Các quy chế quản lý của địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phân tích cơ chế chính sách liên quan tới quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh Hạ Long, Quảng Ninh (Trang 71 - 74)

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Ninh sẽ có không gian phát triển kinh tế theo hướng "Một tâm - hai tuyến - đa chiều - hai mũi đột phá”. Định hướng này đảm bảo tính liên kết vùng để tận dụng những thế mạnh của từng huyện trên địa bàn tỉnh, cũng như thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh trong “Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Châu thổ sông Hồng” và vị trí chiến lược cho hợp tác kinh tế quốc tế.

Theo định hướng, Hạ Long sẽ là trung tâm phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Thành phố Hạ Long là thủ phủ, đồng thời là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa và kinh tế của tỉnh. Đây là lõi của chuỗi đô thị dọc theo quốc lộ 18

với các đô thị vệ tinh là Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Cẩm Phả và Móng Cái (Hình 3.9).

Hình3.9: Quy hoạch không gian khu vực vịnh Hạ Long

“Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020, tầm nhìn 2030”[16].

Tỉnh Quảng Ninh cũng xây dựng Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 và Quy hoạch bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Như vậy, theo định hướng chính sách cả cấp quốc gia lẫn cấp tỉnh, công tác quản lý vùng bờ và biển của vịnh Hạ Long cần thiết phải bám sát các quy hoạch này.

Bên cạnh đó, các quy chế cụ thể sau của trong tỉnh Quảng Ninh có liên quan đến việc quản lý vùng bờ vịnh Hạ Long, bao gồm:

a) Quy chế quản lý vịnh Hạ Long:Quy chế này được ban hành theo Quyết

định số 2522/QĐ/UB ngày 4/11/1995 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Nội dung của Quy chế bao gồm:

- Nhu cầu thành lập 1 cơ quan quản lý Vịnh có chức năng, nhiệm vụ cụ thể để tổ chức triển khai hoạt động quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long.

- Quy định phạm vi bảo vệ Di sản vịnh Hạ Long và các hành động bị nghiêm cấm.

Tuyến phía Đông: Xuất phát từ Hạ Long qua Móng Cái và hướng về Đông

Bắc Á, Trung Quốc; kết nối khu vực ở cấp quốc tế Diện tích (56%), Dân số (41%), GDP (38%), Tỷ trọng

dịch vụ và kinh tế biển gần 50%

Tuyến phía Tây: Xuất phát từ TP. Hạ Long qua

Đông Triều và hướng về Đồng bằng sông Hồng, thủ đô Hà Nội; liên kết vùng ở cấp quốc gia. Diện tích (40%), Dân số (40%), GDP (31%), Tỷ trọng công nghiệp 30%

Không gian phát triển kinh tế

“Một tâm – Hai Tuyến – Đa chiều – Hai mũi đột phá” liên kết vùng ở cấp quốc gia, kết nối khu vực ở cấp quốc tế

Tâm Hạ Long Diện tích (4,5%), Dân số (19%), GDP (31%), tỷ trọng dịch vụ 53,6%

- Quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc bảo tồn, tuyên truyền và khai thác, sử dụng Di sản vịnh Hạ Long.

b) Quy chế quản lý khu vực bãi tắm tại Bãi Cháy, Tp. Hạ Long:Nội dung

Quy chế này được ban hành theo Quyết định 2532/QĐ/UB ngày 1/10/1996 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Quy chế tạm thời về quản lý, khai thác, sử dụng bãi tắm du lịch trên địa bàn tỉnh. Quyết định này thay thế cho Quyết định 2829/QĐ/UB ngày 13/12/1995 của UBDN tỉnh.

c) Tiêu chuẩn tàu chở khách thăm quan vịnh Hạ Long: được quy định trong

Quyết định số 1340/QĐ/UB ngày 15/6/1999 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc "Ban hành quy định tạm thời tiêu chuẩn tàu chở khách tham quan vịnh Hạ Long" với mục đích nhằm đảm bảo an toàn, thẩm mỹ, văn minh du lịch, bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan Di sản Thế giới. Nội dung Quyết định nêu rõ: các đối tượng chịu sự điều chỉnh là các họat động đóng mới, hoán cải, phát triển và sử dụng tàu chở khách tham quan vịnh Hạ Long.

d) Trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải trên vịnh Hạ Long:được quy định

trong Quyết định số 2055/QĐ/UB ngày 6/8/1998 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành, cá nhân trong phạm vi vịnh Hạ Long đã được quy định rõ cho các cơ quan, ban ngành liên quan. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong vấn đề thu gom, xử lý chất thải chưa được cao.

g) Quy chế phối hợp giữa Đội Thanh tra giao thông lưu động và Đội Kiểm tra của BQL vịnh Hạ Long: Quy chế này ban hành năm 2001 với các quy định về

việc phối hợp giữa Đội Thanh tra Giao thông Lưu động và Đội Kiểm tra của BQL vịnh Hạ Long trong việc kiểm tra, ngăn ngừa và xử lý các phương tiện hoạt động chở khách vi phạm về trật tự an toàn giao thông và những dấu hiệu vi phạm gây mất trật tự an toàn giao thông, hành vi xâm phạm đến giá trị di sản.

e) Quy chế số 01 QC/PH ngày 17/10/2002: Đây là quy chế phối hợp liên

ngành giữa BQL vịnh Hạ Long, Công an Tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở VH-TT- DL, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT và Chi cục Kiểm lâm về bảo vệ Di sản Thiên

nhiên Thế giới vịnh Hạ Long. Việc phối hợp giữa các ban ngành trong công tác quản lý Vịnh dựa theo các nội dung quy định trong quy chế. Tùy theo đặc điểm, tính chất, mục đích, yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của từng ngành để có biện pháp, hình thức và nội dung thích hợp nhằm phối hợp thực hiện quy chế.

h) Chương trình phối hợp số 01/CTPH giữa BQL vịnh Hạ Long - UBND Thành phố Hạ Long

Chương trình được xây dựng năm 2002, đề cập đến sự phối hợp giữa BQL vịnh Hạ Long và UBND thành phố Hạ Long trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản vịnh Hạ Long. Nội dung cụ thể bao gồm sự phối hợp trong các hoạt động: tuyên truyền giáo dục cộng đồng; kiểm tra, xử lý những hành vi xâm hại Di sản; quản lý môi trường và phối hợp để phòng chống thiên tai, tai nạn; và giải quyết hậu quả sự cố do thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra trên Vịnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phân tích cơ chế chính sách liên quan tới quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh Hạ Long, Quảng Ninh (Trang 71 - 74)