Nằm trong giới hạn chung của khung thể chế quốc gia, cơ cấu thể chế và cơ chế điều phối QLVB vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh phải là một bộ phận cấu thành nên khung thể chế quốc gia và cơ chế điều hành quản lý vùng bờ quốc gia.
UBND tỉnh Quảng Ninh
Sở TN&MT, các sở/ban/ngành liên quan BQL Vịnh Hạ Long UBND Thành phố Hạ Long Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng Quản lý vùng bờ vịnh Hạ Long
Nó phải thể hiện được ý chí và nguyện vọng của cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia, chịu sự chỉ đạo và điều hành của các cơ quan chủ quản cấp trên. Điều đó có nghĩa là, ngoài các mối tương tác giữa các bộ phận khác nhau của cơ cấu thể chế quản lý trong tỉnh Quảng Ninh, còn tồn tại mối quan hệ giữa các bộ phận đó với các cơ quan chủ quản cấp trung ương, cũng như các mối quan hệ với các thể chế QLVB của các địa phương khác.
Do giữa quản lý môi trường biển với QLVB có một số nét tương đồng, nên trong giai đoạn này cơ cấu thể chế quản lý môi trường được sử dụng để giải quyết lồng ghép với các vấn đề QLVB. Mối quan hệ giữa thể chế QLVB vịnh Hạ Long với thể chế QLVB hiện hành ở cấp quốc gia có thể được miêu tả như sau (Hình 3.5):
Hình 3.5: Quan hệ điều phối về QLVB vịnh Hạ Long với cấp quốc gia -Tổng cục MT -Các vụ/cục liên quan UBND tỉnh Sở TN&MT Chi cục BVMT/ Trung tâm QTMT Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam
Vụ KHCN&MT
Cơ quan QL môi trường Bộ TN&MT Các bộ, ngành khác Quốc hội Chi cục Biển và hải đảo Chính phủ
Ở cấp quốc gia, hiện có Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là cơ quan đầu mối giúp Bộ TN&MT chịu trách nhiệm về các vấn đề QLTHVB. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là cơ quan duy nhất được giao chịu trách nhiệm trực tiếp về QLTHVB ở cấp Trung ương. Theo nguyên tắc, khi tiến hành QLTHVB Tổng cục này phải tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành và thực hiện việc kiểm tra, giám sát về chuyên môn và nghiệp vụ đối với các địa phương (Sở TNMT và các Chi cục biển, đảo). Để giúp Tổng cục triển khai thực hiện QLTHVB là các đơn vị thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước và đơn vị tư vấn chuyên môn kỹ thuật trực thuộc tổng cục như đã nói trên.
Mạng lưới các cơ quan liên quan trong và ngoài Bộ TNMT tham gia ở các góc độ khác nhau, như: Tổng cục Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, Cục Quản lý tài nguyên nước, Cục Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, Trung tâm Viễn thám quốc gia, Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Lâm nghiệp, Ủy ban Biên giới quốc gia, Tổng cục Du lịch, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên Phòng, Cảnh sát biển, Ban Chỉ đạo Biển và Hải đảo quốc gia và tỉnh ở một số địa phương,…
Tất cả các cơ quan, ban, ngành liên quan trên đều có chức năng và nhiệm vụ giải quyết các vấn đề ở vùng bờ biển trong phạm vi thẩm quyền của mình. Tuy nhiên, trong thực tế, các cơ quan, ban, ngành này mới chỉ tập trung vào nhiệm vụ phát triển sản xuất và bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia, chức năng nhiệm vụ “quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo và vùng ven biển” chưa được cụ thể hóa; các vấn đề liên quan đến QLTHVB còn bị xem nhẹ hoặc chưa thực hiện. Vì thế, cần một thiết chế và cơ chế điều phối mới để bảo đảm QLTHVB được thực thi hiệu quả, để điều chỉnh và kết nối các hành động phát triển của các cơ quan, ban, ngành nói trên.
Hiện nay, các vấn đề QLVB và QLTHVB vịnh Hạ Long được thực hiện ở cấp tỉnh với cơ chế giải quyết thông qua Sở TN&MT với tư cách là cơ quan chủ quản đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về biển, vùng bờ biển và hải đảo.
Trực tiếp giúp Sở về mặt nghiệp vụ là Chi cục Biển và Hải đảo và phối hợp trực tiếp là Chi cục BVMT thuộc Sở TN&MT. Mối liên hệ này đến nay vẫn chưa rõ trong khung thể chế quốc gia, nhưng theo cấu trúc quan hệ ngành dọc, Bộ TN&MT sẽ chỉ đạo Sở TN&MT và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam hỗ trợ các Chi cục ở địa phương thông qua Sở TN&MT trong giải quyết các vấn đề QLVB và QLTHVB thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước về chuyên môn được giao.
UBND tỉnh với tư vấn của các sở, ban ngành liên quan tại địa phương sẽ chỉ đạo Sở TN&MT giải quyết các vấn đề QLVB cụ thể phát sinh trong quá trình quy hoạch, phát triển và quản lý theo ngành ở địa phương. Tức là, để giải quyết các vấn đề về QLVB, Sở TN&MT tỉnh sẽ nằm dưới sự chỉ đạo từ hai phía là Bộ TN&MT về giác độ chuyên môn, nghiệp vụ và UBND tỉnh về hành chính và tất cả vấn đề liên quan trong thẩm quyền. Tuy nhiên, cũng như cấp trung ương, trong quá trình giải quyết các vấn đề ở vùng bờ, Sở TN&MT cần phải liên kết và phối hợp hiệu quả với các cơ quan, ban, ngành khác của địa phương, và thiết chế như vậy đến nay vẫn thiếu không chỉ ở Quảng Ninh mà trong cả nước nói chung.