Các nguyên tắc chủ yếu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phân tích cơ chế chính sách liên quan tới quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh Hạ Long, Quảng Ninh (Trang 84 - 85)

- Các chính sách QLTHVB hướng vào các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu các tác động môi trường và tài nguyên từ các dự án phát triển tại vùng bờ vịnh Hạ Long.

- Các chính sách QLTHVB hướng vào giải quyết các vấn đề nẩy sinh giữa các ngành, liên vùng, xuyên biên giới (transboundary issue), mang tính dài hạn và phục vụ phát triển kinh tế – xã hội ở vùng bờ vịnh Hạ Long.

- Các chính sách đề xuất phải phù hợp với truyền thống, phong tục, tập quán của địa phương, và phải gắn được các yếu tố này với các nhu cầu bắt buộc của QLTHVB.

- Thông qua các chính sách, cộng đồng dân cư vùng bờ vịnh Hạ Long có thể tham gia trực tiếp hơn vào quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ và vào thực hiện các chương trình hành động QLTHVB.

- Chính sách QLTHVB vịnh Hạ Long được đề xuất phải là một bộ phận cấu thành nên hệ thống chính sách QLTHVB của quốc gia và phải là một hành động thực hiện chiến lược/kế hoạch hành động quốc giavề QLTHVB.

- Chính sách QLTHVB vịnh Hạ Long được đề xuất phải thúc đẩy quá trình xây dựng quan hệ đối tác/liên minh quản lý vùng bờ theo cách tiếp cận đồng quản lý (tức là Nhà nước và các bên liên quan và nhân dân cùng làm, cùng hưởng lợi).

- Cấp huyện hoặc tương đương (TP Hạ Long) là cấp thực hiện kế hoạch QLTHVB phù hợp nhất đối với quy mô quản lý như vùng bờ vịnh Hạ Long. Vì đây cũng là không gian ven biển có thể tác động trực tiếp xuống vùng biển ven bờ; là cấp đóng vai trò là đơn vị cơ sở đối với hoạt động quy hoạch phát triển, và cũng là đối tác thực hiện các quy hoạch, chính sách và chiến lược QLTHVB của tỉnh Quảng

Ninh.

3.7.3. Đề xuất cơ chế, chính sách cho QLTHVB vịnh Hạ Long a) Các cơ chế, chính sách cho QLTHVB vịnh Hạ Long đến năm 2020

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phân tích cơ chế chính sách liên quan tới quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh Hạ Long, Quảng Ninh (Trang 84 - 85)