tỷ lệ chắc cao (Chang và cộng sự, 1971, Virmani S.S. và cộng sự 1982). Sự biểu hiện ưu thế lai cao về năng suất là do một hoặc nhiều yếu tố cấu thành năng suất có giá trị ưu thế lai cao tạo nên (Chang W.L. và cộng sự 1971, Virmani S.S. và cộng sự 1982). Ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng năng suất bình quân của lúa lai ở các tỉnh Miền Bắc phổ biến ở mức 7-8 tấn/ha/vụ, năng suất cao nhất ựạt 12-14 tấn/ha ở điện Biên, Lai Châu. Vì vậy cần ựưa nhanh tiến bộ kỹ thuật lúa lai vào sản xuất rộng và tiếp tục khẳng ựịnh các vùng sinh thái phù hợp nhất (Nguyễn Công Tạn, 2002)